Phổ Biến 5/2024 # Nguyên Nhân Và Cách Chữa Bệnh Hôi Miệng Ở Trẻ Nhỏ # Top 7 Yêu Thích

Bệnh hôi miệng là một vấn đề khá tế nhị và khó nói đối với những người bị bệnh và những người xung quanh họ. Bệnh hôi miệng tưởng chừng như chỉ xuất hiện ở người lớn nhưng thật ra ngay cả trẻ em cũng bị dù ở bất kỳ lứa tuổi nào,

Điều này cũng khiến rất nhiều bậc cha mẹ bối rối khi đi tìm giải pháp cho con mình. Thế nhưng sẽ không quá khó khăn để lựa chọn, tìm kiếm phương pháp chữa trị khi đã hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh hôi miệng.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng ở trẻ

Vệ sinh răng miệng kém

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hôi miệng ở trẻ em nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do vệ sinh răng miệng kém.

Ở độ tuổi các bé thì việc tự giác vệ sinh răng miệng cho bản thân hầu như là không thể. Nếu bố mẹ không nhắc nhở hoặc giúp bé đánh răng, súc miệng thường xuyên hoặc có vệ sinh nhưng không đúng cách thì các cặn thức ăn thừa đọng lại tại các khe răng. Lâu ngày, những vi khuẩn bình thường sống trong miệng bé tương tác với những thức ăn đó và bắt đầu sinh ra mùi hôi khó chịu và làm hại rất nhiều đến men răng của bé.

Hôi miệng chủ yếu do trẻ vệ sinh răng miệng kém

Bé bị khô miệng

Nếu bé bị ngạt mũi và phải thở bằng miệng thì lúc đấy những vi khẩn ở trong môi tường có cơ hội vào trong miệng bé sinh sôi và phát triển.

Bé bị ngạt mũi và phải thở bằng miệng là cơ hội cho vi khuẩn phát triển

Bé mắc bệnh về đường hô hấp

Nhiễm trùng xoang hay nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, viêm tiểu phế quản cũng làm hơi thở bé có mùi. Nguyên nhân ít gặp hơn là nhiễm trùng ở họng do viêm họng hoặc viêm amiđan. Ngay cả khi amiđan không viêm thì các mảnh vụn thức ăn cũng có thể mắt kẹt ở đây, gây mùi cho hơi thở.

Hôi miệng do bé mắc bệnh về đường hô hấp

Thói quen mút ngón tay, ngậm ti giả của bé

Đây là thói quen mà bất cứ trẻ nào cũng trải qua. Nếu bé có thói quen mút ngón tay, ngậm ti giả thì nguy cơ hôi miệng ở bé càng nhiều. Các vi khuẩn từ ngón tay, ti giả có thể vào miệng và làm hơi thở bé có mùi không mấy dễ chịu.

Thói quen mút ngón tay làm cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập

Trẻ bị hôi miệng do bệnh lý răng miệng

Ngoài ra, một số bệnh lý răng miệng khác như bé bị viêm nướu, viêm chân răng… làm lợi bé có tình trạng sưng tấy, không được làm sạch vi khuẩn trong miệng sẽ sinh ra hơi thở khó chịu.

Bé bị viêm nướu, viêm chân răng sẽ sinh ra hơi thở khó chịu.

2. Cách điều trị hôi miệng ở trẻ nhỏ hiệu quả

Chăm sóc răng miệng đúng cách

– Vệ sinh răng miệng thường xuyên và có hiệu quả

– Các bậc phụ huynh hãy tập cho bé có thói quen vệ sinh răng miệng: đánh răng, súc miệng một cách thường xuyên và có hiệu quả nhất (cho bé vệ sinh răng miệng sau khi thức dậy mỗi sáng, sau khi ăn, trước khi đi ngủ).

– Đối với những trẻ nhỏ, chưa thể đánh răng thì bố mẹ có thể dùng gạc mềm thấm nước lau răng miệng cho bé. Bố mẹ chú ý làm nhẹ nhàng để bé không cảm thấy đau và có cảm giác khó chịu. Hiện nay có một số loại bàn chải đánh răng có thêm tác dụng chải lưỡi. Vì thế ta nên kết hợp cho bé sử dụng trong mỗi lần bé đánh răng.

Trẻ bị hôi miệng nên được lưu ý cách chăm sóc vệ sinh răng miệng

Lựa chọn thức ăn phù hợp

Đường trong chế độ ăn của bé tuổi chập chững cũng có thể gây hôi miệng vì nó cung cấp “nguyên liệu” cho vi khuẩn phát triển. Đồ uống có đường, bánh trứng, kẹo… đều là thực phẩm chứa đường và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé. Nếu bé duy trì chế độ ăn lành mạnh, ít đường và chất béo thì hơi thở sẽ được khắc phục.

Lựa chọn thức ăn phù hợp để khắc phục tình trạng hôi miệng của bé

Kiểm tra răng miệng cho bé định kì

Việc chăm sóc răng miệng cho bé ngay từ những ngày còn nhỏ cũng rất quan trọng để sau này bé có một hàm răng vĩnh viễn đẹp và khỏe mạnh. Vì thế, các bậc cha mẹ không nên chủ quan, coi nhẹ việc chăm sóc răng cho trẻ lúc này, nên lập cho bé một thời gian biểu cho bé đi gặp nha sĩ, từ khi bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, thì nên 6 tháng nên đi khám định kỳ 1 lần để việc bảo vệ răng miệng của bé được tốt hơn.

Kiểm tra răng miệng cho bé định kỳ

Nguồn: Kiến thức nha khoa