Thịnh Hành 4/2024 # Triệu Chứng Bệnh Chàm Da Eczema Ở Trẻ Em & Cách Điều Trị, Phòng Ngừa Hiệu Quả # Top 9 Yêu Thích

1. Tìm hiểu chung về bệnh chàm da

Chàm (tên y học gọi là eczema) là một loại bệnh ngoài da khá phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới, nó chiếm đến ¼ trên tổng số các bệnh ngoài da và đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và vẻ đẹp thẩm mỹ của những bệnh nhân mắc bệnh. Chính vì vậy việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng bệnh chàm da để có biện pháp chữa trị hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng.

Bệnh chàm tùy theo mức độ mà có thể phân thành: cấp, bán cấp hay mạn tính. Bệnh này cũng có thể gặp phải ở trẻ em đang bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên.

2. Nguyên nhân, triệu chứng bệnh chàm eczema ở trẻ em

2.1. Nguyên nhân bệnh chàm da ở trẻ

Khá đa dạng và phức tạp, chủ yếu là do 3 nguyên nhân chính:

Do cơ địa cơ thể bệnh nhân

Bệnh thường có tình chất gia đình, di truyền: tiền sử trong gia đình bệnh nhân có người bị bệnh chàm thì nguy cơ mắc phải căn bệnh này càng cao;

Do rối loạn các hoạt động của cơ thể: các cơ quan trong cơ thể hoạt động bị rối loạn chức năng như bài tiết, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết cơ thể thay đổi cũng là nguyên nhân gây ra bệnh chàm rất phổ biến;

Bệnh nhân mắc phải một số căn bệnh: suyễn, viêm mũi xoang, viêm gan, viêm đại tràng, các bệnh về thận, viêm tai,…

Do nguyên nhân dị nguyên

Do nghề nghiệp phải tiếp xúc với các hóa chất gây bệnh như xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,…

Do tiếp xúc với đồ dung hàng ngày gây dị ứng: quần áo, chăn màn, giày dép, khăn len, mực in từ các tờ báo, kem bôi mặt, kem cạo râu,…

Do ăn phải các thức ăn lạ, không phù hợp cơ địa: cá biển (đặc biệt là cá ngừ), mực, trăn, tôm, cua,…

Do sức đề kháng cơ thể yếu, chế độ ăn uống hàng ngày thiếu khoa học

Sức khỏe và khả năng đề kháng của bạn hạn chế là nguyên nhân khiến bệnh dễ phát sinh và nhanh chóng lây lan trên diện rộng của bề mặt da;

Chế độ ăn uống thiếu cân bằng, thiếu hụt vitamin, ăn nhiều các thức ăn có đạm cao như tôm, cua, bò, gà, vịt xiêm, ba ba, ăn nhiều gia vị có tính cay nóng,….

2.2. Triệu chứng bệnh chàm da eczema

Bệnh chàm biểu hiện với triệu chứng căn bản là ngứa và mụn nước trên bề mặt da. Mụn nước thường tập trung thành từng chum trên nền da đỏ còn gọi là hồng ban. Bệnh tiến triển theo 5 giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn tấy đỏ

Bắt đầu bằng ngứa và xuất hiện màng đỏ;

Trên bề mặt da xuất hiện những hạt nhỏ có màu hơi trắng, sau đó tạo thành mụn nước.

Giai đoạn 2: Giai đoạn nổi mụn nước

Các mụn nước xuất hiện sớm trên nền da đỏ, có khi lan ra vùng da lành, kích thước nhỏ, đôi khi chúng hợp lại tạo thành mụn nước lớn;

Mụn nước nhỏ rất nông, có chứa dịch trong, sắp xếp thành mảng chi chít, dày đặc. Có thể có nhiều đợt mụn nước nổi lên ở nhiều giai đoạn khác nhau.

Mụn nước có thể bị vỡ do bệnh nhân gãi vì ngứa hoặc bị vỡ dập tự nhiên;

Giai đoạn này mảng chàm lỗ chỗ nhiều vết trợt, rất dễ bị bội nhiễm.

Giai đoạn 4: Gia đoạn da nhẵn

Sau một thời gian, sự xuất tiết giảm, khi chảy nước vàng, huyết thanh đọng lại trên mặt da làm thành những vảy tiết dày. Sau đó vảy tiết khô rồi bong ra để lại lớp da mỏng nhẵn bong;

Giai đoạn này diễn ra khá nhanh trong 1-3 ngày.

Giai đoạn 5: Giai đoạn bong vảy da

Lớp da mỏng vừa tái tạo tự rạn nứt, bong vảy thành mảng dày hoặc vụn như cám;

Da dày lên và tăng sắc tố do chàm.

