Phổ Biến 4/2024 # 10 Dấu Hiệu U Nang Buồng Trứng Giúp Chị Em Nhận Biết Sớm # Top 7 Yêu Thích

Thứ Hai, 02-07-2024

Nếu bạn có kinh nguyệt bất thường, hay đau bụng hoặc cảm thấy khó chịu trong âm đạo thì có thể đó chính là dấu hiệu của bệnh u nang buồng trứng.

U nang buồng trứng là một bệnh khá phổ biến mà chị em có thể mắc phải bất cứ lúc nào trong đời. Hầu hết các u nang buồng trứng đều lành tính và vô hại, nên một số trường hợp nó có thể bị nhầm thành các dấu hiệu bệnh khác, dẫn tới không có biện pháp khắc phục kịp thời, u phát triển thành bệnh nguy hiểm hơn.

I. U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay, bệnh có thể hình thành và phát triển ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Bệnh có thể xuất hiện ở người đã quan hệ tình dục và cả những người chưa từng quan hệ tình dục, người trẻ tuổi, người trung niên, bé gái vừa dậy thì hay cả phụ nữ đã mãn kinh.

Đặc điểm của bệnh này thường là một bên buồng trứng (trái hoặc phải) tồn tại một khối u phát triển bất thường. Khối u này là sự tụ dịch tạo thành một nang bên trên buồng trứng hoặc khối u có thể phát triển từ các mô hay các cơ quan nào khác trong cơ thể.

Do vậy, bất cứ chị em nào cũng nên có kiến thức về bệnh u nang buồng trứng để có cách phòng ngừa ngay từ bây giờ. Vì đây là một căn bệnh phát triển âm thầm và không có biểu hiện cụ thể nào cả.

U nang buồng trứng chia ra làm hai loại: U nang buồng trứng cơ năng và u nang buồng trứng thực thể.

# U nang buồng trứng cơ năng.

U nang buồng trứng cơ năng là hiện tượng những nang nhỉ chứa dịch có kích thước không quá 6cm, là sự phát triển không bình thường của các nang noãn (nang trứng) do các rối loạn sinh lý của cơ thể.

Các u nang này thường là nang lành tính và là những hiện tượng bình thường của cơ thể, không phải là dị tật buồng trứng.

U nang buồng trứng cơ năng có thể biến mất sau một vài chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên nếu các u nang này kép dài hơn 2 tháng thì cần phải kiểm tra lại vì u nang có thể đã biến chứng thành các loại u khác.

U nang buồng trứng cơ năng có thể xuất hiện ở cả hai bên buồng trứng. U năng cơ năng buồng trứng trái hay phải về cơ bản đều là rối loạn chức năng buồng trứng, chúng chỉ khác nhau về vị trí.

Các loại u nang buồng trứng cơ năng thường gặp là:

Nang noãn bọc: đây là trường hợp nang Degraff không vỡ giống như quy trình để tạo ra hoàng thể và phóng noãn để tạo trứng.

Nang hoàng thể: thường sau khi phóng noãn, các tế bào sẽ tiết progesteron để tạo thành hoàng thể sẽ thoát đi và thoái hóa vào ngày thứ 21 của chu kỳ. Nhưng nếu hoàng thể không thể thoát đi vì một lý do nào đó thì sẽ phát triển thành nang hoàng thể.

Nang hoàng tuyến: Loại nang này sẽ có kích thước lơn hơn nang noãn bọc và sẽ hình thành trong giai đoạn vòng hai của chu kỳ. Đây là loại nang ít gặp và hay xảy ra ở những bệnh nhân hiếm muộn sử dụng thuốc kích thích nội tố.

Về cơ bản đây là loại nang lành tính và ít gây nguy hiểm. Người bệnh hầu như không có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh u nang buồng trứng cơ năng. Phụ nữ mắc bện này vẫn có kinh hàng tháng và vẫn có khả năng mang thai bình thường.

# U nang buồng trứng thực thể.

Khác với u nang buồng trứng cơ năng, u nang buồng trứng thực thể là một dạng bệnh lý của buồng trứng.

U nang buồng trứng thực thể là sự phát triển của một tổ chức xảy ra bất thường trên buồng trứng, là một dạng bệnh lý cần được điều trị dứt điểm. Dạng u nang này có thể phát triển âm thầm và biến chứng trong vài năm mà không có bất kỳ biểu hiện hay dấu hiệu cảnh báo nào.

