Xu Hướng 5/2024 # Đánh Bóng Mặt Kính Đồng Hồ Bị Xước # Top 5 Yêu Thích

Sau một thời gian sử dụng, mặt kính của những chiếc đồng hồ yêu quý của bạn xuất hiện nhiều vết xước xấu xí và cũ mòn. Những vết xước xấu xí trên chiếc đồng hồ yêu quý khiến bạn hoang mang và lo lắng vì không biết cách nào làm mới đồng hồ hay Đánh Bóng Mặt Kính Đồng Hồ Bị Xước Hiệu Quả.

Vậy làm cách nào để những vết trầy này có thể biến mất và trả lại vẻ đẹp nguyên vẹn cho đồng hồ.

Hành động xóa bỏ vết xước trên mặt kính đồng hồ thường được giới trong ngành gọi là “đánh bóng”, và đây là một quá trình tốn thời gian và khó khăn, tùy thuộc vào mức độ mà chúng ta có thể có những biện pháp tối ưu để xử lý những vết xước xấu xí.

Các loại kính đồng hồ

Mặc dù rất đa dạng về mẫu mã, chất liệu, bộ máy… tuy nhiên hiện nay trên thế giới chỉ có 4 loại mặt kính đồng hồ phổ biến bao gồm:

Kính Mica (Acrylic Crystal) hay còn gọi là kính nhựa tổng hợp trong suốt, do tính năng dẻo, dễ tạo kiểu thiết kế mặt kính lồi đặc trưng giúp bắt “cận cảnh” vẻ đẹp cho các mẫu đồng hồ thời trang. Loại kính này thường được sử dụng trong những mẫu đồng hồ giá rẻ hoặc đồng hồ trẻ em. Độ cứng của kính Mica chỉ đạt 300 VK (vicker) mà thôi.

Kính Mica được đánh giá là loại kính dễ bị trầy xước nhất vì chúng hầu như không có khả năng chống trầy. Song vết trầy của kính Mica cũng dễ được xử lý. Tuy nhiên, do độ cứng thấp nên mặt kính đồng hồ sẽ dễ bị vỡ sau khi đánh bóng nhiều lần.

Theo các chuyên gia đồng hồ, nếu như đồng hồ của bạn sử dụng chất liệu kính Mica thì tốt nhất bạn nên thay mới chúng khi bị trầy vì giá thành cực rẻ và dễ thay thế.

Kính khoáng(Mineral Crystal) hay còn gọi là kính cường lực, được cấu tạo từ các khoáng chất vô cơ. Là loại được sử dụng nhiều nhất trong ngành chế tác đồng hồ sử hữu những đặc điểm như: có khả năng chống rơi vỡ, va đập tốt, dễ tìm mua ở bất cứ đâu, giá thành rẻ, dễ đánh bóng khi bị trầy xước.

Có thể nói trong 4 loại mặt kính đồng hồ chỉ có mặt kính cường lực là có khả năng loại bỏ vết xước cao nhất, hoàn thiện nhất và chi phí thấp nhất.

Sở hữu cấu trúc không quá cứng và có khả năng chống rạn nứt, va đập tốt cho nên kính cường lực được đánh giá là chất liệu dễ đánh bóng nhất. Điều đặc biệt ở kính cường lực đó là sau khi đánh bóng chiếc đồng hồ của bạn có thể quay về trạng thái bóng đẹp như chưa từng có vết trầy xước nào cả (ngoại trừ những vết trầy xước quá sâu).

Tùy thuộc vào mức độ vết xước mà chúng ta có cách xử lý khác nhau. Nếu vết xước trên mặt số đồng hồ của bạn quá sâu thì dù là kính cường lực bạn vẫn phải đi thay mới vì không thể nào đánh bóng được.

Kính Hardlex (Hardlex Crystal) là loại kính độc quyền của thương hiệu Seiko được làm từ chất liệu thủy tinh Borosilicate – thủy tinh phòng thí nghiệm được bổ sung thêm phụ gia nhằm tăng độ cứng. Kính này có khả năng chịu va đập tốt, giá thành thấp nhưng lại khó đánh bóng khi bị trầy xước hay thay thế vì dễ nứt bể và đặc biệt là rất khó mua do tính độc quyền.

Kính Sapphire (Sapphire Crystal) được đánh giá là loại kính đồng hồ cao cấp nhất với mức giá không hề rẻ. Kính Sapphire được tạo thành từ bột nhôm oxit (Al2O3) trải qua quá trình Verneuil để tạo thành các khối Sapphire.

Kính Sapphire có đầy đủ những đặc trưng của mặt kính đồng hồ cao cấp như: có độ sáng bóng cao, chống ăn mòn, chống trầy xước, độ cứng đạt thang điểm 9 trên thang đo Mohs; chỉ xếp sau moissanite (9,25) và kim cương (10) mà thôi.

Điều này có nghĩa là, không có vật liệu nào khác có thể tạo ra vết trầy lên mặt kính sapphire, ngoại trừ, tất nhiên, những vật liệu bằng sapphire và hai vật liệu duy nhất cứng hơn sapphire.

Vì thế, trong quá trình để trữ, không nên để các đồng hồ lẫn lộn vào nhau hay để chung với các đồ trang sức khác, nhất là các vật trang sức có đính kim cương.

Do tính chất vật liệu có độ cứng rất cao vì vậy Sapphire cực kỳ khó đánh bóng hơn nữa chi phí đánh bóng của nó cũng cao ngang ngửa với việc bạn thay lại kính mới. Vì vậy, nếu kính Sapphire trên đồng hồ của bạn bị trầy xước tốt nhất bạn nên thay kính đồng hồ mới.

