Phổ Biến 5/2024 # Giải Đáp Trực Tuyến: Giải Pháp Điều Trị Đau Sau Zona Thần Kinh # Top 6 Yêu Thích

Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng do virus varicella-zoster, đây cũng là virus gây ra bệnh thủy đậu. Ngay cả sau khi đã điều trị hết thủy đậu, virus vẫn có thể trú ngụ trong hệ thần kinh nhiều năm, khi có cơ hội chúng sẽ tái hoạt động lại gây bệnh zona thần kinh. Bệnh zona thường có biểu hiện là một dải mụn nước ở một bên của cơ thể, thường trên thân, cổ hoặc khuôn mặt.

Theo các thống kê cho thấy, cứ 5 người bị bệnh zona thần kinh thì có 1 người gặp biến chứng đau sau zona. Đau sau zona thần kinh là một những biến chứng phổ biến nhất của bệnh. Những cơn đau nhức kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Vậy phải làm cách nào để kiểm soát cơn đau hiệu quả? Câu trả lời đã được BS Nguyễn Tiến Tính giải đáp trong chương trình tư vấn trực tiếp trên kênh truyền hình Quốc hội.

1. MC: Thưa bác sĩ, Zona là gì? BSCKII. BSCC. Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Tiến Tính: Zona bệnh dân gian thường gọi là giời leo, nó là một bệnh da nhiễm trùng cấp do tái hoạt của con virus varicella zoster, nó có đặc điểm là nổi mụn, mọng nước ở một bên của cơ thể và dọc theo đường đi của dây thần kinh. Sau khi khỏi rồi nó có thể để lại di chứng đau kéo dài hàng tháng, có khi hàng năm. Virus varicella zoster gây ra bệnh thủy đậu nếu nhiễm lần đầu, sau khi bệnh thủy đậu ổn định rồi thì còn một số con ẩn náu ở hạch thần kinh cảm giác ở tủy sống, khi có điều kiện thuận lợi nó sẽ bùng phát lên gây ra bệnh tổn thương dây thần kinh và tổn thương da, gây nên bệnh zona. Những điều kiện và yếu tố để nó bùng phát đó là sức đề kháng của cơ thể mình giảm đi, đặc biệt là ở người già sau 60 tuổi khi hệ miễn dịch giảm đi, nhiều bệnh lý nền dẫn đến nguy cơ mắc bệnh Zona ở người già rất cao. Ước tính 50% người mắc bệnh zona trên 50 tuổi.

2. MC: Những người 50, 60 tuổi sẽ bị mắc zona nhiều hơn vậy còn các bạn trẻ tầm độ tuổi từ 30 đổ xuống thì mình có nguy cơ bị không thưa bác sĩ? BSCKII. BSCC. Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Tiến Tính: Có. Trẻ em cũng có nguy cơ bị nhưng tần suất sẽ ít hơn. Như những người có công việc căng thẳng, stress cũng là một yếu tố kích hoạt con virus đó. Nên phải biết điều tiết sinh hoạt của mình để giảm stress.

3. MC: Làm thế nào để mình có thể nhận biết triệu chứng đang có ở cơ thể mình là zona, cách phát hiện và làm thế nào để chữa trị kịp thời thưa bác sĩ? BSCKII. BSCC. Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Tiến Tính: Con virus gây ra bệnh zona chính là virus gây ra bệnh thủy đậu lần đầu tiên. Khi nhiễm lần đầu tiên sẽ gây ra bệnh thủy đậu và nhiễm lần thứ 2 gây ra bệnh zona. Điều đó có nghĩa là zona chỉ gây bệnh ở những người đã từng bị thủy đậu. Nếu mình chưa bị thủy đậu bao giờ thì sẽ không bị zona.

