Đề Xuất 5/2024 # Tổng Quan Về Mụn: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị # Top 2 Yêu Thích

MỤN LÀ GÌ?

Mụn là một loại bệnh da liễu, phát sinh từ sự rối loạn chức năng của các hormone và tuyến nhờn dưới da (tuyến bã nhờn và các nang lông), từ đó hình thành nên những tổn thương trên da và biểu hiện bằng một khối u nhỏ trên bề mặt da, có thể làm đau, đỏ hay sưng.

Mụn có thể hình thành ở bất cứ đâu trên làn da của chúng ta, đặc biệt chúng thường xuất hiện trên mặt, cổ, lưng, ngực và vai. Tùy theo bệnh lý, có thể có các loại mụn như: mụn trứng cá, mụn mủ, mụn nước, mụn cóc,… Mụn trứng cá nặng nếu không biết cách điều trị, chăm sóc da hợp lý có thể dẫn đến sẹo vĩnh viễn, vì vậy trong bài viết này O2 Pedia sẽ cung cấp cho độc giả tất cả các kiến thức cần biết về mụn trứng cá.

NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ HÌNH THÀNH MỤN TRỨNG CÁ

Theo thống kê của ngành da liễu Việt Nam năm 2024, có gần 16 triệu người bị mụn trứng cá, trong đó chiếm hơn 80% là những người trong độ tuổi từ 11 – 30, con số này nhỏ dần ở độ tuổi ngoài 30.

Có nhiều nguyên nhân gây khó khăn trong việc khắc phục tình trạng mụn ở lứa tuổi này vì đa phần những người trẻ có lối sống, sinh hoạt không điều độ, thường xuyên thức khuya, ăn uống các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ.

Nguyên nhân hình thành mụn

Có rất nhiều nguyên nhân gây mụn trứng cá, tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp gây nên mụn là rối loạn hormone dẫn đến sự tăng tiết bã nhờn và viêm của hệ thống nang lông tuyến bã. Một số nguyên nhân dẫn đến việc mất cân bằng hormone như: stress, phụ nữ giai đoạn kinh nguyệt, phụ nữ mang thai, giai đoạn mãn kinh hoặc người mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Mỹ phẩm: Một số thành phần thường hay được sử dụng có tính chất gây bít tắc, tạo nhân mụn như dầu khoáng (Mineral Oil), hương liệu (Fragrance), chất bảo quản (Paraben), Corticoid,…

Nghề nghiệp: Công việc thường tiếp xúc với hóa chất, ánh nắng, đối mặt áp lực, ngồi thường xuyên trong phòng máy lạnh khiến da khô, thiếu nước, thức khuya và làm ca đêm cũng là nguyên nhân gây mụn.

Thời tiết nóng và ẩm: Việc tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ và độ ẩm cao cũng có thể gây khởi phát tình trạng mụn trứng cá.

Chế độ chăm sóc da sai lầm: Làm sạch không đúng cách, rửa mặt quá nhiều lần, lạm dụng mỹ phẩm có thể làm cho tình trạng mụn trứng cá trở nên nặng nề hơn.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Sử dụng chất kích thích như uống nhiều bia rượu, hút nhiều thuốc lá, ăn nhiều đồ ngọt, đồ béo hoặc chế độ giảm cân không khoa học.

Stress: Thức khuya, lo âu căng thẳng, stress cũng khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Các bệnh nội tiết: Một số bệnh lý như Cushing, bệnh cường giáp trạng, bệnh buồng trứng đa nang,… làm tăng mức độ bị mụn trứng cá.

Thuốc: Một số thuốc làm tăng mụn trứng cá, phổ biến nhất là corticoid, isoniazid, thuốc có nhóm halogen, nội tiết tố androgen (testosterone), lithium…

Một số nguyên nhân chủ quan: Vệ sinh da mặt, chà xát, nặn bóp không đúng cách, lạm dụng mỹ phẩm… cũng là nguyên nhân gây nên mụn trứng cá.

