Xem Nhiều 5/2024 # Ăn Gì Để Kinh Nguyệt Ra Nhiều Khi Kinh Nguyệt Ra Ít? # Top 1 Yêu Thích

Hiện tượng kinh nguyệt ra ít là gì?

Hiện tượng kinh nguyệt tự nhiên ra ít đi là thay đổi đột ngột bất thường trong chu kì kinh nguyệt. Đây là dấu hiệu lượng máu trong kì kinh nguyệt bỗng nhiên giảm đi nhiều và ít hơn so với những tháng chu kì kinh trước đó.

Bình thường chu kì kinh nguyệt ở phụ nữ trưởng thành thường diễn ra khoảng từ 28-32 ngày tinh từ ngày đầu tiên xuất hiện máu kinh. Thời gian hành kinh- chảy máu trong khoảng từu 3-7 ngày, lượng máu kinh từ 60-80ml. Chính vì vậy, nếu bạn gặp hiện tượng kinh nguyệt ít, lượng máu sẽ giảm đi hơn 1 nửa là từ 20-30ml sẽ gọi là hiện tượng kinh nguyệt ít.

Làm cách nào để biết lượng kinh nguyệt ra ít?

Việc nhận biết lượng kinh nguyệt của mình ra nhiều hay ít, nếu chị em chú ý để ý thì có thể nhận biết được. Chị em có thể dựa vào số ngày hành kinh. Như đã nói ở trên, bình thường số ngày hành kính 3-7 ngày, nếu chị em tự nhiên rút ngắn số ngày kinh nguyệt chỉ còn 2 ngày, chứng đỏ lượng máu kinh ra rất ít. Ngoài ra, chị em có thể theo dõi lượng máu kinh nhiều hay ít theo số lượng băng vệ sinh hoặc lượng máu trong cốc nguyệt san. Nếu lượng băng vệ sinh sử dụng ít đi hoặc lượng máu trong cốc nguyệt san đổ theo định kì ít đi thì chứng tỏ máu kinh ra ít hơn bình thường.

Nguyên nhân của kinh nguyệt ra ít là gì?

Hiện tượng kinh nguyệt ra ít hơn bình thường có thể do nhiều nguyên nhân, sau đây là 1 số nguyên nhân chủ yếu chị em nên lưu ý:

Do nguyên nhân chủ quan chị em không giữ vệ sinh trong thời kì hành kinh dẫn đến tình trạng viêm nhiễm , để cơ thể bị nhiễm lạnh trong kì kinh …

Một số chị em bị rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến ngày hành kinh khiến máu kinh có những biểu hiện bất thường như ra ít

Do chế độ ăn uống khiến đặc biệt là thiếu chất đạm , vitamin A , vitamin E , vitamin C … cũng là nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ítbạn tăng giảm cân bất thường và đột ngột khiến chị em mất cân bằng lượng hormone, điều này cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Uống thuốc tránh thai, đặt vòng, dán miếng tránh thai cũng gây nên hiện tượng kinh ra ít, trong nhiều trường hợp máu kinh có màu sẫm tối, nặng hơn có thể bị mất kinh.

Mang thai ngoài tử cung vẫn ra máu khiến nhiều người nhầm lẫn thành máu kinh ra ít. Nhưng mang thai ngoài tử cung cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ.

Ở độ tuổi mãn kinh thường là giai đoạn kinh nguyệt thất thường, có thể ở một số chị em gặp hiện tượng ít kinh, chính vì vậy nếu phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh mà gặp hiện tượng này thì cũng không nên quá lo lắng.

Bình thường chu kì kinh nguyệt thường chịu tác động bởi yếu tố tâm lí chính vì  vậy căng thẳng và stress có thể gây ảnh hưởng rất lớn , làm ức chế vòng kinh gây lên hiện tượng kinh nguyệt ít.

Những chi em đã từng nạo tử cung, nong tử cung… có thể để lại sẹo trên tử cung khiến chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng và trường hợp ít kinh nguyệt là rất thường gặp

Kinh nguyệt ra ít có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt nhiều hay ít đều ảnh hưởng tới sức khỏe chị em. Tuy nhiên theo  nghiên cứu của các chuyên gia sản phụ khoa, hiện tượng kinh nguyệt ít ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em như sau:

Hiện tượng kinh nguyệt ra ít có thể báo hiệu một số bệnh lý nguy hiểm như: Viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng….

