Xu Hướng 5/2024 # Giải Đáp Câu Hỏi: Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Cuối Sống Được Bao Lâu? # Top 4 Yêu Thích

1. Trả lời câu hỏi: Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Ung thư dạ dày là loại phổ biến nhất trong số các loại bệnh ung thư tại đường tiêu hoá và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu mỗi năm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư dạ dày gây ra 783.000 cái chết trên toàn thế giới vào năm 2024. Tại Việt nam, theo nghiên cứu tỉ lệ mắc bệnh này ở nam giới là 19,3/100.000 người và ở nữ là 9,1/100.000 người.

Cũng giống như các loại ung thư khác, ung thư dạ dày nếu phát hiện càng sớm và điều trị đúng thì tiên lượng sống càng cao. Bệnh diễn tiến qua 5 giai đoạn:

Giai đoạn 0: tế bào ung thư mới xuất hiện ở niêm mạc bên trong của dạ dày.

Giai đoạn I: tế bào ung thư bắt đầu lan sang lớp cơ khác và nhỏ hơn 6 hạch bạch huyết lân cận.

Giai đoạn II: tế bào ung thư đã xâm lấn lớp dưới niêm mạc và có thể di căn tới thành dạ dày.

Giai đoạn III: tế bào ung thư lan đến nhiều lớp cơ xa hơn, di căn nhiều hạch bạch huyết hơn (7 – 15 hạch).

Giai đoạn IV: tế bào ung thư đã lan sang hơn 15 hạch bạch huyết, hoặc đã lan tới các cơ quan xa. Đây chính là giai đoạn cuối của ung thư dạ dày.

Tiên lượng sống của bệnh nhân giai đoạn sớm (0 và I) là hơn 90% sau 5 năm, giai đoạn 2 là 70%, giai đoạn 3 là 30-50%. Không khó để nhận ra tỉ lệ này giảm mạnh qua các giai đoạn. Vậy người bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Giai đoạn cuối, các tế bào ung thư đã di căn tới một hoặc nhiều cơ quan khác như hạch bạch huyết, phổi, gan, thận,… thì tiên lượng sống của bệnh nhân chỉ còn 1-3 năm, tỉ lệ nhỏ kéo dài được 4-5 năm. Theo SEER (Surveillance, Epidemiology and End Results Program), tỉ lệ sống sau 5 năm của giai đoạn này là 5.3%, số liệu nghiên cứu từ năm 2008-2024.

Tuy nhiên, những thống kê này được tổng hợp dựa trên những bệnh nhân được chẩn đoán từ nhiều năm trước. Phương pháp điều trị ung thư luôn thay đổi nhanh chóng, các phương pháp điều trị mới nhất và tác dụng kéo dài thời gian sống chưa được phản ánh đầy đủ trong những con số trước đó. Do vậy, nếu người bệnh duy trì được thái độ lạc quan, chiến đấu với bệnh cùng khát vọng sống cao, điều trị tích cực thì cũng có thể xảy ra những kì tích, đạt được mức sống 4-5 năm hoặc lâu hơn.

Như vậy, các yếu tố chủ chốt để kéo dài thời gian sống đối với bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối là: nhận ra dấu hiệu bệnh theo giai đoạn để khám sớm nhất có thể, tuân thủ điều trị, đáp ứng tốt với phương pháp trị liệu và tâm lý lạc quan của người bệnh trong những giai đoạn này.

2. Các dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Ở những giai đoạn sớm, ung thư dạ dày thường rất khó để phát hiện do biểu hiện mờ nhạt hoặc tương tự các bệnh lý tiêu hóa thông thường như đau dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng,… Ở giai đoạn cuối, do sự di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể nên các biểu hiện bệnh đã rất rõ ràng.

Các dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường gặp:

Vùng bụng xuất hiện nhiều khối u: Các khối u rắn và to nổi lên ở vùng bụng, người bệnh dùng tay sờ hoặc ấn là có thể tự cảm nhận được. Các hình ảnh khối u này sẽ hiện lên rất rõ ràng khi khám siêu âm hoặc nội soi.

Mất ngủ, thiếu máu, sụt cân: Giai đoạn này người bệnh thường có cảm giác nóng rát, trào ngược dạ dày nhiều hơn, ăn không ngon, chán ăn dẫn đến sụt cân, thiếu máu và không ngủ được ngon giấc.Tình trạng này kéo dài sẽ làm bệnh nhân mệt mỏi, suy kiệt.

Đau bụng dữ dội: Cảm giác đau bụng nhẹ có thể xuất hiện từ những giai đoạn sớm. Điểm khác biệt là ở giai đoạn cuối người bệnh sẽ đau bụng dữ dội, không đau âm ỉ nữa mà đau thường xuyên. Thậm chí các cơn đau bụng này không đáp ứng khi sử dụng thuốc giảm đau thông thường.

Buồn nôn và nôn ra máu: Tình trạng xuất huyết dạ dày, cộng thêm khối u chèn ép dẫn tới việc thức ăn bị đẩy ngược lên qua tâm vị gây nôn, có khi là nôn ra máu.

Những dấu hiệu nêu trên thường thấy ở ung thư dạ dày giai đoạn cuối, không loại trừ có nhiều dấu hiệu khác tùy trường hợp. Nếu có bất kì triệu chứng bất thường nào trên cơ thể nói chung và trên hệ tiêu hóa nói riêng, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có điều trị được không?

Mục tiêu điều trị ung thư trong mỗi giai đoạn là khác nhau, với ung thư dạ dày giai đoạn cuối, mục tiêu trong việc điều trị là giảm nhẹ, kéo dài thời gian sống và tăng cường chất lượng sống cho người bệnh.

