Xu Hướng 5/2024 # Phòng Chống Và Điều Trị Bệnh Lao # Top 5 Yêu Thích

Bệnh lao phổi hiện nay đã được chữa khỏi hoàn toàn với những tiến bộ của y học hiện đại. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu biết cặn kẽ dẫn đến không tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

1. Bệnh lao là gì?

Bệnh lao (TB) là bệnh nhiễm một loại vi khuẩn tấn công và hủy hoại mô cơ thể. Vi khuẩn này tên là Mycobacterium Tuberculosis (MTB) và lây truyền qua không khí. Nhiều bệnh nhân thường mắc nhiễm lao giai đoạn ủ bệnh, gọi là bệnh lao tiềm tàng. Sau một khoảng thời gian, tùy vào sức khỏe người bệnh, có thể trong vài tuần cho tới vài năm, vi khuẩn lao bắt đầu hoạt động và gây các triệu chứng bệnh. Sau đó bệnh lao xuất hiện. Bệnh thường ảnh hưởng đến phổi nhưng có thể lan ra (phát tán) đến xương, hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim và các cơ quan khác.

2. Những ai thường mắc phải bệnh lao?

+ Bị HIV hoặc các bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch.

+ Đã tiếp xúc gần với người mắc bệnh lao.

+ Chăm sóc bệnh nhân bị lao, như bác sĩ hay y tá.

+ Sống và làm việc ở nơi có người bị lao, như trại tị nạn, trạm xá.

+ Người sống ở nơi có điều kiện y tế thấp kém.

+ Lạm dụng rượu hoặc ma túy.

+ Du lịch đến những nơi bệnh lao vẫn còn phổ biến. Đa số là ở những khu vực còn đang phát triển như Mỹ Latin, châu Phi, châu Á, Đông Âu và Nga.

3. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao là gì?

4. Lời khuyên dành cho người nghi lao

Người nghi lao là những người có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao hoặc thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người bệnh lao. Người nghi lao cần thực hiện:

+ Đi khám bệnh tại cơ sở y tế, không tự chữa bệnh bằng mọi cách.

+ Làm đầy đủ các xét nghiệm theo hướng dẫn của cán bộ y tế để được chẩn đoán chính xác bệnh lao.

+ Phòng lây bệnh cho người xung quanh:

– Không khạc nhổ bừa bãi. Che miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn tay hoặc khăn giấy. Giặt sạch khăn tay bằng xà phòng rồi luộc sôi hoặc đốt khăn giấy.

– Mở cửa sổ để không khí trong nhà được lưu thông.

– Ngủ riêng phòng nếu có điều kiện.

– Hạn chế tiếp xúc gần với trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai, người ốm yếu.

5. Lời khuyên dành cho người bệnh lao

Thuốc chống lao được cấp miễn phí cho tất cả những người mắc lao được phát hiện tại các cơ sở y tế của mạng lưới thuộc Chương trình Chống lao Quốc gia. Người bệnh lao cần thực hiện:

+ Dùng phối hợp thuốc, đúng, đủ, đều theo hướng dẫn của cán bộ y tế để chữa dứt điểm bệnh là phòng kháng thuốc.

+ Không tự ý ngưng, thêm hoặc đổi thuốc

+ Thông báo ngay cho cán bộ y tế khi thấy ù tai, chóng mặt, vàng da, chán ăn, buồn nôn,… trong khi dùng thuốc.

+ Làm đủ các xét nghiệm trong quá trình điều trị.

+ Thông báo với các cơ sở điều trị khi đi xa hoặc chuyển chỗ ở để được tiếp tục theo dõi và nhận thuốc.

+ Thực hiện các biện pháp phòng lây bệnh cho người xung quanh.

+ Tập luyện, sinh hoạt điều độ, ăn uống đủ chất để chống đỡ bệnh tốt hơn.

+ Bỏ rượu, bia, thuốc lá để điều trị đạt kết quả cao.

6. Sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng trong phòng chống và điều trị bệnh lao.

– Gia đình, người thân và bạn bè:

+ Động viên người nghi ngờ lao đến cơ sở y tế khám và phát hiện sớm bệnh lao.

+ Nhắc nhở người bệnh uống thuốc đúng, đủ, đều đặn theo hướng dẫn của cán bộ y tế

– Các tổ chức đoàn thể (Hội chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ,…)

+ Động viên, giới thiệu người nghi lao đến cơ sở lao.