Triệu chứng có những giai đoạn đó là: thứ nhất là giai đoạn ủ bệnh, khoảng chứng 1- 10 ngày, giai đoạn này biểu hiện của nó chỉ là thay đổi cảm giác ở vùng da mà dây thần kinh đó chi phối. Ví dụ như nóng rát hoặc dị cảm gì đó gây ra khó chịu trong người. Toàn thân thì không có biểu hiện gì riêng biệt cả. Một số người có thể có cảm giác mệt mỏi, đau đầu một chút. Sau đó đến giai đoạn khởi phát kéo dài 1-2 ngày, lúc này vùng da của dây thần kinh chi phối nổi ban đỏ từng mụn từng mụn một, gồ lên mặt da. Giai đoạn này người ta nói là con virus từ hạch cảm giác của tủy sống đi ngược lại ra ngoài da nên nó gây ra đau ở dây thần kinh. Giai đoạn này có thể nổi hạch ở những vùng lân cận để báo hiệu cho mình biết bị zona. Tiếp đến là giai đoạn toàn phát nổi mụn, mọng nước, mọng nước này nổi lên thành từng chùm, không gây đau nhiều mà gây rát, ngứa. Như ở trẻ em gãi làm mụn nước vỡ ra sẽ làm lan ra rộng hơn, có nguy cơ gây nhiễm trùng. Giai đoạn này sẽ khiến người bệnh đau có thể đau dữ dội, tăng mẫn cảm. Sau đó nếu diễn biến bình thường có thể từ 2-4 tuần sẽ tự lành và để lại sẹo trên da. Có những người sẽ vẫn còn đau sau zona, điều trị rất nan giải và khó khăn.

4. Ngô Đăng Khoa: Chào bác sĩ, em đã bị zona thần kinh rồi liệu có bị thủy đậu không thưa bác sĩ? BSCKII. BSCC. Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Tiến Tính: Đã bị zona thần kinh rồi sẽ không bị thủy đậu nữa, con virus này chỉ lần đầu gây ra thủy đậu, còn những lần sau gây bệnh zona, nếu những lần sau nữa bị sẽ gọi là zona tái phát nhưng tỉ lệ nhiễm này rất thấp chỉ 0,1-1%. Nếu đã bị zona rồi sẽ không bị thủy đậu nữa vì thủy đậu là biểu hiện lần đầu của con virus này, nó xâm nhập vào cơ thể gây nên, còn cơ chế tại sao gây ra bệnh zona thì các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu. Còn nếu những ai chưa từng bị thủy đậu thì sẽ không bị zona.

5. Cô Thư: Thưa bác sĩ, tôi bị Zona hơn chục năm rồi, lúc bị thì không biết và khi bị nặng vào bệnh viện thì nó phồng lên rất đau. Tôi nằm viện chữa và khi khỏi để lại sẹo. Nhưng đến nay hơn chục năm rồi mỗi giở trời vết zona thường bị nổi lên và đau rát, khó chịu. Tôi muốn hỏi bác sĩ có cách nào chữa trị được không? BSCKII. BSCC. Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Tiến Tính: Vấn đề này rất nhiều bệnh nhân cao tuổi bị zona gặp. Nó có những yếu tố như khi thời tiết thay đổi hoặc nhiều bệnh lý nền khác hoặc khi mình ăn những đồ ăn dễ gây dị ứng nó cũng có thể dễ gây ngứa, kích thích. Zona sau khi lành gây ra sẹo ở đầu mút thần kinh tiếp nhận cảm giác cộng với việc sẹo của mình bị sơ, chai nên rất dễ đau. Bác có thể dùng những thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, hoặc những thuốc bôi có chứa giảm đau nhưng sẽ không chấm sứt hẳn. Để có thể chấm dứt hẳn bác có thể liên hệ với cơ sở có khoa vật lý trị liệu để trị liệu làm sẹo mềm mại đi, ít bị kích thích giảm tần suất đau. Vật lý trị liệu hay dùng nhất cho trường hợp Zona như này đó là laser công suất thấp chiếu ngoài và kết hợp với laser nội mạch. Bác có thể liên hệ với 365 Medihome để chúng tôi có thể tư vấn cho bác những địa chỉ có thể chữa trị dứt điểm tốt nhất.

6. Thính giả Andy Nguyễn: Chào bác sĩ, vợ em bị zona thần kinh nhưng đang nuôi con bú thì điều trị như nào là tốt nhất? Hiện tại tình trạng bệnh của vợ em có dấu hiệu sung, đau rát và chảy dịch. Cảm ơn bác sĩ. BSCKII. BSCC. Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Tiến Tính: Nếu bạn ở gần những cơ sở vật lý trị liệu có thể chữa trị bằng laser thì rất tốt. Tổn thương của một người đang nuôi con thì cần phải đi khám bệnh viện để bác sĩ có thể biết mức độ tổn thương nhiều hay ít và nguy cơ để di chứng ra sao. Bạn có thể đến khám tại Bệnh viện Thống Nhất hoặc Bệnh viện chuyên khoa da liễu. Trong trường hợp dịch bệnh như hiện nay thì bạn có thể liên hệ với phòng khám online 365 Medihome để các bác sĩ có thể tư vấn tốt nhất và hoàn toàn miễn phí.

