Đề Xuất 5/2024 # Ung Thư Máu Là Gì? Phiên Bản Dành Cho Bệnh Nhân # Top 3 Yêu Thích

Ung thư máu là gì? Phiên bản dành cho bệnh nhân

Các loại tế bào máu

Máu có ba loại tế bào là tế bào bạch cầu giúp chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…, tế bào hồng cầu giúp vận chuyển oxygen đến các tế bào khác trong cơ thể, tiểu cầu giúp cầm máu khi mạch máu bị tổn thương. Mỗi ngày có hàng triệu tế bào máu bị chết và tương ứng với số tế bào chết đi sẽ có hàng triệu tế bào máu mới được tạo ra trong tủy xương (xương sườn, xương chậu…).

Có hai dòng tế bào bạch cầu chính trong cơ thể là các tế bào bạch cầu dòng lympho và các tế bào bạch cầu dòng tủy. Leukemia có thể xảy ra ở dòng lympho hoặc dòng tủy.

Khi mắc leukemia, các tế bào bạch cầu được sản xuất ra với số lượng rất lớn nhưng không có chức năng chống lại các tác nhân gây bệnh như các tế bào bạch cầu bình thường, vì thế, tuy nhiều bạch cầu nhưng bệnh nhân rất dễ bị nhiễm trùng. Đồng thời do tủy xương sản xuất ra quá nhiều tế bào bạch cầu, nên dẫn đến việc giảm sản xuất dòng tế bào hồng cầu và tiểu cầu, từ đó dẫn đến việc bệnh nhân hay bị thiếu máu và dễ xuất huyết (bầm tím, chảy máu khó cầm…)

Các loại leukemia

Leukemia thường được phân chia dựa vào hai cách:

Dựa vào tốc độ tiến triển và mức ác tính của leukemia người ta phân leukemia thành hai dạng là cấp tính và mạn tính.

Leukemia cấp có đặc điểm là sự tăng nhanh chóng số lượng tế bào máu chưa trưởng thành và suy giảm số lượng tế bào máu trưởng thành,  vì vậy không đủ các tế bào máu bình thường để đảm bảo chức năng của các tế bào máu. Leukemia cấp cần được phát hiện và điều trị nhanh chóng để tránh các tế bào ác tính theo dòng máu di căn đến các cơ quan khác. Leukemia cấp là dạng leukemia thường gặp ở trẻ em.

Leukemia mạn có đặc điểm là sự gia tăng số lượng tế bào máu chưa trưởng thành nhưng giai đoạn đầu của bệnh số lượng tế bào máu trưởng thành vẫn đủ để đảm bảo chức năng. Quá trình gia tăng sản xuất và tích lũy các tế bào máu không có chức năng xảy ra chậm có thể kéo dài nhiều tháng đến nhiều năm. Nên bệnh nhân leukemia mạn có nhiều thời gian hơn để lựa chọn cách điều trị phù hợp nhất. Leukemia mạn thường gặp ở những người lớn tuổi hơn trẻ em. 

    Dựa vào dòng tế bào, người ta chia leukemia thành leukemia dòng tủy hoặc leukemia dòng lympho.

    Leukemia dòng lympho xảy ra ở dòng tế bào tạo máu trong tủy xương biệt hóa thành các tế bào lympho, gồm có lympho T có chức năng trong miễn dịch trung gian tế bào và lympho B có chức năng sản xuất kháng thể.

    Leukemia dòng tủy xảy ra ở dòng tế bào tạo máu trong tủy xương biệt hóa thành các tế bào hồng cầu, tiểu cầu và các loại tế bào bạch cầu khác như neutrophil, basephil, monocyte.

    Dựa vào hai cách phân loại trên ta có bốn loại bệnh leukemia chính theo bảng sau:

    Bốn loại leukemia chính

    Loại tế bào

    Cấp

    Mạn

    Dòng tủy

    Leukemia dòng tủy cấp

    Leukemia dòng tủy mạn

    Dòng lympho

    Leukemia dòng lympho cấp

    Leukemia dòng lympho mạn

    Ngoài ra còn 1 số loại Leukemia khác.

