Xu Hướng 5/2024 # Mụn Cóc Là Gì? Nguyên Nhân Và 6 Cách Chữa Trị Mụn Cóc # Top 5 Yêu Thích

Mụn cóc thường mọc trên bàn tay hoặc ngón tay và cần được điều trị một cách dứt điểm nhằm ngăn ngừa mụn lây lan đến những bộ phận khác của cơ thể hoặc cho người khác.

MỤN CÓC LÀ GÌ?

Mụn cóc (cách gọi khác là mụn cơm) là bệnh lý ngoài da do chủng vi rút HPV gây ra. Những vi khuẩn này tiêm nhiễm vào da thông qua những vết thương và sẽ dần hình thành những khối u nhỏ, sần sùi như da cóc.

Đa số mụn cơm có màu tương đồng với da thật, một số có màu sẫm. Chúng có thể mọc một cách đơn lẻ hoặc hình thành từng đốm dày đặc.

Đây là dạng mụn có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi, từ trẻ em cho đến người lớn. Nó mọc trên nhiều vị trí cơ thể nhưng lại phổ biến nhất là tay và chân.

Mụn cốc là dạng bệnh lý da liễu không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, chúng xuất hiện trên da làm ảnh hưởng nặng nề đến tính thẩm mỹ và gây khó chịu cho khổ chủ.

Nếu không có giải pháp chữa trị, mụn cơm sẽ tồn tại lâu trên da hoặc dễ tái phát lại.

Vì vậy, việc điều trị dạng mụn sần sùi này nên thực hiện sớm để nhanh chóng chấm dứt những hệ lụy do chúng gây ra.

NHỮNG LOẠI MỤN CÓC (MỤN CƠM) THƯỜNG GẶP

Mụn cóc có nhiều dạng khác nhau. Chúng thường được phân ra từng loại dựa trên vị trí mọc hoặc hình dáng hạt mụn.

Mụn cơm thông thường là những sẩn bề mặt sần sùi, nhiều u nhú, tăng sừng kích thước từ 1mm đến hơn 1cm. Vị trí thường gặp nhất ở mặt lưng các ngón tay ngón chân, quanh móng – có thể làm biến dạng móng – và trên gối. Đôi khi mụn cóc có hình dạng giống bông cải.

Mụn cóc lòng bàn chân bao gồm những khối tăng sinh vào bên trong da, gây ra cảm giác căng và đau ở gót chân, và cả những đám mụn cóc “khảm” ít gây đau hơn. Nang dạng thượng bì (epidermoid cyst) lòng bàn chân thường đi kèm mụn cóc. Mụn cơm lòng bàn chân dai dẳng hiếm khi tiến triển thành ung thư tế bào gai.

Mụn cóc phẳng có bề mặt trơn láng. Vị trí thường gặp nhất là mặt, bàn tay và bắp chân. Số lượng thường là nhiều sang thương. Mụn cóc phẳng có thể do HPV bị tiêm nhiễm sau cạo râu/lông hay do cào gãi nên chúng có phân bố dạng đường thẳng (hiện tượng Koebner giả). Mụn cơm phẳng thường do chủng HPV 3 và 10.

Mụn cóc dạng sợi có hình dáng giống như một cái gai, một ngón tay hay có cuống mảnh như sợi chỉ. Chúng thường xuất hiện ở mặt, gần mắt, mũi, miệng.

Mụn cóc ở miệng có thể xuất hiện trên môi và trong niêm mạc má, còn được gọi là u nhú tế bào gai. Mụn cóc niêm mạc thường mềm hơn mụn cơm ở da.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA MỤN CÓC

Virus human papillomavirus (HPV) chính là thủ phạm gây ra mụn cóc, và những vết trầy xước trên da sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho virus thâm nhập vào cơ thể. Đương nhiên, chúng có thể lây lan từ người sang người. Bạn có thể bị mọc mụn do chạm vào mụn cơm hoặc đồ dùng của người bị bệnh.

Thông thường, các nốt mụn này phải qua khoảng vài tháng để phát triển kích thước và xuất hiện trên da nên hầu như không ai phát hiện ra có những nốt mụn bất thường dạng mọc trên cơ thể mình.

CÁCH TRỊ MỤN CÓC BẰNG MẸO DÂN GIAN TẠI NHÀ

Cách chữa mụn cơm tại nhà đơn giản, rẻ tiền, chỉ sử dụng các nguyên liệu tự nhiên quen thuộc nên rất nhiều người áp dụng.

Trong nước ta đặc biệt là Đông Y, cây tía tô là một loại thảo dược điều trị được nhiều căn bệnh. Sở dĩ sở hữu nhiều công dụng trị bệnh là bởi tía tô chứa nhiều khoáng chất rất là quan trọng như: C, Ca, A, Fe cùng những vitamin. Đặc biệt trong lá tía tô có chứa hàm lượng lớn chất Perila Aldehyde cùng Limonene. Chúng sẽ gây ức chế những tác động của vi khuẩn, virus HPV gây mụn cóc ở da.

Nguyên liệu: Nắm lá tía tô tươi, chày cối hoặc máy xay.