U nang thực thể thường có kích thước khối u lớn có thể lên đến vài chục centimer và thường biến chứng thành các bệnh nguy hiểm như xoắn u nang, xuất huyết bên trong, vỡ buồng trứng gây viêm nhiễm, hiếm muộn nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Nghiêm trọng hơn là hối u này thường ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai, sẽ gây xảy thai, sinh non, sinh khó.

Một số biến chứng nặng có thể gây ung thư.

Ung nang buồng trứng thực thể được chia làm 3 dạng chính sau đây:

U nang nước: đây là dạng khối u bên trong có chứa nước, cuống dài, vỏ mỏng, mặt ngoài trơn nhẵn, túi nước này có thể di động được và thường rất dễ vỡ. Nang có thể chuyển hóa sang ung thư.

U nang nhầy: còn có tên gọi khác là u nang buồng trứng vách. Là loại u nag có ỏ dày, có màu trắng hoặc hơi ngà có cấu trúc giống da người. Trong nang có dịch nhầy và thường chia ra thành nhiều thùy nhỏ có vách ngăn ở bên trong. Mức độ ung thư hóa của loại nang này khá thấp, tuy nhiên nếu vỡ nang dịch nhầy chảy ra ngoài dính vào phục mạc gây nhờn dính.

U nang bì buồng trứng: là dạng u nang dày, trơn láng, có thể có lẫn những sợi cơ. Kích thước u này thường không lớn, đường kính dưới 10 cm, nhưng rất nặng nên có thể gây xoắn cuống. U nang bì có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, u có thể xuất hiện một bên hoặc hai bên tùy tình trạng. Trong nang thường có các tổ chức ủa da đã bị hóa thạch như tóc, lông, răng, móng, chất bã đậu.

U nang buồng trứng thực thể thường khó phát hiện nhưng lại khá nguy hiểm. Thông thường các bệnh nhân chỉ được phát hiện bệnh khi có khám sức khỏe hay khám phụ khoa định kỳ.

U nang buồng trứng thực thể cần được điều trị thích hợp, thường thì ngày nay u nang thực thể sẽ được chỉ định phẫu thuật để tránh chuẩn hóa thành ung thư.

II. Dấu hiệu nhận biết u nang buồng trứng

U nang buồng trứng thường là các nang lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng, nên thường không có dấu hiệu cụ thể nào cả, hay các dấu hiệu thường bị lẫn thành các bệnh khác.

# Có cảm giác căng nặng, khó chịu ở bụng dưới

Dấu hiệu thời kỳ đầu của u nang buồng trứng chính là cảm giác căng tức vùng bụng dưới.

Nhiều người sai lầm khi cho rằng hiện tượng này có thể là do vận động mạnh hoặc ăn quá no gây nên, tuy nhiên đây là do u nang đang hình thành chèn ép gây chướng bụng.

Nguyên nhân của hiện tượng này là khối u nang chịu tác động của ruột và bị thay đổi vị trí, u nang sẽ di chuyển đến dáy dây chằng xương chậu, làm cho vùng bụng dưới hoặc vùng xương chậu người bệnh cảm thấy khó chịu.

# Bị đau ở vùng chậu

Ở vùng xương chậu có thể đau theo từng cơn hoặc cơn đâu có thể liên tục kéo dài từ đùi, lan đến thắt lưng và làm ê ẩm cả vùng lưng.

Đây cũng là dấu hiệu của một vài bệnh phụ khoa khác như viêm vùng chậu, ung thư cổ tử cung,…

# Có hiện tượng bị đau vùng thắt lưng

Đau mỏi vùng thắt lưng là một dấu hiệu thường thấy của nhiều bệnh khác nhau, ở nữ giới đó có thể là dấu hiệu của bệnh u nang buồng trứng và một số loại bệnh phụ khoa khác.

U nang buồng trứng phát triển khiến khối u gia tăng kích thước, khối u có thể bị xoắn lại khiến gây đau tức bụng và vùng thắt lưng, đùi không theo quy trình. Cơn đau có thể đến và đi nhanh chóng hoặc đau kéo dài tùy vào trượng hợp bệnh.

# Chị em tiểu tiện, đại tiện khó.

U nang buồng trứng khi phát triển to sẽ lấp đầy khoang bụng, làmáp lực đếnc các chi bên dưới, làm cho tĩnh mạch không thể lưu thông, làm căng bụng và phù hai chân, cơ quan vùng chậu bị chèn ép, gây khó khăn cho việc đi tiểu, đọng nước tiểu, đi tiểu gấp hoặc khó khăn khi đại tiện.