Và không chỉ mỗi loại kính có cách đánh bóng khác nhau, bạn cũng nên nhận biết kiểu thiết kế kính để có cách khắc phục vết trầy mặt kính đồng hồ riêng biệt.

Ngoài kiểu thiết kế mặt kính phẳng, ta còn có kiểu thiết kế mặt kính lồi và kiểu kính phóng đại lịch(thường hay thấy ở các mẫu đồng hồ Rolex).

Nếu để bị trầy xước ở kiểu kính lồi hay kiểu kính phóng đại lịch thì rất khó để đánh bóng vì nếu làm thế, bề mặt mặt kính sẽ bị mất cân bằng cấu trúc, gây mất thẩm mỹ cho đồng hồ, và đặc biệt nếu chúng là kính Sapphire thì lại càng khó đánh bóng hơn. Vì thế, cách tốt nhất là hãy thay mới để chất lượng và vẻ đẹp của kính được đảm bảo.

Cách Đánh Bóng Mặt Kính Đồng Hồ Bị Xước Hiệu Quả

Hiện nay, ta có 2 cách đánh bóng mặt kính đồng hồ bị xước: 1 là đánh bóng mặt kính đồng hồ bị xước tại nhà bằng kem đánh răng, 2 là đánh bóng mặt kính đồng hồ bị xước bằng máy tại cửa tiệm.

Cách đánh bóng mặt kính đồng hồ bị xước tại nhà bằng kem đánh răng

Đây là cách đánh bóng mặt kính thường dùng ở đa số các đồ dùng (trong đó có cả kính đồng hồ khi bị xước ở mức nhỏ và mờ) có mặt kính bằng chất liệu nhựa Mica hoặc kính khoáng (hay con gọi là kính cường lực).

Đối với kính Sapphire hay kính Hardley, bạn không thể dùng kem đánh răng mà phải mua keo kim cương (diamond paste) và đánh bóng bằng máy đánh bóng chuyên dụng.

Để thực hiện đánh bóng cho mặt kính Mica và kính khoáng, bạn cần 3 vật liệu: kem đánh răng (loại kem trắng, càng đơn giản càng tốt và tránh loại kem đánh răng có thành phần than hoạt tính), bông gòn y tế, vải mịn như vải cotton(không nên dùng khăn lông vì các sợi lông tơ từ khăn có thể vướng lại vào kẻ hở và rất khó để lấy ra).

Bạn lấy một ít kem đánh răng cho lên lên mặt kính đồng hồ thoa đều, sau đó thì để khô khoảng tầm 2 phút. Rồi lấy bông gòn y tế đánh đều lên mặt đồng hồ trong khoảng tầm thêm 3 phút nữa. Cuối cùng dùng vải mịn thấm nước, vắt khô lau thật sạch lại là xong rồi đấy.

Trường hợp đồng hồ của bạn sử dụng khá lâu, các vết xước nhiều và chưa thể loại bỏ bằng cách này thì tốt nhất ban nên đem chúng ra các cửa hàng đồng hồ để chúng được các chuyên viên kỹ thuật xử lý và đánh bóng lại, hoặc thay lại kính mới.

Cách đánh bóng mặt kính đồng hồ bị xước bằng máy tại cửa tiệm

Đây là quy trình xử lý vết xước trên mặt kính Sapphire hoặc kính Hardlex bằng máy tại các cửa tiệm, gồm có 5 bước như sau:

Bước 1: Bao bọc toàn bộ đồng hồ bằng keo giấy chỉ để lộ phần mặt kính. Để tránh việc đánh bóng đồng hồ gây ảnh hưởng đến nhưng bộ phận xung quanh như vỏ hoặc dây.

Bước 2: Chiếc đồng hồ sau đó sẽ được phủ một lớp phấn đánh bóng mỏng và được tiến hành cho tiếp xúc với bánh xe đánh bóng.

Bước 3: Trong lúc đánh bóng, đồng hồ cần phải được thường xuyên chuyển các góc độ cho những vị trí cần làm sáng hoặc loại bỏ vết trầy. Để giúp việc đánh bóng hiệu quả hơn, người thợ cần phải tăng giảm áp suất giữa bánh xe và mặt kính một cách phù hợp.

Bước 4: Trong trường hợp nếu mặt kính nóng quá thì cần phải tạm dừng việc đánh bóng, để nguội lại rồi mới tiến hành tiếp. Hoặc người thợ có thể bôi thêm phấn đánh bóng để giúp giảm nhiệt độ trên bề mặt tiếp xúc của kính.

Bước 5: Việc đánh bóng thực sự dừng lại khi mặt bề mặt kính hoàn toàn sáng bóng. Sau đó, mặt kính đồng hồ sẽ được đặt vào một máy rung để làm sạch và tăng độ bóng cho đồng hồ, sau đó lau khô lại bằng khăn mềm.

Với đội ngũ nhân viên lành nghề, có kỹ năng trong ngành sửa chữa đồng hồ đã hơn 30 năm kinh nghiệm, Đồng Hồ Tân Tân có cung cấp dịch vụ đánh bóng mặt kính đồng hồ hoàn thiện với mức giá chỉ 350.000 VND.

Mọi thông tin hay thắc mắc về đồng hồ cũng như cách Đánh Bóng Mặt Kính Đồng Hồ Bị Xước, quý khách vui lòng đến ngay Trung tâm Bảo hành sửa chữa của TÂN TÂN theo thông tin bên dưới:

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trung tâm sửa chữa đồng hồ Thụy Sĩ & Citizen chính hãng: 285 Lý Tự Trọng, P. Bến Thành, Q.1, HCM

Hotline: 1800 9027 nhấn phím 2

Mở cửa: Từ 9h00 – 18h00 mỗi ngày