Xem Nhiều 5/2024 # 3 Phương Pháp Giảm Đau Cho Bệnh Nhân Ung Thư Giai Đoạn Cuối # Top 0 Yêu Thích

Khi bước vào giai đoạn cuối, khối u ung thư phình to, chèn ép, ăn lan vào xương, thần kinh, mô mềm và các tạng. Từ đó gây ra nhiều đau đớn cho bệnh nhân. Cơn đau sẽ tăng dần lên khi có hiện tượng viêm loét xung quanh khối u.

Ngoài ra, đau còn xuất hiện sau khi điều trị phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Ví dụ, đau sau mổ lồng ngực để cắt phổi trong điều trị ung thư phổi. Đau do viêm cơ sau xạ trị. Đau do viêm các rễ thần kinh sau hóa trị.

Những biểu hiện của đau đớn ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối do rất nhiều nguyên nhân:

– Đau có thể do các cơ quan nội tạng.

– Do cảm giác tự thân.

– Đau có nguồn gốc thần kinh.

– Đau do tâm lý của người bệnh.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cơn đau có thể là:

– Suy sụp về tinh thần, tâm lý sợ chết, cảm giác tự ti, mặc cảm…

– Cơ thể yếu dần.

– Sợ bệnh viện.

– Lo lắng về gia đình, công việc.

Do đó, khi điều trị ung thư cần phải quan tâm tới tất cả các yếu tố trên.

Giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối bằng cách nào?

💡 1. Giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối bằng điều trị hóa chất và nội tiết:

Phương pháp này có hiệu quả rõ rệt trong việc giảm kích thước khối u. Giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Đặc biệt là bệnh nhân ung thư máu. Thời gian giảm đau đạt được sau điều trị dao động từ 3 – 14 ngày.

💡 2. Giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối bằng xạ trị:

Xạ trị là phương pháp giảm đau có hiệu quả đối với những khối u ở các vị trí hiểm hóc như u trung thất, u xương…Hiệu quả của phương pháp giảm đau này (một phần hoặc toàn phần) có thể thấy được trên 80% bệnh nhân.

Càng được điều trị sớm, hiệu quả giảm đau càng cao. Tuy nhiên, hiện nay các bệnh viện có khả năng trang bị máy xạ trị tiên tiến còn rất hạn chế. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho bệnh nhân ung thư. Khi thời gian chờ đợi có thể lên tới vài tháng, mạng sống của người bệnh chỉ còn tính bằng tháng bằng ngày.

💡 3. Giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối bằng các thuốc giảm đau:

Hiện nay, có nhiều loại thuốc và nhóm thuốc được đưa vào sử dụng để giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Loại thuốc và liều dùng sẽ được chọn tùy vào mức độ đau của bệnh nhân.

Đầu tiên là các loại thuốc dùng bằng đường uống. Thuốc cần được uống đúng giờ và đều đặn. Không phải chỉ khi nào đau mới uống. Các loại thuốc này đều có tác dụng phụ rất ít và có thể tránh được.

Các nhóm thuốc giảm đau chính:

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có 3 bậc thang giảm đau như sau:

Bậc 1: Những cơn đau nhẹ. Các bác sĩ thường dùng các thuốc chống viêm giảm đau dạng không steroid: paracetamol, ibuprofen…

Bậc 2: Thuốc giảm đau trung ương yếu. Các loại thuốc này được sử dụng khi những thuốc ở bậc 1 không còn tác dụng.

Bậc 3: Thuốc giảm đau trung ương mạnh, bao gồm morphin hoặc các dẫn xuất.

Các khái niệm này được đưa ra để khuyến khích việc sử dụng thuốc giảm đau một cách thích hợp tại các quốc gia ít sử dụng các loại thuốc này.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối có thể gặp một số tác dụng phụ. Vì vậy, bệnh nhân cần được theo dõi sát sao để có biện pháp khắc phục điều trị kịp thời.

Thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối gây ra những tác dụng phụ gì?

– Nhóm thuốc chống viêm dạng không steroid (ibuprofen, aspirin, naproxen, paracetamol):

Có thể gây nôn ói, tổn thương và chảy máu đường tiêu hóa. Đặc biệt là ibuprofen, aspirin. Paracetamol có thể gây hại gan. Nhất là đối với những bệnh nhân uống rượu hoặc bia.

– Nhóm thuốc kháng COX-2:

Được dùng để trị bệnh viêm khớp. Nhưng chưa được nghiên cứu và chứng minh là có tác dụng trong điều trị đau ở bệnh nhân ung thư.

– Các dẫn chất morphin:

Được dùng rất nhiều để giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Hiện nay, các chất này thường được kết hợp với paracetamol (percocet) hoặc aspirin (percodan). Việc sử dụng morphin để giảm đau gây ra rất nhiều tác dụng phụ. Trong đó có thể kể đến các triệu chứng như táo bón, nôn nao, ói mửa, mệt lừ đừ…

Mặc dù đang sử dụng các loại thuốc giảm đau, bệnh nhân vẫn có thể trải qua những cơn đau đột biến. Những cơn đau này thường dữ dội. Chúng thường xuất hiện nhanh, bất ngờ và kéo dài từ vài phút đến vài giờ (trung bình khoảng 30 phút).

Lúc này, các bác sĩ thường chỉ định dùng morphin để giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Morphin có thể được dùng qua đường uống, tiêm thuốc, đặt dưới lưỡi, thụt hậu môn hoặc ngậm ở miệng mà không nuốt. Nếu liều thứ nhất chưa hiệu quả, bệnh nhân có thể dùng liều thứ hai.

Ngoài ra, những biện pháp giảm đau khác như liệu pháp tâm lý, thôi miên, tưởng tượng và đánh lạc hướng cũng có thể được áp dụng để giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.