Xu Hướng 5/2024 # Hỏi Đáp Cùng Bác Sĩ Về Điều Trị Ung Thư Tuyến Giáp # Top 5 Yêu Thích

Câu hỏi 1 về điều trị Ung thư tuyến giáp

Anh trai chồng tôi vừa được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp. Cả nhà đang rất lo lắng cho tình trạng sức khỏe và bệnh tình của anh. Bác sĩ cho tôi hỏi, ung thư tuyến giáp chữa được không? Nếu điều trị ngay khi vừa được chẩn đoán bệnh thì khả năng sống có cao không?

Trả lời:

Trước tiên, bạn và gia đình không nên quá lo lắng về tình trạng sức khỏe của người bệnh mà ảnh hưởng tới sức khỏe của những người trong gia đình và tâm lý của người bệnh. Bạn và gia đình nên chia sẻ, động viên người bệnh để ổn định tâm lý cũng như tiến hành điều trị sớm ung thư tuyến giáp.

Khi tuyến giáp xuất hiện khối u sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến người bệnh đau, khó nuốt, khó thở và ho nhiều… Vì thế ngay khi được chẩn đoán ung thư tuyến giáp, người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt.

Ung thư tuyến giáp chữa được không là câu hỏi chung được nhiều người quan tâm tìm hiểu.

Ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tiên lượng bệnh tốt hơn so với nhiều loại ung thư khác vì loại tế bào biệt hóa tốt (dạng nang, dạng nhú có mức độ ác tính thấp) chiếm tới 90% trong các loại ung thư ở tuyến giáp. Đặc biệt, bệnh nhân dưới 45 tuổi, phát hiện bệnh khi khối u có kích thước nhỏ, chưa di căn sẽ có cơ hội chữa khỏi cao hơn (lên tới 90 – 97%).

Với bệnh nhân ung thư tuyến giáp phát hiện bệnh khi kích cỡ khối u chỉ 2mm thì chỉ cần phải cắt một bên thùy giáp có ung thư, thùy còn lại vẫn hoạt động bình thường. Những bệnh nhân này không cần phải uống thuốc bổ sung hormone tuyến giáp. Với bệnh nhân bị cắt cả 2 thùy giáp, ngoài việc dùng thuốc bổ sung hormone tuyến giáp suốt đời thì sức khỏe và sinh hoạt hầu như không bị ảnh hưởng.

Ung thư tuyến giáp là bệnh có tiên lượng tốt nên bạn và gia đình không nên quá lo lắng. Người bệnh ung thư tuyến giáp nên tiến hành điều trị ngay để đạt hiệu quả cao nhất.

Câu hỏi 2 về điều trị Ung thư tuyến giáp

Tôi bị ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu. Có những lựa chọn điều trị nào trong trường hợp của tôi? Có thể kéo dài cuộc sống bao lâu?

Trả lời:

Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp là phẫu thuật và xem xét điều trị thuốc phóng xạ Iod 131 trong một số trường hợp cần thiết. Tỷ lệ điều trị khỏi hẳn đối với ung thư tuyến giáp thể biệt hóa rất cao. Vì thế, bạn nên đến cơ sở chuyên khoa ung bướu để khám, tư vấn và điều trị.

Câu hỏi 3 về điều trị Ung thư tuyến giáp

Bác sĩ có thể giải đáp chi tiết giúp tôi về các cách điều trị ung thư tuyến giáp là gì? Người bệnh cần chuẩn bị gì khi điều trị ung thư tuyến giáp?

Trả lời:

Khi kết quả chọc hút tế bào kết luận là ung thư tuyến giáp hoặc nghi ngờ ung thư thì người bệnh sẽ được lên kế hoạch điều trị. Việc điều trị bệnh thường là kết hợp nhiều phương thức để thu được kết quả tốt nhất. Các phương thức đó là:

Phẫu thuật:cắt toàn bộ tuyến giáp và nạo vét hạch cổ. Với những trường hợp ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm có thể chỉ cần thực hiện phẫu thuật. Với trường hợp có di căn hạch cổ, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bổ trợ bằng I-131 sau phẫu thuật. Bệnh nhân đã được cắt toàn bộ tuyến giáp cần uống hormone tuyến giáp (levothyroxine) cho đến cuối đời.

Xạ trị với i-ốt phóng xạ: cho đồng vị phóng xạ i-ốt 131 vào cơ thể bệnh nhân để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại hoặc điều trị ung thư tuyến giáp tiến triển. Xạ trị giúp làm giảm tốc độ phát triển và sự lan tràn của các tế bào ác tính.

Lưu ý: Tùy thuộc vào kích thước khối u, loại mô học, tình trạng di căn hạch cổ,… mà phương pháp phẫu thuật, chỉ định dùng i-ốt phóng xạ hay trị liệu nội tiết sau mổ ở mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau. Sau phẫu thuật và điều trị i-ốt phóng xạ, bệnh nhân có một chế độ điều trị nội tiết và theo dõi chặt chẽ, dài hạn để giảm khả năng tái phát ung thư tuyến giáp và đưa người bệnh trở lại cuộc sống như người khỏe mạnh bình thường. Đồng thời, người bệnh cũng được theo dõi định kỳ chặt chẽ (siêu âm vùng cổ và xét nghiệm máu) để phòng ngừa ung thư tái phát.