Các biện pháp điều trị chính:

– Liệu pháp toàn thân: như hóa trị liệu có tác dụng ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư trên khắp cơ thể.

– Liệu pháp tại chỗ: như phẫu thuật hoặc xạ trị, có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư tại dạ dày.

3.1. Phẫu thuật:

Đây là phương pháp loại bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày chứa khối u và một số mô, hạch lân cận giúp giảm chảy máu và đau.

Nếu các khối u ở phần dưới của dạ dày đang ngăn cản quá trình thức ăn di chuyển xuống ruột non, phẫu thuật cắt dạ dày có thể là một lựa chọn tối ưu. Trong trường hợp này, đoạn đầu ruột non được gắn vào phần trên của dạ dày, phần có khối u được cắt bỏ, thức ăn có thể lưu thông lại bình thường.

Trường hợp người bệnh khó ăn uống, mổ thông dạ dày qua da bằng phương pháp nội soi (PEG) được thực hiện để đưa ống thông vào dạ dày, cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân.

3.2. Xạ trị:

Xạ trị là phương pháp sử dụng chùm tia X năng lượng cao hoặc các hạt phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này thường được sử dụng kết hợp. Ví dụ: xạ trị trước phẫu thuật sẽ có tác dụng thu nhỏ kích thước khối u, tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật; trường hợp xạ trị sau phẫu thuật sẽ có tác dụng dọn dẹp các tế bào ung thư còn sót lại.

Xạ trị thường không được sử dụng điều trị ung thư dạ dày giai đoạn sớm do nguy cơ ảnh hưởng các cơ quan lân cận. Tuy nhiên ở giai đoạn cuối, khi người bệnh chảy máu hoặc đau dữ dội thì đây lại là một lựa chọn hợp lý. Quá trình trị liệu được chia thành nhiều đợt, mỗi đợt nhiều ngày tùy theo chỉ định của bác sĩ.

3.3. Hóa trị:

Hóa trị là một phương pháp điều trị chuyên khoa sử dụng các loại thuốc để ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển nhanh chóng khỏi sự phân chia và nhân lên. Những loại thuốc này được gọi là thuốc gây độc tế bào. Đó là một điều trị chính cho bệnh ung thư dạ dày đã lan đến các vị trí xa trong cơ thể.

Thuốc hóa trị đi khắp cơ thể và tấn công các tế bào ung thư tại dạ dày và bất kỳ khu vực nào khác đã di căn. Hóa trị cũng được sử dụng để thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại sau phẫu thuật.

Ngoài các phương pháp truyền thống trên, thuốc hướng đích và liệu pháp miễn dịch cũng đã và đang được áp dụng để điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối và cho những kết quả nhất định.

Bên cạnh đó, đối với ung thư giai đoạn muộn, việc chăm sóc giảm nhẹ để giảm tác dụng phụ của các phương pháp điều trị trên, giảm đau cho bệnh nhân cũng là ưu tiên hàng đầu của các bác sĩ.

4. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối cần làm gì?

Như đã nói ở trên, ung thư dạ dày cũng như bất kì loại ung thư nào khác ở giai đoạn cuối thì mục tiêu điều trị chính là kéo dài thời gian sống và tăng cường chất lượng sống cho người bệnh, việc đạt tới ung thư chữa khỏi ở giai đoạn này là gần như không thể. Vì vậy, để người bệnh có một cuộc sống dễ chịu và thoải mái hơn, cần có chế độ chăm sóc đặc biệt:

4.1. Tăng cường sức khỏe thể chất cho người bệnh:

Dùng thuốc chữa triệu chứng: các thuốc giảm đau và giảm các triệu chứng khó chịu khác, chẳng hạn như khó thở, táo bón, buồn nôn,…

Chế độ ăn cần đa dạng để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bệnh nhân. Ưu tiên thức ăn dễ tiêu hóa, mềm, loãng, dễ nuốt. Ở giai đoạn này tuyệt đối bệnh nhân không nên dùng các chất kích thích như rượu bia, cafe, thuốc lá, các thức ăn kích thích dạ dày,… vì chúng sẽ làm cho sức khỏe của người bệnh nhanh chóng chuyển biến xấu thêm. Ăn thành nhiều bữa nhỏ. Trường hợp người bệnh không tự ăn uống được cần truyền dinh dưỡng trực tiếp.

Bệnh nhân cần có môi trường yên tĩnh để nghỉ ngơi, vận động phù hợp với tình trạng sức khỏe. Những trường hợp không đi lại được thì cần thay đổi tư thế sau 1-2 tiếng.

Sức khỏe thể chất của bệnh nhân có thể được tăng cường bằng những cách như sau:

4.2. Tăng cường sức khỏe tinh thần cho người bệnh:

Người bệnh nào cũng thường sợ hãi, suy sụp khi biết mình bị ung thư, hơn nữa đây lại là ung thư giai đoạn cuối. Vì trạng thái tinh thần quyết định rất lớn với sức khỏe tổng thể, do đó sự sợ hãi, lo lắng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh tình trầm trọng hơn. Cần bên cạnh chia sẻ nỗi đau cả về thể chất và tinh thần, động viên khuyến khích để bệnh nhân có thể lạc quan hơn. Nghị lực sống của người bệnh lúc này mới là yếu tố quyết định chứ hầu như không phụ thuộc nhiều vào các phương pháp điều trị như các giai đoạn trước nữa. Và nghị lực sống này có hay không, nhiều hay ít lại phụ thuộc chủ yếu vào người thân bên cạnh.