# Bị đau khi quan hệ.

Trong một số trường hợp khi u nang phát triển to theo thời gian chèn ép lên các mô và cơ của âm đạo sẽ dẫn tới đau khi quan hệ vợ chồng. Đây là giai đoạn u nang đã biến chứng, các cơn đau sẽ ngày càng dồn dập và gia tăng về cường độ, thường sẽ kèm theo hiện trạng muốn nôn mửa.

Trong thực tế khi khối u nang quá lớn thì ngay cả một va chạm nhỏ thôi cũng co thể làm chị em đau đến cùng cực, do đó hoạt động vợ chồng ngay lúc này lại tác động khá mạnh mẽ lên vùng âm đạo nên dẫn đến hiện đau đớn trong quan hệ vợ chồng.

# Tăng cân bất thường.

Đây là hiện tượng bụng to lên một cách bất thường và dần dần, cân nặng cũng từ đó tăng theo giống như trường hợp có thai.

Tuy nhiên đó là do u nang đã phát triển lớn, dịch trong u nang làm bụng trướng to ra làm tăng cân liên tục nhưng không thể giảm xuống được.

# Đau bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt

Kinh nguyệt người phụ nữ thường có chu kỳ là 28 đến 32 ngày và kéo dài từ 4 đến 7 ngày, nhưng nếu tự dưng kinh nguyệt kéo dài cũng là dấu hiệu của u nang buồng trứng.

Nếu xảy ra trường hợp rong kinh hay đau đớn bất thường không giống như đau chu kỳ bình thường, hoặc máu chuyển sang màu đen sẫm, có khí hư và đặc biệt có mùi khó chịu thì đấy chính là dấu hiệu của u nang buồng trứng.

# Có hiện tượng xuất huyết âm đạo bất thường.

Các trường hợp chảy máu âm đạo không phải trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường là dấu hiệu cảnh báo âm đạo đã bị mắc chứng bệnh nghiêm trọng nào đó.

Mặc dù đó là triệu chứng bệnh phụ khoa thường gặp nhất, bất kỳ bộ phận nào của cơ quan sinh dục nữ bao gồm âm đạo, tử cung, cổ tử cung đều có thể có trường hợp xuất huyết bất thường, tuy nhiên nhiều nhất là ở thân tử cung.

Ngoại trừ u nang buồng trứng là một nang thường lành tính, thì chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu của các khối u ác tính khác như ung thư âm đạo ngoài, ung thu âm đạo, ung thư cổ tử cung,…

Nên khi có các hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường thì chị em không được xem thường mà nên đến cơ sở y tế kiểm tra.

# Cảm thấy căng tức ngực.

Thay đổi nội tiết tố có thể gây ra hiện tượng u nang buồng trứng cũng như hiện tượng căng tức ngực. Do đó khi có hiện tượng căng tức ngực kèm với các hiện tượng của u nang buồng trứng đã kể trên thì chị em nên đi kiểm tra ngay để xác định trong âm đạo có gì bất thường hay không.

Dù triệu chứng trên không thể báo hiệu được điều gì nhưng chị em không nên xem thường nó, bởi vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ nữ nguy hiểm. Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của chị em.

# Đi tiểu nhiều bất thường

Khối u nang có thể phát triển lớn dè ép lên trực tràng hoặc bàng quang khiến người bệnh có thể đi tiểu nhiều lần hoặc tiểu khó, đau khi đi tiểu.

Khi có trường hợp đi tiểu nhiều lần một cách bất thường thì đa số chị em đều cho rằng đó là do thay đổi một số chất trong cơ thể, không có gì là bất nên thường không có biện pháp khắc phục kịp thời, dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn.

Khi xuất hiện các dấu hiệu trên, dù là rời rạc hay dồn dập, xuất hiện một dấu hiệu hay xuất hiện nhiều dấu hiệu cùng một lúc thì khả năng chị em mắc chứng u nang buồng trứng là rất cao. Chính vì vậy, thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết là điều vô cùng cần thiết trong việc phát hiện, điều trị và bảo vệ sức khỏe sinh sản cho chị em.

III. Khi có triệu chứng nào cần gặp bác sỹ?

Mặc dù, các khối u nang buồng trứng đều là nang lành tính, tuy nhiên như đã nói bên trên, nó hoàn toàn có thể biến chứng và trở thành các bệnh nguy hiểm khác.

Vì vậy, hãy đến bác sỹ ngay khi có các dấu hiệu của u nang buồng trứng, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ ngay khi bạn cảm thấy căng tức ngực, tức vùng bụng hay phải đi tiểu nhiều lần,….

# Cách chẩn đoán và điều trị u nang buồng trứng

Hiện nay, để chẩn đoán được khối u nang buồng trứng, người bệnh cần được chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng.