+ Hỗ trợ người bệnh hoàn thành đợt điều trị.

1. Bệnh lao là gì?

Bệnh lao (TB) là bệnh nhiễm một loại vi khuẩn tấn công và hủy hoại mô cơ thể. Vi khuẩn này tên là Mycobacterium Tuberculosis (MTB) và lây truyền qua không khí. Nhiều bệnh nhân thường mắc nhiễm lao giai đoạn ủ bệnh, gọi là bệnh lao tiềm tàng. Sau một khoảng thời gian, tùy vào sức khỏe người bệnh, có thể trong vài tuần cho tới vài năm, vi khuẩn lao bắt đầu hoạt động và gây các triệu chứng bệnh. Sau đó bệnh lao xuất hiện. Bệnh thường ảnh hưởng đến phổi nhưng có thể lan ra (phát tán) đến xương, hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim và các cơ quan khác.

2. Những ai thường mắc phải bệnh lao?

+ Bị HIV hoặc các bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch.

+ Đã tiếp xúc gần với người mắc bệnh lao.

+ Chăm sóc bệnh nhân bị lao, như bác sĩ hay y tá.

+ Sống và làm việc ở nơi có người bị lao, như trại tị nạn, trạm xá.

+ Người sống ở nơi có điều kiện y tế thấp kém.

+ Lạm dụng rượu hoặc ma túy.

+ Du lịch đến những nơi bệnh lao vẫn còn phổ biến. Đa số là ở những khu vực còn đang phát triển như Mỹ Latin, châu Phi, châu Á, Đông Âu và Nga.

3. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao là gì?

4. Lời khuyên dành cho người nghi lao

Người nghi lao là những người có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao hoặc thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người bệnh lao. Người nghi lao cần thực hiện:

+ Đi khám bệnh tại cơ sở y tế, không tự chữa bệnh bằng mọi cách.

+ Làm đầy đủ các xét nghiệm theo hướng dẫn của cán bộ y tế để được chẩn đoán chính xác bệnh lao.

+ Phòng lây bệnh cho người xung quanh:

– Không khạc nhổ bừa bãi. Che miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn tay hoặc khăn giấy. Giặt sạch khăn tay bằng xà phòng rồi luộc sôi hoặc đốt khăn giấy.

– Mở cửa sổ để không khí trong nhà được lưu thông.

– Ngủ riêng phòng nếu có điều kiện.

– Hạn chế tiếp xúc gần với trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai, người ốm yếu.

5. Lời khuyên dành cho người bệnh lao

Thuốc chống lao được cấp miễn phí cho tất cả những người mắc lao được phát hiện tại các cơ sở y tế của mạng lưới thuộc Chương trình Chống lao Quốc gia. Người bệnh lao cần thực hiện:

+ Dùng phối hợp thuốc, đúng, đủ, đều theo hướng dẫn của cán bộ y tế để chữa dứt điểm bệnh là phòng kháng thuốc.

+ Không tự ý ngưng, thêm hoặc đổi thuốc

+ Thông báo ngay cho cán bộ y tế khi thấy ù tai, chóng mặt, vàng da, chán ăn, buồn nôn,… trong khi dùng thuốc.

+ Làm đủ các xét nghiệm trong quá trình điều trị.

+ Thông báo với các cơ sở điều trị khi đi xa hoặc chuyển chỗ ở để được tiếp tục theo dõi và nhận thuốc.

+ Thực hiện các biện pháp phòng lây bệnh cho người xung quanh.

+ Tập luyện, sinh hoạt điều độ, ăn uống đủ chất để chống đỡ bệnh tốt hơn.

+ Bỏ rượu, bia, thuốc lá để điều trị đạt kết quả cao.

6. Sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng trong phòng chống và điều trị bệnh lao.

– Gia đình, người thân và bạn bè:

+ Động viên người nghi ngờ lao đến cơ sở y tế khám và phát hiện sớm bệnh lao.

+ Nhắc nhở người bệnh uống thuốc đúng, đủ, đều đặn theo hướng dẫn của cán bộ y tế

– Các tổ chức đoàn thể (Hội chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ,…)

+ Động viên, giới thiệu người nghi lao đến cơ sở lao.

+ Hỗ trợ người bệnh hoàn thành đợt điều trị.

 

                                                         Nguồn:Trung tâm TT-GDSK Bà Rịa – Vũng Tàu

                                                             T3G/BỆNH VIỆN QUẬN TÂN PHÚ