Cơ chế hình thành mụn

Mụn trứng cá được hình thành dưới tác động của 4 yếu tố chính, đó là: tăng tiết bã nhờn, sừng hóa lỗ chân lông, sự phát triển của vi khuẩn Propionibacterium Acnes (P. Acnes) và giai đoạn viêm nhiễm:

Tăng tiết bã nhờn: Sự thay đổi hormone tuổi dậy thì hoặc sự mất cân bằng nội tiết tố.

Sừng hóa lỗ chân lông: Chất nhờn kết hợp với tế bào chết, khói bụi tích tụ ở lỗ chân lông khiến da bị tắc nghẽn, xuất hiện vi nhân mụn (mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn ẩn).

Giai đoạn thâm nhập của vi khuẩn P. Acnes: Vi khuẩn này thường sống trên da và vô hại, khi lỗ chân lông quá bít tắc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn này sinh sôi nảy nở.

Giai đoạn viêm nhiễm: Da có cơ chế tự bảo vệ, khi vi khuẩn P. Acnes phát triển mạnh thì bạch cầu được cơ thể điều động để tiêu diệt vi khuẩn này, gây ra phản ứng viêm. Ngoài ra, chính bản thân các tế bào bị tổn thương trong mụn cũng có thể là yếu tố thúc đẩy phản ứng viêm diễn ra mạnh mẽ. Lúc này sẽ hình thành các sẩn mụn viêm như: mụn sẩn, mụn mủ, mụn bọc và mụn nang.

PHÂN LOẠI MỤN

Việc xuất hiện các loại mụn khác nhau là do những gì xảy ra với nhân trứng cá. Do đó, thương tổn mụn trứng cá có thể chia thành 2 nhóm chính, đó là mụn không viêm và mụn viêm.

Mụn không viêm

Là những loại mụn ở mức độ nhẹ, không gây đau, không sưng mủ, dựa vào sự đóng hay mở của nhân mụn mà mụn không viêm được phân ra thành các loại mụn như: mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn ẩn.

Mụn ẩn dưới da (microcomedones) là loại mụn rất khó nhìn thấy nhân mụn và đầu mụn, thường chỉ nổi cộm lên thành đốm đỏ nằm sâu dưới da.

Mụn viêm

Là mụn ở mức độ nặng, tổn thương gờ trên bề mặt da, gây đau nhức. Dựa vào sự phát triển của nhân mụn, mức độ viêm mà mụn viêm được chia ra thành các dạng mụn như: mụn sẩn, mụn mủ, mụn nang, mụn bọc.

Mụn sẩn (papules): đây là loại mụn phát triển khi mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng bị viêm tạo thành các nốt mụn đỏ hoặc hồng trên da, hơi sưng và không thấy đầu mụn. Khi chạm vào có cảm giác đau, nếu bạn nặn hoặc ép mụn sẽ làm tình trạng viêm nặng hơn và có thể dẫn đến sẹo.

Mụn mủ (pustules): là một bước phát triển mới của mụn sẩn, là những chấm màu trắng đục hoặc hơi ngả vàng ở trung tâm tổn thương mụn, xung quanh là viền viêm đỏ, bên trong chứa mủ do quá trình viêm tạo thành.

Mụn bọc (nodules), mụn nang (cysts): đây là những tổn thương gờ lớn nhô lên khỏi mặt da hoặc sờ thấy có chân sâu bên dưới da. Chúng có thể cứng chắc hoặc mềm tùy theo thành phần chất chứa bên trong nó là dịch, chất bã hay mủ. Khi sờ vào có cảm giác đau nhức, khó chịu, như những “khối u”, Đây được xem là loại mụn nặng và nguy hiểm, nguy cơ gây sẹo lõm rất cao.

MỤN TRỨNG CÁ CỦA BẠN Ở MỨC ĐỘ NHẸ, VỪA HAY NẶNG?

Tuy nhiên ở một số trường hợp, có bệnh nhân chỉ bị mụn đầu đen nhưng số lượng nhiều và dày đặc khắp mặt thì cũng được tính là mụn nặng. Tương tự, một số trường hợp chỉ có vài nốt mụn bọc có thể được coi là mụn nhẹ hoặc trung bình.