    Nguyên nhân và cách phòng ngừa

    Nguyên nhân gây nên leukemia phần lớn không biết được, các loại leukemia khác nhau có thể do các nguyên nhân khác nhau. Leukemia cũng giống như các dạng ung thư khác, là kết quả của các đột biến trên DNA. Một số đột biến có thể gây leukemia bằng cách hoạt hóa các gene sinh ung thư hoặc bất hoạt các gene ức chế khối u, dẫn đến làm rối loạn quá trình điều hòa phân chia, biệt hóa và chết của tế bào. Các đột biến này có thể xuất hiện đồng thời hoặc được tích lũy theo thời gian do cơ thể bạn tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố nguy cơ gây ung thư.

    Nam giới

    Hút thuốc lá

    Trước đây đã điều trị một loại ung thư nào đó bằng hóa trị, xạ trị.

    Tiếp xúc với phóng xạ hoặc một số chất hóa họcchứa benzene

    Nhiễm virus human T-lymphotropic (HTLV-1) gây leukemia tế bào lympho T ở người trưởng thành.

    Có người thân (cha mẹ, anh chị em) bị leukemia.

    Có đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể Philadelphia.

    Hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây leukemia, Vì vậy, cách phòng ngừa hiện nay là tránh xa và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư, ví dụ không hút thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với các hợp chất chứa benzene như xăng dầu, tránh tiếp xúc với các chất phóng xạ, tia phóng xạ, ăn uống khoa học và thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. Bên cạnh đó cần phải thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhất.

    Triệu chứng phổ biến

    Nhiều loại leukemia không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn sớm của bệnh, nhưng đến khi tủy xương không còn sản xuất đủ các tế bào máu, người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng, phổ biến nhất là:

    Dễ bị nhiễm trùng ví dụ như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm da…

    Dễ bị bầm tím, có các đốm đỏ ở da do xuất huyết dưới da hoặc dễ bị chảy máu ví dụ chảy máu ở nướu, chảy máu mũi, hoặc xuất hiện máu trong phân, đi tiểu ra máu.

    Sưng hạch bạch huyết, dễ thấy nhất là sưng các hạch bạch huyết ở cổ, nách hay háng.

    Đau xương, các cơn đau có thể xuất hiện tùy theo mức độ của bệnh và thường xuất hiện ở các khớp xương chân, đầu gối, canh tay, lưng.

    Các phương pháp xét nghiệm giúp phát hiện và chẩn đoán leukemia

    Tổng phân tích tế bào máu (Đếm tế bào máu): Máu bệnh nhân sẽ được lấy để phân tích các chỉ số quan trọng như:

    Số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

    Tỷ lệ các loại bạch cầu.

    Số lượng hemoglobin (chất vận chuyển oxygen nằm trong hồng cầu).

    Tỉ lệ phần trăm giữa hồng cầu và huyết tương (phần máu không chứa tế bào).

    Hình 1: Tổng phân tích tế bào máu

      Trải máu trên phiến kính (phương pháp trải máu ngoại vi lên lame): Xét nghiệm này giúp xác định các loại tế bào máu bất thường trong máu lấy từ tĩnh mạch của bệnh nhân. Bệnh nhân leukemia sẽ có nhiều tế

      bào bạch cầu chưa

      trưởng thành trong máu lấy từ tĩnh mạch.

      Sinh thiết

      tủy

      xương: Tủy xương bao gồm một phần dịch lỏng và một phần mô đặc hơn. Khi sinh thiết tủy xương, bác sĩ sẽ dùng kim để lấy mẫu từ phần mô đặc. Còn khi chọc hút tủy xương, bác sĩ sẽ dùng kim để lấy mẫu từ phần dịch lỏng. Vị trí xương được sinh thiết thường là xương chậu hoặc xương ức. Sinh thiết và chọc hút tủy xương có thể cho biết tủy xương có khỏe mạnh và sản sinh đủ số lượng tế bào máu bình thường hay không. Bác sĩ có thể sử dụng các thủ thuật này để chẩn đoán và theo dõi

      trong quá trình điều trị leukemia.

      Hình 2: Sinh thiết tủy xương

        Xét nghiệm di truyền tế bào: Xét nghiệm này giúp xác định có hay không các bất thường trên nhiễm sắc thể của bệnh nhân.

        Xét nghiệm miễn dịch: Xét nghiệm miễn dịch sử dụng kháng thể để tìm các kháng nguyên của tế bào ung thư, từ đó đưa các phương pháp điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.

