Phổ Biến 5/2024 # Mắc Bệnh Ung Thư Tuyến Tụy Sống Được Bao Lâu? # Top 7 Yêu Thích

Tuyến tụy là cơ quan thuộc hệ tiêu hóa nằm trong ổ bụng và ngay sát dạ dày thực hiện chức năng chuyển hóa đường và tiết dịch tiêu hóa. Ung thư tuyến tụy có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến hơn cả ở những người lớn tuổi, khoảng 50 – 80 tuổi.

1. Nguyên nhân ung thư tuyến tụy

Nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy tăng theo tuổi tác. Hầu hết các bệnh nhân ung thư tuyến tụy đều trên 45 tuổi và 2/3 trong số đó trên 65 tuổi. Độ tuổi trung bình mắc ung thư tuyến tụy ước tính là 71 tuổi.

Nam giới thường có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn nữ giới. Nguyên nhân này xuất phát từ thực tế việc sử dụng thuốc lá phổ biến hơn ở đối tượng nam.

Thuốc lá là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư tuyến tụy

Hút thuốc lá là một trong những yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao gấp 2 lần so với người bình thường và khoảng 20 – 30% bệnh nhân ung thư tuyến tụy được xác định là có sử dụng thuốc lá.

Nhiều số liệu thống kê chỉ ra, những người béo phì có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn 20% những người bình thường. Những người không béo phì nhưng béo bụng cũng có nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao.

Những người tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại như hóa chất tẩy rử kim laoị cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.

Tuy chưa có bất kì nghiên cứu nào chỉ ra ung thư tuyến tụy di truyền từ bố mẹ sang con cái. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đã khẳng định, những người có người thân trong gia đình mắc ung thư tuyến tụy có nguy cơ mắc cao hơn những người bình thường, đặc biệt là trường hợp phát hiện bệnh ở độ tuổi còn trẻ, trước 45 tuổi.

Đột biến gen PRSS1 gây nên bệnh viêm tụy

Hội chứng Von Hippel – Lindau: làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy và ung thư vú.

Nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy chưa được giải thích rõ ràng nhưng thực tế chứng minh rằng những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Dù tỷ lệ biến chuyển thành ung thư không cao nhưng viêm tụy mạn tính và viêm đại tràng mạn tính vẫn có thể phát triển thành ung thư tuyến tụy, đặc biệt là ở những người có thói quen hút thuốc lá. Bên cạnh đó, những người bị ung thư tủy di truyền có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, xơ gan, dịch acid trong dạ dày tăng cao cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy.

Chế độ ăn nhiều thịt đỏ, thịt chế biến sẵn cũng cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Chế độ ăn nhiều thịt đỏ, thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói và ít rau xanh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài ra, một số yếu tố cũng được liệt vào danh sách nhóm làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy là rượu, các chất kích thích như cà phê, ít vận động…

2. Những biểu hiện của ung thư tuyến tụy

Ung thư tuyến tụy tiến triển và di căn nhanh. Một số biểu hiện của ung thư tuyến tụy có thể gặp là:

Ngoài chứng vàng da, vàng mắt, bệnh nhân ung thư tuyến tụy còn gặp một số triệu chứng xuất phát từ tắc ống dẫn mật là nước tiểu sẫm màu, lòng bàn tay, bàn chân dễ bị ngứa.

Đau bụng có xu hướng đẩy ra phía sau lưng, đau thuyên giảm khi cúi người về phía trước

Cảm giác đau lúc đầu thường âm ỉ, xuất hiện bất chợt. Đau có xu hướng đẩy ra phía sau lưng, đau thuyên giảm khi cúi người về phía trước. Nguyên nhân của triệu chứng đau bắt nguồn từ sự phát triển của khối u tác động vào dây thần kinh vùng bụng.

Một trong những chức năng quan trọng của tuyến tụy là tiết dịch vị tiêu hóa. Khối u tại tuyến tụy sẽ chặn đường đi của các enzyme tiêu hóa đến ruột, làm khả năng tiêu hóa chất béo của cơ thể không tốt. Chất béo dư thừa không được tiêu hóa gây ra tình trạng phân lỏng, có mùi rất khó chịu.

Tắc nghẽn đường ruột xảy ra khi ung thư tuyến tụy phát triển chèn ép vào thành tá tràng, chặn dòng chảy thức ăn từ dạ dày đến ruột non.

Đến giai đoạn ung thư di căn đến một số cơ quan ở xa như gan, phổi… bệnh nhân còn có nhiều biểu hiện phức tạp hơn như đau tức dữ dội vùng ngực, khó thở, sưng bụng, phù bàn tay, bàn chân…

3. Mắc bệnh ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?

Mắc bệnh ung thư tuyến tụy sống được bao lâu còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

So với các bệnh ung thư thường gặp bệnh nhân ung thư tuyến giáp có tiên lượng sống thấp hơn rất nhiều, ngay cả ở những giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên, nếu được điều trị tích cực, bệnh nhân vẫn có cơ hội kéo dài sự sống.

Phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn đầu, bệnh nhân ung thư tuyến tụy có khoảng 12 – 14% cơ hội sống trong 5 năm.

Ở giai đoạn 2, bệnh nhân ung thư tuyến tụy có khoảng 5 – 7% cơ hội sống.

Ở giai đoạn 3 và giai đoạn 4, cơ hội sống của bệnh nhân rất thấp, chỉ khoảng 1- 3%.

4. Điều trị ung thư tuyến tụy như thế nào?

Một số phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư tuyến tụy là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và điều trị nhắm mục tiêu.

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị chính

Tùy từng tình trạng cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định cắt một phần hoặc toàn bộ tuyến tụy. Chỉ khoảng 20% bệnh nhân ung thư tuyến tụy được điều trị theo phương pháp này do đa số đều phát hiện khi khối u đã di căn rộng. Phẫu thuật có thể kết hợp với nhiều phương pháp bổ trợ khác để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Sử dụng tia năng lượng cao như tia X hay hạt proton để tiêu diệt các tế bào ung thư sau phẫu thuật. Trường hợp bệnh nhân không đáp ứng được phẫu thuật thì xạ trị đóng vai trò là phương pháp điều trị chính. Tia xạ có thể đến từ máy gia tốc bên ngoài hoặc đặt bên trong cơ thể, gần khối u để tiêu diệt.

Sử dụng thuốc tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị được đưa vào cơ thể qua tĩnh mạch hoặc đường uống. Ở giai đoạn nặng, hóa trị thường được chỉ định kết hợp với điều trị nhắm mục tiêu.

Nhắm vào các tế bào ung thư để tiêu diệt mà ít tác động đến các mô lành xung quanh nhất.