Ngoài các biểu hiện bên ngoài nêu trên, ngứa là triệu chứng cơ bản của bệnh, ngứa xuất hiện ngay từ thời kỳ đầu bị đỏ da đến cuối giai đoạn. Chính vì ngứa nên khiến người bệnh rất khó chịu và càng gãi sẽ càng ngứa, càng ngứa càng muốn gãi nên bệnh càng khó điều trị và dễ gây ra bội nhiễm tạo thành các tổn thương khó lành trên da. Không những thế, trong những giai đoạn bệnh bị chảy nước và hình thành da nhẵn, cơ thể bạn có sự thay đổi về nhiệt độ, vùng da bị bệnh nóng ran, rất khó chịu.

3. Cách phòng và điều trị bệnh chàm eczema

3.1. Cách điều trị bệnh chàm

Giải pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân bị bệnh chàm hiện nay là tích cực tìm ra nguyên nhân gây bệnh để tránh hoặc hạn chế tiếp xúc kết hợp dùng thuốc uống với thuốc bôi ngoài da theo chỉ dẫn của bác sĩ:

Khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh, bạn cần có biện pháp để hạn chế bệnh thêm trầm trọng, cụ thể:

Nếu bệnh nhân mắc phải một số bệnh là nguyên nhân gây ra bệnh chàm cần tích cực chữa căn bệnh đó song song với điều trị bệnh chàm.

Nếu bệnh nhân bị dị ứng với một số loại thực phẩm, thức ăn hay một số thú vật thì nên hạn chế ăn và tiếp xúc càng ít càng tốt.

Nếu bệnh nhân có chế độ ăn uống thiếu hợp lý khiến cơ thể bị nhiệt gây ra bệnh thì cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày, hạn chế các thực phẩm có tính nóng, các loại gia vị cay nóng….

Về sử dụng thuốc:

Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da cho phù hợp. Tốt nhất bạn nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để mang lại kết quả cao.

Trong quá trình điều trị, bạn có thể kết hợp uống thêm viên uống vitamin e, viên uống alovera (tinh chất lô hội), mật ong pha nước ấm có tác dụng tái tạo tế bào da, kháng khuẩn, tiêu trừ viêm nhiễm rất hiệu quả.

Bệnh nhân nên ăn thức ăn lỏng nhẹ, hạn chế ăn muối.

Tránh dung các thực phẩm: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, tôm, cua, bò, gà, vịt xiêm, ba ba, đồ hộp, thức ăn sống – lên men, các thức ăn chế biến có nhiều gia vị cay nóng.

Giữ vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bị bệnh. Tránh cọ xát, gãi, sát chanh, xà phòng, nó sẽ làm vùng da bị bệnh bội nhiễm tạo nên những tổn thương khó lành. Không nên chích, lễ, bôi đắp nhiều loại thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bệnh nhân cần uống nhiều nước mỗi ngày, có thể thay nước lọc bằng các loại trà thanh nhiệt (actiso, hoa hòe, hoa cúc,…), nước ép trái cây tươi chứa nhiều vitamin (nước chanh, cam, bưởi,…) để giải đọc cơ thể, bài trừ độc tố, nâng cao sức đề kháng nhằm chống lại vi khuẩn gây bệnh hiệu quả.

Bạn có thể tắm bằng nước lá chè xanh, nước lá cau có pha chút muối loãng để làm dịu cơn ngứa giúp bạn dễ chịu hơn rất nhiều.

3.2. Biện pháp phòng ngừa bệnh chàm

Bệnh chàm là một căn bệnh khá phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải không phân biệt độ tuổi, giới tính, chính vì vậy việc phòng ngừa bệnh càng trở nên cấp thiết:

Đối với những người mà trong gia đình có tiền sử người mắc bệnh chàm cần chủ động phòng ngừa ngay từ đầu để đảm bảo cơ thể tránh xa những nguyên nhân gây bệnh như: các thực phẩm dễ gây dị ứng, chế độ ăn uống thiếu hợp lý gây nhiệt cơ thể, không nên lựa chọn những nghề nghiệp dễ mắc bệnh như làm nguyên liệu cao su, sơn xe…

Có chế độ ăn uống hợp lý: Ăn nhiều các thực phẩm có tính mát (rau má, bí đao, bí đỏ, đậu xanh,…) , trái cây và rau củ tươi và hạn chế những thức ăn có tính nóng, nhiệt dễ gây bệnh.

Cần cẩn thận trước những thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng như: hải sản, gà, vịt xiêm, các loại mắm (mắm nêm, mắm cái), mực…

Thường xuyên sử dụng các thực phẩm, các viên uống chức năng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, giải độc cơ thể hiệu quả.

Giữ vệ sinh da sạch sẽ, thông thoáng.

4. Hỏi đáp về bệnh chàm cơ địa eczema và cách chăm sóc bé bị chàm

Bác sĩ trả lời: Có hai quan điểm về việc chàm có liên hệ với dị ứng thức ăn hay không.

Có những bé bị dị ứng thức ăn kèm với chàm, khi ăn thức ăn có tác nhân dị ứng làm cho chàm nặng hơn. Tuy vậy không phải bé nào cũng như vậy. Với các bé bị dị ứng + chàm, dị ứng có thể cho hải sản (đặc biệt là cua), sữa bò, nuts (đặc biệt lạc (đậu phộng) là thứ rất không nên cho trẻ con ăn, vì lạc rất gây dị ứng và là loại cây được phun thuốc trừ sâu nhiều nhất trên thế giới).

