Xu Hướng 5/2024 # Thủ Tục Mở Phòng Khám Nha Khoa Mới Nhất # Top 4 Yêu Thích

(Luật Tiền Phong) – Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân khi đời sống ngày càng được nâng cao, hiện nay các phòng khám nha khoa của cả người Việt Nam cũng như có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập ngày càng nhiều. Vậy để xin được giấy phép hoạt động của phòng khám nha khoa các bạn cần chuẩn bị những hồ sơ gì, trình tự thủ tục trên thực tế như thế nào? Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ tư vấn cho các bạn tất cả những vấn đề nêu trên, mời các bạn đón đọc để có được những thông tin bổ ích. 

1. Điều kiện khi thành lập phòng khám nha khoa

Hoạt động trong lĩnh vực y tế là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên thực tế, vì vậy để xin được giấy phép hoạt động phòng khám nha khoa các bạn cần đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành bao gồm:

Điều kiện về tư cách chủ thể;

Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị;

Điều kiện về nhân sự.

– Thứ nhất, điều kiện về tư cách chủ thể:

Nếu quy mô vừa và nhỏ, các bạn chỉ nên thành lập hộ kinh doanh cá thể để được đơn giản hóa về mặt thủ tục cũng như giảm bớt những khoản thuế mà các bạn phải đóng;

Nếu với quy mô lớn hơn, các bạn nên thành lập doanh nghiệp để tạo điều kiện cho việc phát triển cũng như tìm kiếm đối tác sau này.

– Thứ hai, điều kiện về cơ sở vật chất:

Phải có địa điểm cố định, để chứng minh về địa điểm cố định các bạn phải có bộ hồ sơ cụ thể như sau: Trường hợp là địa điểm thuộc quyền sử dụng của mình phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng minh, nếu trường hợp thuê hoặc mượn địa điểm thì phải có Hợp đồng thuê/ mượn địa điểm với chủ sử dụng đất hợp pháp và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Nếu phòng khám nha khoa thực hiện thủ thuật về cấy ghép răng (implant) thì phải có phòng hoặc khu vực riêng dành cho việc thực hiện thủ thuật. Phòng hoặc khu vực thực hiện thủ thuật phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn;

Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ;

Có thùng rác y tế đạt chuẩn theo quy định của pháp luật;

Có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn.

– Thứ ba, điều kiện về trang thiết bị y tế:

Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám nha khoa như: ghế răng,…;

Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.

– Thứ tư, điều kiện về nhân sự: đây là điều kiện quan trọng nhất đối với phòng khám nha khoa.

Phòng khám nha khoa phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt;

Trường hợp Bằng tốt nghiệp là bằng bác sỹ đa khoa thì phải có Chứng chỉ định hướng bác sỹ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt;

Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng sau khi có bằng tốt nghiệp;

Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám nha khoa, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. 

2. Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị 

Để thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động phòng khám nha khoa các bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm những giấy tờ sau:

Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (theo mẫu);

Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với phòng khám có vốn đầu tư nước ngoài) tùy thuộc vào quy mô của từng phòng khám nha khoa (Bản sao hợp lệ);

Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật (Bản sao hợp lệ);

Danh sách đăng ký người hành nghề của phòng khám (theo mẫu);

Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của phòng khám (theo mẫu);

Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn (theo mẫu);

Nhưng trên thực tế hồ sơ mà phải nộp không phải chỉ bao gồm những tài liệu trên mà thường được yêu cầu nộp thêm những giấy tờ sau:

HĐ thu gom rác thải rắn;

Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật mà chứng chỉ hành nghề do Sở Y tế cấp tỉnh của các tỉnh khác cấp thì cần nộp bổ sung thêm: 

 Bảng chấm công thực hành;

 Hóa đơn đóng tiền thực hành;

 Quyết định phân công người hướng dẫn thực hành, tùy từng trường hợp mà Sở Y tế sẽ yêu cầu bạn cung cấp thêm thông tin của người hướng dẫn thực hành như: tên, số điện thoại để chuyên viên liên hệ xác định thông tin;…

3. Trình tự thủ tục thực hiện và cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ hợp lệ nêu trên các bạn thực hiện theo trình tự thủ tục như sau:

Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của Sở Y tế nơi đặt địa điểm phòng khám (đối với những tỉnh, thành phố có bộ phận một cửa) hoặc tại Trung tâm hành chính công của tỉnh (đối với những tỉnh, thành phố chưa có bộ phận một cửa). 

Sau khi kiểm tra tính hợp pháp và đầy đủ của bộ hồ sơ, chuyên viên một cửa sẽ gửi lại cho bạn Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả;

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ chuyên viên sẽ ra Thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ và liên hệ với bạn, thông thường trong khoảng thời gian từ 1-2 tháng và tối đa là 3 tháng kể từ ngày ra Thông báo bạn có nghĩa vụ bổ sung hồ sơ. Nếu quá thời hạn trên mà các bạn không bổ sung hồ sơ thì hồ sơ của bạn sẽ bị trả ra đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất lệ phí hành chính nhà nước đã nộp và sau này nếu tiếp tục có nhu cầu bạn phải nộp lại hồ sơ và nộp lần 2 lệ phí hành chính nhà nước.

Nếu trong thời hạn quy định bạn kịp thời bổ sung hồ sơ chuyên viên một cửa sẽ gửi lại bạn Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả mới;

Sở Y tế sẽ tổ chức một đoàn thẩm định xuống thẩm định cơ sở vật chất thực tế của phòng khám, tại buổi thẩm định Sở Y tế sẽ gửi bạn Biên bản thẩm định hồ sơ và Biên bản thẩm định cơ sở vật chất;

Trong khoảng thời gian 45 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ bộ hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế sẽ ra kết quả Giấy phép hoạt động phòng khám nha khoa.

4. Dịch vụ hỗ trợ của của Luật Tiền Phong 

Với đội ngũ Luật sư và chuyên viên có trình độ chuyên môn cũng như dày dặn kinh nghiệm chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ các bạn ra được giấy phép hoạt động phòng khám nha khoa, cụ thể như sau:

Tư vấn các điều kiện khi xin giấy phép hoạt động phòng khám nha khoa;

Soạn thảo và hỗ trợ hoàn thiện bộ hồ sơ xin giấy phép hoạt động phòng khám nha khoa;

Tư vấn lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ môi trường cho bộ hồ sơ Hợp đồng rác thải và Đề án bảo vệ môi trường;

Đại diện nộp hồ sơ và xử lý cho các bạn những vấn đề phát sinh nếu có;

Nhận kết quả giấy phép hoạt động phòng khám nha khoa và bàn giao lại cho khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

==================== 

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT Y TẾ – LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 0916 162 618/ 0976 714 386

Hotmail: [email protected]

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Comments