Hiện tượng kinh nguyệt ít còn ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, có thể gây vô sinh thứ phát trong tương lại gần

Những rối loạn sinh lý do kinh nguyệt ít sẽ khiến chiji em giảm dần khoái cảm, tăng chứng lãnh cảm, giảm ham muốn và mắc chứng sợ quan hệ tình dục. Việc này về lâu dài ảnh hường nhiều đến đời sống tình dục, hôn nhân hạnh phúc

Chính vì những ảnh hưởng của tình trạng kinh nguyệt ít, chị em không nên chủ quan khi có những dấu hiệu của tình trạng ít kinh, nên đi đến cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để được tư vấn, chẩn đoán chính xác nhất tình trạng bản thân.

Ăn gì để kinh nguyệt ra nhiều hơn

Bổ sung đủ nước cho cơ thể giúp điều hòa kinh nguyệt

Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể

Trong cơ thể 60-70% là nước. Nước giữ vai trò bài tiết và loại bỏ hết các chất độc tố có hại và vận chuyển chất dinh dưỡng tới các bổ phận trong cơ thể. Chính vì vậy, bổ sung đầy đủ nước giúp cơ thể thải hết chất độc hại, giúp các cơ quan trong cơ thể vận hành trơn tru hơn.  Bổ sung đầy đủ nước sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt, tăng lượng máu kinh trong cơ thể để kinh nguyệt ra nhiều hơn, cải thiện tình trạng máu kinh ra ít.

Bổ sung đậu nành

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong đậu nành có chữa chất isoflavon làm tăng hormone, tác dụng chống lão hóa, ngăn ngừa u xơ tử cung, ung thư vú,…

Chị em nếu được bổ sung đậu nành đầy đủ sẽ thúc đẩy cơ thể sản sinh hormone estrogen, cân bằng nội tiết tố, có thể làm tăng lượng kinh nguyệt trở lại bình thường.

Tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, củ quả

Rau xanh, trái cây tươi giúp duy trì sự cân bằng hormone

Một số loại rau cần tăng cường bổ sung như:

Cải bắp, súp lơ, rau diếp, cần tỏi tây… giúp cơ thể hấp thu tốt, tốt cho tiêu hóa và có lợi cho gan, giúp thải độc, tốt cho lá lách và duy trì sự cân bằng của hormone

Rau bina có chứa nhiều sắt, có thể nuôi dưỡng máu, thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào và ngăn ngừa lão hóa

Rau súp lơ xanh có chứa nhiều chất DIM có tác dụng loại bỏ estrogen độc hại từ cơ thể, làm giảm các triệu chứng stress, trầm cảm

Bổ sung đu đủ trong các loại quả mỗi ngày bởi nó có hợp chất giúp tăng khả năng làm dịu tử cung , tăng cường lưu thông máu, làm lượng máu kinh ổn định . Có thể nên ăn đu đủ 2-3 lần / ngày trong thời kì hành kinh

Thiếu máu cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến kinh nguyệt ít đi. Chị em có thể bổ sung củ dền bởi nó là loại thực phẩm giúp tạo máu và bổ sung sắt rất hiệu quả .

Gừng : là nguyên liệu rất tốt hỗ trợ điều trị thiếu kinh, giúp tăng lượng máu kinh , giảm bớt tình trạng đau bụng hay phù nề có thể xảy ra. Chính vì vậy bạn nên thêm gừng vào thức ăn hàng ngày. Trong thời gian hành kinh có thể uống trà gừng 1 lần / ngày.

Các loại cá

Cá là loại thực phẩm có chứa nhiều Omega-3 và acid amino, đây là những chất có tác dụng tối ưu hóa hormone và tăng cường đạm protein cho cơ thể. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng làm giảm nồng độ của crotisol góp phần thúc đẩy testosterone để cân bằng với lượng estrogen trong cơ thể.