Nhưng cũng có những bé chỉ bị chàm mà không bị dị ứng thức ăn và không bao giờ bị trigger (tức là bệnh nặng) khi ăn bất kỳ loại thức ăn nào.

Do vậy khi con bị chàm các mẹ nên theo dõi cho kỹ, thử thay đổi thức ăn nhưng sau một thời gian, vài tháng, con lớn hơn thì vẫn nên cho ăn lại nếu như trước đây phản ứng dị ứng không rõ ràng. không nên kiêng khem thái quá kẻo lại không tốt cho bé sau này.

Bác sĩ trả lời: Có rất nhiều sản phẩm chăm sóc da của trẻ, thậm chí có cả những sản phẩm ghi rõ là để dùng cho bé bị eczema, tuy vậy không phải sản phẩm nào cũng được các bác sỹ nhi và bác sỹ chuyên da liễu nhi khoa khuyên dùng.

Các sản phẩm mà bác sỹ Hoa Kỳ và Châu Âu khuyên dùng là :

Sữa tắm: Cetaphil Cleanser: loại này không có soap, không có chất tạo bọt, nên hoàn toàn không màu, mùi, không trơn, không bọt, nếu mới dùng các mẹ sẽ có cảm giác như không sạch, thực ra không phải vậy. Cetaphil Cleanser là loại sữa tắm tốt nhất cho trẻ và người lớn bị eczema, tất cả các loại kể cả Johnson and Johnson giành cho baby cũng đều có chất tạo bọt và có độ nhờn hết, nên sau khi khô đi thì da bị khô, không như Cetaphil Cleanser. Cái này bán phổ biến ở hầu hết cửa hàng và hàng thuốc ở Mỹ. Ở Việt Nam có một số hiệu thuốc có bán.

Kem giữ ẩm da: Cetaphil Lotion, Cetaphil Cream. Tùy vào mức độ bé nặng nhẹ mà dùng loại lotion (có nhiều nước, lỏng hơn) hay cream. Nhưng nhìn chung thì nên dùng cream hơn là lotion vì lotion bay hơi nhanh hơn, mặc dù sau khi bôi cảm giác dễ chịu, thấm tốt hơn (do có nhiều nước).

Mỡ giữ ẩm: nguyên tắc là có thể dùng bất kỳ loại nào chỉ có petroleum, có thể dùng vaseline original ointment (loại này hơi có mùi), hoặc cái mà hầu hết bác sỹ da liễu khuyên là Aquaphor Original ointment (for baby). Loại này không có mùi gì hết. Ngoài ra cũng có thể dùng kem A&D original ointment (chuyên để bôi giữ ẩm, chống hăm khi dùng tã), loại này ngoài petroleum thì có thêm lahsinoh cũng là chất giữ ẩm, làm mềm da tốt (có trong mỡ bôi đầu ti cho mẹ khi mới cho bé bú, tránh bị nứt, khô).

Tắm: các quan điểm từng bác sỹ và tại mỗi nước là khác nhau, kể cả việc tắm hàng ngày có nhiều ý kiến khác nhau của các bác sĩ. Các bác sĩ Châu Âu cho rằng khi bé mới bị chàm thì không nên tắm nhiều, một tuần vài lần, trong khi một bác sỹ khác (Dr. Alfred Lane tại Stanford) lại cho rằng tắm hàng ngày có thể giúp ích cho bé, quan trọng là giữ ẩm nhanh chóng (bôi kem, mỡ giữ ẩm trong vòng 3 phút sau khi ra khỏi bồn tắm). Tuy vậy dựa trên thực nghiệm thực tế thì tắm hàng ngày bằng Cetaphil và bôi mỡ giữ ẩm ngay lập tức sau đó (có thể đi kèm bôi thuốc trước) là hiệu quả nhất.

Câu hỏi 3: có cần phải dùng bột/nước giặt riêng cho bé bị eczema?

Bác sĩ trả lời: Nên dùng bột/nước giặt riêng cho bé bị eczema. Loại bột giặt được các bác sĩ Mỹ khuyên dùng là Dreft for baby. Tuy vậy nếu bạn không thể mua thì có thể lựa chọn cách khác: là giặt tay, hoặc giũ hai nước trong máy giặt để cho thật hết bột giặt trên áo quần của bé, và KHÔNG dùng các sản phẩm tẩy màu (bleach) hay làm mềm vải (softener). Ngoài chuyện có chất hóa học thì những loại này hay có mùi, đây là điều tối kị đối với các bé bị chàm- cơ địa dị ứng với các loại mùi và hóa chất.

Chăn ga gối của bé được khuyên nên giặt tuần hoặc tối thiểu hai tuần một lần. Ngoài ra phòng ngủ của bé nên được vệ sinh toàn bộ 1 tuần 1 lần để tránh bụi bặm, vi khuẩn lưu trú.