Xem Nhiều 5/2024 # Những Dấu Hiệu Ung Thư Cổ Tử Cung Giai Đoạn Cuối # Top 1 Yêu Thích

1. Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối là gì?

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối là khi các tế bào ung thư đã lan rộng khắp vùng cổ tử cung và di căn đến các tạng và cơ quan khác khiến bệnh tình trở nặng. Ở giai đoạn cuối này nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là đến tính mạng của người bệnh.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối bao gồm hai giai đoạn là 4A và 4B:

Giai đoạn 4A: là khi mà các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn đến niêm mạc bên trong của trực tràng và bàng quang. Các tế bào ung thư đang có xu hướng lan tới hạch bạch huyết nhưng chưa di căn đến các bộ phận khác hoặc tạng khác bên trong cơ thể.

Giai đoạn 4B: là khi mà các tế bào ung thư đã lan đến những hạch bạch huyết, xâm lấn đến các cơ quan nội tạng ở vùng bụng trên, có khả năng phát triển và di căn đến phổi, đến xương gây ra ảnh hưởng cho toàn bộ cơ thể.

2. Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

Khó thở

Người bệnh mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối thường cảm thấy khó thở. Và đây cũng là một dấu hiệu rất hay gặp khi ung thư cổ tử cung đã ở giai đoạn cuối. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do tình trạng tắc nghẽn phế quản hoặc suy hô hấp.

Xuất huyết âm đạo

Tiết dịch âm đạo bất thường

Dịch âm đạo bình thường sẽ có màu sắc trong như lòng trắng trứng, sờ vào có cảm giác nhầy, dai và hoàn toàn không có mùi khó chịu. Dịch âm đạo thường hay ra nhiều vào khoảng thời gian rụng trứng. Trái lại, nếu gặp phải hiện tượng âm đạo ra dịch bất thường (xanh, trắng đục, lẫn máu), có thể có mùi hôi bất thường hay quá đặc hoặc quá loãng thì đó rất có thể là báo động đỏ cho tình trạng thay đổi nội tiết tố trong cơ thể bạn và cũng không thể loại trừ là những dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của bạn nữ sẽ kéo dài trong khoảng 28 – 32 ngày, một số khác có chu kỳ ngắn hơn (25 – 27 ngày) hoặc dài hơn (33 – 35 ngày). Đây đều là những biểu hiện bình thường của cơ thể và miễn là nó đều đặn thì bạn không cần phải lo lắng nhiều. Tuy nhiên, nếu chu kỳ đang đều đặn bỗng dưng đến sớm hoặc kéo dài hơn mà không tìm ra nguyên nhân thì bạn cần chú ý. Loại trừ những nguyên nhân như stress hoặc thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống thì một yếu tố không thể bỏ qua là ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối đã gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt của bạn thông qua thay đổi nội tiết tố hoặc ảnh hưởng tới quá trình phát triển và rụng trứng.

Cùng với việc xuất huyết bất thường ở âm đạo, đau vùng chậu là biểu hiện gợi ý cho các bác sĩ nghĩ ngay đến dấu hiệu của ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Nguyên nhân của cơn đau này báo hiệu các tế bào ung thư đã xâm lấn và lan đến vùng xương chậu của bạn. Đặc biệt lưu ý nếu các bạn cảm thấy đau nhức vùng xương chậu vào thời gian không trong chu kỳ kinh nguyệt bởi rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối và bạn đừng nên chần chừ mà hãy nhanh chóng thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.

3. Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối như thế nào?

Phương pháp điều trị có thể áp dụng khi người bệnh mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối bao gồm: phẫu thuật cắt bỏ khối u, một phần hay toàn phần tử cung hoặc/và hóa xạ trị nhằm tiêu diệt tế bào ung thư ở một mức độ nhất định và ngăn không cho chúng tiếp tục di căn sang các cơ quan khác. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định phù hợp để giành lấy cơ hội sống cao nhất cho người bệnh. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa khi bước vào giai đoạn này thì việc điều trị chỉ có thể kéo dài thời gian sống còn khả năng chữa khỏi hoàn toàn thì thực sự rất thấp.

4. Biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Để dự phòng ung thư cổ tử cung chị em hãy thực hiện các biện pháp sau:

Tiêm vacxin phòng virus HPV

Vào thời điểm hiện tại, tiêm phòng vacxin HPV là phương pháp dự phòng ung thư cổ tử cung được xem là hiệu quả nhất. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên tiêm phòng cho phụ nữ và trẻ em gái bắt đầu từ trước giai đoạn có khả năng quan hệ tình dục. Độ tuổi phù hợp để tiêm phòng vacxin này là từ 9 – 26 tuổi. Còn đối các bạn nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ mà chưa tiêm phòng HPV thì nên thường xuyên thăm khám định kỳ để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời.

Quan hệ tình dục an toàn

Bên cạnh việc chủ động tiêm ngừa virus HPV, quan hệ tình dục an toàn và chung thủy 1 – 1 cũng là biện pháp cần thiết để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, sử dụng các biện pháp tránh thai như bao cao su cũng giúp giảm thiểu việc lây truyền HPV cũng như các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khác.

Chế độ dinh dưỡng cân bằng

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng đóng góp một phần quan trọng vào việc ngăn ngừa các bệnh ung thư nói chung chứ không riêng gì ung thư cổ tử cung. Với một chế độ dinh dưỡng cân bằng, thực phẩm đảm bảo nguồn gốc và chất lượng sẽ giúp chị em phụ nữ có một cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt và giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Một lưu ý nữa đó là nên hạn chế tối đa việc hút thuốc lá (chủ động hay bị động), ăn thực phẩm chế biến sẵn hay đồ chiên nướng nhiều dầu mỡ cũng giúp hạn chế nguy cơ gây ung thư nói chung.

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên không chỉ giúp chị em có một cơ thể dẻo dai, mạnh mẽ hay một hệ cơ xương khớp khỏe mạnh mà còn giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng cho cơ thể. Việc có một cơ thể khỏe mạnh hay một tinh thần phấn chấn luôn là yếu tố quan trọng nhất trong việc dự phòng nhiều bệnh lý chứ không chỉ riêng ung thư cổ tử cung.