Chẩn đoán lâm sàng:

Là phương pháp chẩn đoán dựa vào triệu chứng của các khối u nang và đưa ra kết luận. Với phương pháp này, người bệnh chỉ được xác định là có nguy cơ của u ang buồng trứng chứ chưa xác định được là đã mắc chứng u nang buồng trứng hay chưa.

Thường thì các khối u này sẽ phát triển âm thầm theo thời gian, đến khi khối u to thì các dấu hiệu mới biểu hiện rõ rang bên ngoài. Lúc này nếu dùng tay xoa nắn vùng bụng dưới có thể sẽ thấy có một khối u trong hố chậu hay trong ổ bụng, khối u này thường mềm.

Chẩn đoán cận lâm sàng:

Là sử dụng các dụng cụ kỹ thuật y tế để có những kết luận chuẩn xác nhất về khối u như là: loại khối u, kích thước cũng như sự phát triển ủa khối u.

Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng bao gồm:

Siêu âm: Là phương pháp chẩn đoán khá hiệu quả. Dựa vào kết quả siêu âm, các bác sỹ có thể xác định được kích thước, mật độ, hình dáng, ranh giới cũng như dự đoán được sự ảnh hưởng của khối u nang lên các cơ quan lân cận. Đặc biệt, với các loại máy móc hiện đại thì ngay cả tính chất bên trong của khối u là thể rắn hay lỏng, thủy dịch hay hỗn hợp thì đều có thể phát hiện ra được.

XQ bụng không chuẩn bị: Là phương pháp để xác định khối u nang có phải là u bì hay không. Nếu phát hiện trong nang có răng, tóc và xương trong khối u thì có thể xác định đó là khối u nang bì.

Chụp CT buồng trứng có cản quang: Cho ra hình ảnh có hay không có khối u nang buồng trứng, tử cung có bị lệch vị trí hay không, vòi trứng bình thường hay căng dài quá quy định.

Nội soi ổ bụng: Trường hợp này áp dụng khi khối u đã quá to, khi mà siêu âm không còn phát hiện ra được ranh giới của khối u. Lúc đó để biết được kích thước thật cảu khối u, chỉ còn cách nội soi ổ bụng để chụp lại hình ảnh bên trong để đưa ra kết luận.

Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm để phân biệt khối u là lành tính hay ác tính. Thông thường chỉ định xét nghiệm máu để xác định u nang buồng trứng chỉ được áp dụng cho các phụ nữ đã trên 35 tuổi, những trường hợp có khối u căng cứng và một số bệnh phụ khoa khác.

# Biện pháp phòng ngừa u nang buồng trứng.

U nang buồng trứng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, bởi vậy việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa là rất cần thiết để chị em không phải đối mặt với căn bệnh này.

Cân bằng nội tiết tố: Hạn chế tối đa việc nạo, phá thai bởi vì đây chính là nguyên nhân gây ra u nang buồng trứng điển hình và một số bệnh phụ khoa nghiêm trọng nhất. Nhất là nạo phá thai nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ của chị em sau này.

Chú ý chế độ dinh dưỡng: bổ sung nhiều rau quả, thực hiện chế độ dinh dưỡng nhiều protein và giảm thiểu chất béo. Có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Uống đủ lượng nước một ngày (2 đến 3 lít), luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể.

Vệ sinh thân thể đúng cách: Chú ý giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng kín một các đúng đắn, tránh lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ hay có sự tác động của hóa chất lên vùng kín.

Không lạm dụng thuốc: Một số loại thuốc chứa các hormone gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt làm tăng nguy cơ mắc bệnh u nang buồng trứng.

Giảm thiểu stress: căng thẳng, luôn giữ tinh thần lạc quan vui vẻ. Đây không chỉ là cách phòng ngừa u nang buồng trứng mà còn là cách ngừa nhiều bệnh khác.

Quan hệ tình dục an toàn: Một trong các nguyên nhân gây ra các bệnh phụ khoa nói chung và u ang buồng trứng nói riêng là u nang buồng trứng chính là do quan hệ tình dục không an toàn gây nên. Vì vậy, chị em cần đặc biệt chú ý để có cách tự bảo vệ bản thân mình an toàn trong quá trình quan hệ.

Khám phụ khoa theo định kỳ: ít nhất là 6 tháng 1 lần. Đây là cách tốt nhất để phát hiện ra khối u sớm để điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến khá năng làm mẹ sau này.

Lâm Vũ Linh

Thông tin bạn cần biết: Triệu chứng viêm nhiễn phụ khoa cần biết.