Câu hỏi 4 về điều trị Ung thư tuyến giáp

Tôi bị mắc Ung thư tuyến giáp thì có thể sống được bao lâu sau khi điều trị?

Trả lời:

Thông thường, thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư tuyến giáp trong vòng 10 năm là gần 100%. Tỷ lệ tử vong do bệnh rất thấp.

Do đó, việc phát hiện ung thư tuyến giáp ở giai đoạn sớm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc gia tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh và hạn chế các biến chứng của các phương pháp điều trị. Vì vậy, khi có biểu hiện bất thường như khó nuốt, đau họng, sưng hạch cổ, sờ thấy khối u vùng cổ,… bệnh nhân nên sớm đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán kịp thời.

Khi được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp, bệnh nhân cần phối hợp với bác sĩ để điều trị hiệu quả và theo dõi chặt chẽ để phòng ngừa bệnh tái phát. Ngoài ra, trong sinh hoạt hằng ngày, người bệnh cũng cần chú ý ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý.

Câu hỏi 5 về điều trị Ung thư tuyến giáp

Thưa bác sĩ, một tháng trước em tái khám K giáp, siêu âm cổ bình thường TSH 1,34, Tg 0.62. Bác sĩ hẹn 6 tháng tái khám và duy trì hoomon ngay 1 viên. Nhưng 2 ngày nay em phát hiện mình bị nổi hạch sau tai và dưới cằm và bẹn, khoảng 5 cái. Vậy tình trạng của em hiện nay là gì? Cảm ơn bác sĩ

Trả lời:

Câu hỏi 6 về điều trị Ung thư tuyến giáp

Người nhà tôi bị ung thư tuyến giáp, vậy em ấy nên ăn gì để có hiệu quả khi điều trị?

Trả lời:

Với bệnh nhân đã cắt bỏ tuyến giáp và xạ trị dứt điểm ung thư:

Các bác sĩ đưa ra lời khuyên, trường hợp bệnh nhân đã cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp và xạ trị dứt điểm ung thư tuyến giáp được phép ăn uống bình thường, không cần phải kiêng bất kỳ loại thức ăn nào.

Việc cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp (và đã xạ trị khỏi bệnh) gây ra suy chức năng tuyến giáp vĩnh viễn, hoặc có thể suy tuyến cận giáp. Chính vì vậy, bệnh nhân phải uống thuốc hỗ trợ giáp trạng trong suốt quãng đời còn lại theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Với bệnh nhân đang trong thời gian điều trị ung thư:

Với những người đang trong thời gian điều trị ung thư, chưa cắt bỏ tuyến giáp. Cần chú ý khi dung nạp những loại thực phẩm sau:

Các sản phẩm từ đậu nành: các sản phẩm làm từ đậu nành như đậu, sữa đậu nành có chứa chất gây cản trở quá trình tái tạo hormon của tuyến giáp, đậu nành cũng làm giảm khả năng hấp thu iốt. Tuy nhiên nếu đậu nành đã được lên men như tương miso hay tempeh lại rất tốt cho cơ thể người bệnh.

Hạn chế ăn thực phẩm nhiều chất xơ: Nghe có vẻ vô lý bởi chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng chúng lại làm cản trở sự hấp thu thuốc vào cơ thể. Tuy nhiên, không nên ngừng ăn hoàn toàn loại thực phẩm nhiều chất xơ vì chúng rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Tránh ăn đường: đây được coi là “thức ăn” của các tế bào ung thư, đường sẽ giúp ung thư phát triển mạnh mẽ. Do vậy, bạn cần tránh các loại thực phẩm có chứa đường hóa học như nước ngọt có ga, bánh phô mai, kẹo ngọt…

Tránh ăn nội tạng động vật (tim, thận, gan) bởi trong nội tạng chứa nhiều axit lipoic (1 loại axit béo). Nếu cơ thể tiếp nhận quá nhiều chất béo có thể phá vỡ hoạt động của tuyến giáp, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của nhiều loại thuốc mà bạn đang sử dụng để điều trị.

Tránh ăn loại rau họ cải (cải bắp, cải củ, bông cải xanh, cải bẹ…) bởi trong các loại rau cải có chứa isothiocyanates – chất làm hạn chế hấp thu iốt. Nếu ăn bạn cần trần qua hoặc nấu chín để phân hủy chất này trong rau cải, tuyệt đối không ăn sống.

Tránh dùng thực phẩm chứa iốt trược khi uống Iod phóng xạ: trong quá trình điều trị bệnh, đối với các bệnh nhân được chỉ định sử dụng iot phóng xạ ( Iod 131) sẽ được bác sĩ khuyến cáo không dùng thực phẩm chứa iot tự nhiên nhằm tăng hiệu quả hấp thụ Iod phóng xạ trong lúc điều trị bệnh. Khi đó, hãy tránh ăn thực phẩm chứa hàm lượng iốt cao như các loại thủy hải sản, tảo, rong biển,…

Lời kết

EcoHealth có dịch vụ khám hiệu quả, giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp, sàng lọc & phát hiện sớm các bệnh lý về tuyến giáp phổ biến như: bướu cổ đơn thuần, cường giáp, suy giáp, viêm tuyến giáp, nhân tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, … để từ đó có biện pháp điều trị thích hợp, kịp thời.