        Xét nghiệm RT-PCR (

        Reverse transcription–polymerase chain reaction

        ): Xét nghiệm giúp xác định đột biến của các gene lên quan đến leukemia, từ đó đưa các phương pháp điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.

        Điều trị leukemia

        Để chọn lựa phương pháp điều trị hiệu quả leukemia bác sĩ cần xác định chính xác loại leukemia bệnh nhân đang mắc cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân cùng một số thông tin khác. Các phương pháp phổ biến để điều trị leukemia hiện này là hóa trị, xạ trị, hóa trị kết hợp với cấy ghép tủy xương (ghép tế bào gốc tạo máu).

        Hóa trị là một phương pháp điều trị ung thư sử dụng thuốc để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, bằng cách tiêu diệt các tế bào ung thư đang tồn tại hoặc bằng cách ngăn chặn các tế bào ung thư phân chia. Hóa trị có thể được thực hiện bằng cách cho bệnh nhân uống hoặc tiêm thuốc vào tĩnh mạch, khi đó thuốc sẽ xâm nhập vào máu và có thể đến các tế bào ung thư trên toàn cơ thể (hóa trị toàn thân). Hóa trị cũng có thể được thực hiện bằng cách đưa thuốc trực tiếp vào dịch não tủy, vào cơ quan hoặc khoang cơ thể như bụng, khi đó thuốc sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến các tế bào ung thư tại khu vực đó (hóa trị khu vực). Hóa trị nội sọ có thể được sử dụng để điều trị leukemia ở người trưởng thành đã di căn đến não và tủy sống. Hóa trị kết hợp là điều trị bằng cách sử dụng nhiều hơn một loại thuốc chống ung thư. Việc lựa chọn cách hóa trị tùy thuộc vào loại leukemia cũng như liệu các tế bào ung thư bạch có di căn lên não và tủy sống hay chưa.

        Xạ trị: Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư sử dụng tia X chứa năng lượng cao hoặc các loại phóng xạ khác để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc giữ cho chúng không phát triển. Có hai loại xạ trị:

        Xạ

        trị chùm tia

        ngoài – sử dụng một máy bên ngoài cơ thể để chiếu tia xạ vào khu vực có tế bào ung thư.

        Xạ trị bên trong – sử dụng chất phóng xạ được bao bọc lại và đặt trực tiếp vào khu vực có tế bào ung thư.

        Việc lựa chọn cách hóa trị cũng tùy thuộc vào loại leukemia, cũng như liệu các tế bào ung thư đã di căn lên não và tủy sống hay chưa và các yếu tố khác bao gồm tuổi tác, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân…

          Hóa trị kết hợp ghép tế bào gốc tạo máu: Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được tiến hành hóa trị để tiêu diệt các tế bào ung thư và tiêu diệt luôn các tế bào gốc tạo máu. Sau đó bệnh nhân sẽ được ghép tế bào gốc tạo máu để thay thế các tế bào gốc tạo máu đã bị tiêu diệt cùng với tế bào ung thư khi xạ trị. Tế bào gốc tạo máu (tế bào máu chưa trưởng thành) được lấy ra khỏi máu hoặc tủy xương của bệnh nhân hoặc người hiến và được đông lạnh và lưu trữ. Sau khi bệnh nhân hoàn thành hóa trị, các tế bào gốc được lưu trữ sẽ được rã đông và đưa lại vào cơ thể bệnh nhân. Những tế bào gốc này sẽ phát triển thành và giúp tái tạo các tế

          bào máu khỏe mạnh

          cho cơ thể.

          ThS. BS Phan Thị Xuân Huế

          Ths Ngô Văn Phương

          Cố vấn khoa học: Ths. chúng tôi Lê Bá Hứa

          Tài liệu Tham Khảo

          https://en.wikipedia.org/wiki/Leukemia

          https://www.cancer.gov/types/leukemia/patient/adult-aml-treatment-pdq

          https://www.webmd.com/cancer/lymphoma/understanding-leukemia-basics#2

          http://ungthu.org/PDFs/Leukemia.pdf

          https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/vai-tro-cua-xet-nghiem-te-bao-di-truyen/

          https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15787262

          https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1907335/

          https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/te-bao-goc-cong-nghe-gen/tim-hieu-ghep-tuy-ghep-te-bao-goc-chua-ung-thu-mau/

          https://www.cancer.net/cancer-types/leukemia-acute-myeloid-aml/treatment-options