Thực hiện trị mụn cóc:

Lá tía tô rửa sạch, sau đó cho vào cối để giã nát, hoặc dùng máy xay nhỏ.

Dùng lá tía tô giã nát để đắp lên vùng da bị mụn cóc rồi dùng băng hoặc vải để cố định lại. Hoặc lọc tách lấy nước rồi dùng tăm bông để chấm lên nốt mụn cóc.

Áp dụng cách trị mụn cơm bằng lá tía tô này qua đêm, sáng sớm làm sạch da. Kiên trì thực hiện trong vòng 1-2 tuần đảm bảo mụn cóc sẽ biến mất không dấu vết.

Cách sử dụng:

Chọn quả sung tươi nhiều mũ, cắt đôi để lấy nhựa

Bôi trực tiếp nhựa sung lên những nốt mụn cóc

Để trong 30 – 45 phút, thực hiện mỗi ngày để thấy hiệu quả tốt nhất

Che chắn da cẩn thận, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

Cách thực hiện khá là đơn giản, chỉ cần sử dụng nước ép hành hoặc đắp phần bã hành tím đã giã (xay) nhuyễn lên vùng mụn cơm.

Để yên trong 2 – 3 tiếng, sau đó rửa sạch với nước ấm. Công thức này cần phải áp dụng mỗi ngày để đạt được kết quả trị mụn như ý.

Nguyên liệu: 1 quả chuối tiêu xanh, tách lấy vỏ.

Dùng vỏ chuối xanh, cắt thành từng mảnh nhỏ rồi lần lượt chà xát vào nốt mụn. Nhớ vệ sinh nốt mụn trước khi thực hiện. Nên chà trong vòng 5 hút để những chất trong vỏ chuối được lên lỏi vào lỗi mụn.

Lưu ý: chà từng mảnh chuối cho đến khi vỏ chuối bị bào mòn thì thay đổi bằng mảnh khác. Thực hiện trong vòng 2- 3 tuần để điều trị mụn đạt hiệu quả cao.

Trước khi sử dụng tỏi, cần rửa sạch tay và vùng da bị mụn cơm rồi lau khô bằng vải bông

Lấy vài tép tỏi, ép nát lấy nước, rồi cho thêm một thìa cà phê mật ong, dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da bị mụn cóc trong 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện liên tục nhiều ngày liền sẽ thấy các mụn cóc cải thiện đáng kể.

Có thể lấy vài tép tỏi tươi, cắt thành nhiều lát mỏng, chà nhẹ lên vùng da bị mụn cơm trong 5 – 10 phút. Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần, không bôi lên vùng da lành mà chỉ áp dụng cho vùng da bị mụn cóc do tỏi rất nóng.

Quá trình đắp có thể gây đau và xót nhẹ tại vùng điều trị. Đây là ảnh hưởng của tác động diệt khuẩn không thể tránh được.

Những ai chịu đau kém thì có thể tìm đến các nguyên liệu khác như tía tô hoặc tỏi.

Như đã phân tích ở trên, mụn cơm có thể hình thành dựa trên cơ chế lây nhiễm. Mụn cóc là ổ chứa vi rút HPV, thông qua đường tiếp xúc qua da, đường máu hay tự lây nhiễm giữa những vùng da trên cơ thể, mụn cóc sẽ hình thành và phát triển nhiều hơn.

Do đó, người đáng gặp phải mụn cơm cần phải lưu ý ngay cả trong thói quen sinh hoạt hàng ngày để ngăn tình trạng lây nhiễm và tái phát. Cụ thể, hãy chú ý:

Mặc quần áo thoải mái, tránh việc bó và cọ xát vào vùng mụn.

Không gãi, nặn, bóp hoặc dùng kim, dao lam rạch mụn. Những hành động này đều có nguy cơ gây nhiễm trùng và lây lan vi rút rộng hơn.

Giữ cho vùng da bị mụn (mặt, chân, tay,…)ở trạng thái khô. Bởi môi trường ẩm ướt sẽ khiến cho vi khuẩn gây mụn khó kiểm soát hơn.

Giặt quần áo cũng như vệ sinh vật dụng cá nhân hàng ngày để tránh lây lan mụn nặng hơn trên da.

Việc đốt mụn cóc dù ít dù nhiều cũng gây tổn hại cho khu vực da điều trị. Vì thế, chế độ chăm sóc, kiêng ăn gì cần thực hiện theo đúng chỉ định từ bác sĩ.

Không sờ, chạm lên khu vực ổ mụn. Nếu không may chạm phải, hãy rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn kĩ càng.

Nếu có thể, hãy hỏi bác sĩ về vắc – xin chống HPV. Điều này giúp ngăn ngừa các bệnh lý do vi rút này gây ra như mụn cơm hoặc một số dạng bệnh ung thư nguy hiểm.

Lưu ý: Nếu các bạn đã kiên trì áp dụng 6 cách trị mụn cóc trên nhưng vẫn không có hiệu quả. Cách tốt nhất hãy đến những cơ sở điều trị uy tín để đốt mụn cóc hoặc sử dụng những phương pháp hóa học khác để trị.

Chương trình ưu đãi