Xu Hướng 5/2024 # Tìm Hiểu Về Ung Thư Tuyến Tiền Liệt # Top 4 Yêu Thích

1. Những yếu tố nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt nam giới cần biết

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ung thư phổ biến ở nam giới, đặc biệt ở các nước phương Tây. Bệnh xảy ra khi có sự phát triển bất thường ở tuyến tiền liệt, tuyến nhỏ của nam giới có nhiệm vụ sản xuất tinh dịch nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng.

So với nhiều bệnh ung thư khác, ung thư tuyến tiền liệt được đánh giá có tiên lượng sống rất tốt, có thể chữa khỏi và may mắn là có đến khoảng 90% bệnh nhân được phát hiện và điều trị khi ung thư mới phát triển.

Tuổi tác: theo Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, ung thư tuyến tiền liệt ít khi xảy ra ở nam giới trẻ tuổi. Nguy cơ mắc bệnh tăng nhanh từ khoảng độ tuổi 50 tuổi. Khoảng 60% ca mắc ung thư tuyến tiền liệt được chẩn đoán khi bệnh nhân đã ở độ tuổi từ 65 trở lên.

Chủng tộc, địa lý: ung thư tuyến tiền liệt phổ biến ở nam giới Mỹ gốc Phi. Bệnh cũng phổ biến ở nam giới khu vực Bắc Mỹ, Bắc Âu, Úc. Châu Á, Trung Mỹ, Nam Mỹ ít phổ biến hơn

Chế độ ăn thiếu khoa học: một số nghiên cứu chỉ ra, những nam giới có chế độ ăn nhiều thịt đỏ, các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, ít rau xanh, hoa quả tươi… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác

Béo phì: nghiên cứu Trung tâm y tế Đại học Duke người béo phì, thừa cân có nguy cơ mắc và tái phát ung thư tuyến tiền liệt cao hơn 3 lần so với người bình thường

Hút thuốc lá: nghiên cứu Đại học Y khoa Vienna (Áo) cho biết một trong những yếu tố nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt là hút thuốc lá

Tiếp xúc hóa chất: nhiều nghiên cứu cho biết những người làm lính cứu hỏa tiếp xúc với hóa chất có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cao hơn khoảng 28% so với những người khác…

Cần đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt vào ban đêm

Khó khăn trong việc tiểu tiện

Dòng chảy nước tiểu yếu hơn bình thường

Cảm thấy bàng quang không làm trống hoàn toàn

Các biểu hiện ung thư tuyến tiền liệt khác có thể xảy ra khi ung thư lan rộng, như đau lưng và đau xương, chán ăn, đau ở tinh hoàn, giảm cân không rõ nguyên nhân.

2. Biểu hiện của ung thư tuyến tiền liệt

Ngay khi có các biểu hiện trên cần đến ngay các chuyên khoa ung bướu để làm các xét nghiệm chẩn đoán để phát hiện kịp thời.

Bác sĩ sẽ thăm khám trực tràng bằng tay nhằm phát hiện sớm khối u.

Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư PSA. Đây là một loại chất chỉ điểm ung thư có giá trị cao trong việc chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.

3. Xét nghiệm chẩn đoán

Siêu âm tuyến tiền liệt : Siêu âm giúp quan sát đúng hình ảnh và vị trí, kích thước của khối u trong tuyến tiền liệt.

Sinh thiết : Giúp bác sĩ đánh giá mức độ bệnh và tiên lượng ung thư tuyến tiền liệt.

Chụp X-quang đường tiết niệu, chụp CT ổ bụng và khung chậu… giúp xác định mức độ di căn của bệnh sang các vị trí khác trong cơ thể.

Chỉ số PSA trong máu cao có thể bạn đã mắc ung thư tuyến tiền liệt. Cụ thể: Nếu chỉ số PSA nhỏ hơn 4 ng/ml thì khả năng mắt ung thư tuyến tiền liệt là 15%. Nếu PSA cao hơn 10 ng/ml thì khả năng mắc bệnh là 67%. Nếu chỉ số PSA hơn 40 ng/ml có thể khẳng định ung thư đã lan đến các bộ phận khác của cơ thể.

Ngoài xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư PSA, để chẩn đoán giai đoạn bệnh cụ thể, người bệnh cần làm thêm các xét nghiệm, kiểm tra khác như :

4. Phương pháp điều trị

Tùy thuộc vào kích thước khối u, giai đoạn tiến triển bệnh cũng như thể trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Đối với ung thư tuyến tiền liệt, các phương pháp điều trị chính bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và điều trị nội tiết tố.

Phẫu thuật

Đây là phương pháp được đánh giá cao trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt trong trường hợp khối u cư trú và chưa có sự di căn hay lây lan sang các bộ phận khác. Trong một số trường hợp có thể phải cắt bỏ cả tinh hoàn.

Xạ trị

Đây là phương pháp tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc giảm biến chứng gây đau đớn do sự di căn tới xương của bệnh.

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp bổ trợ này có tác dụng ngăn ngừa sự tái phát của các tế bào ung thư sau điều trị phẫu thuật.

Điều trị nội tiết tố: đây là phương pháp điều trị hormone bằng cách dùng thuốc khá phổ biến.

5. Phòng bệnh ung thư tuyến tiền liệt như thế nào?

Trong các yếu tố nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, có những yếu tố có thể kiểm soát được nên để phòng bệnh ung thư tuyến tiền liệt, giảm nguy cơ mắc bệnh, nam giới cần chú ý không hút thuốc lá, kiểm soát cân nặng, xây dựng chế độ ăn khoa học… Tuy nhiên, có nhiều yếu tố nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt mà chúng ta không kiểm soát được như tiền sử bệnh gia đình, yếu tố tuổi tác… nên khám tầm soát ung thư định kì để phát hiện bệnh sớm luôn được các bác sĩ khuyến khích.