7. Câu hỏi qua tổng đài 0826.365.365: Cháu tôi là con gái, 26 tuổi, bị zona thần kinh lần đầu, cách đây 2 tuần cháu bị đỏ da và ngứa rát ở trước ngực và sau lưng. Cháu đi khám bác sĩ uống thuốc đã khỏi rồi nhưng chỗ bị zona vẫn có cảm giác đau. Xin hỏi bác sĩ liệu cháu có bị lại không hoặc có bị ảnh hưởng gì về sức khỏe sinh sản sau này không?

8. Anh Nguyễn Trình: Tôi bị zona từ nhỏ, chủ yếu xuất hiện ở vùng miệng. Xin hỏi bác sĩ có thể trị dứt điểm không và trị bằng cách nào BSCKII. BSCC. Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Tiến Tính: Không biết vùng miệng của bạn bây giờ còn đau hay khó chịu gì không? Hay thỉnh thoảng bị lại? Nếu thỉnh thoảng bị lại thì chưa chắc đã là zona mà có thể nó là do bệnh lý ecpet. Virus ecpet và zona cùng trong một nhóm, nó gây bệnh ở những vùng giáp ranh giữa niêm mạc và da, cũng nổi phồng như thế nhưng không theo sự chi phối của dây thần kinh, và cứ khi nào có điều kiện thuận lợi thì nó lại gây bệnh và hay nổi nhất là ở vùng mép. Trường hợp của bạn tôi nghĩ không phải là zona mà là bệnh ecpet. Bạn nên đi khám ở chuyên gia da liễu để có những điều trị triệt để.

9. Anh Đức, 44 tuổi, Hưng Yên: Mỗi lần tôi ăn ớt là bị phỏng môi, ngứa rát làm tôi rất khó chịu, như vậy có hải hiện tượng của zona không và giờ tôi điều trị như thế nào? Xin bác sĩ tư vấn. BSCKII. BSCC. Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Tiến Tính: Mỗi lần anh ăn ớt bị phỏng như vậy thì không phải là zona. Đó là do ớt cay, làm phồng rộp lên, bạn nên hạn chế ăn ớt vì thời gian mình nhai ớt tiếp xúc lâu với niêm mạc miệng gây nên tình trạng phồng rộp.

10. MC: Những bệnh lý dễ gây nhầm lẫn với zona thần kinh là những bệnh lý nào? BSCKII. BSCC. Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Tiến Tính: Giai đoạn đầu mới khởi phát chúng ta thường dễ nhầm lẫn, nếu chúng ta không điều trị sớm dễ dẫn đến di chứng đau. Tỉ lệ những người mắc zona ở vùng mạn sườn rất cao chiếm 50-60% những người bị zona. Tại vị trí này chúng ta hay bị nhầm với bệnh đau dây thần kinh liên sườn. Có những người đau dữ dội có thể nhầm với bệnh nhồi máu cơ tim, nhưng chẩn đoán phân biệt cũng không khó lắm. Đau nhồi máu cơ tim rất dữ dội phía trong, khiến người bệnh không dám thở, không dám hoạt động gì cả. Còn đau do zona thì nó chi phối dọc theo dây thần kinh liên sườn. Thời gian biểu hiện bệnh nó từ từ do thoái hóa cột sống chèn ép vào rễ thần kinh gây ra đau thần kinh liên sườn, đôi khi kèm theo những bệnh lý của cột sống như đau mỏi, hạn chế hoạt động cột sống. Còn zona ở trên đầu, cổ, mặt dễ bị nhầm lẫn với đau nửa đầu do các mạch máu hoặc do thoái hóa đốt sống cổ chèn ép rễ thần kinh.

11. Chú Trần Tường: Tôi bị zona cách đây 4 tháng, nó nổi 2 chấm đỏ trên vùng trán trên long mày phía trái. Lúc đầu nó đau và ngày hôm sau nó nổi lên 2 nhọt và ngứa. Tôi đi khám đã khỏi nhưng bị di chứng đau nửa đầu. Thứ 2 là mắt trái của tôi bị chảy nước mắt và khó chịu như có bụi ở trong. Xin hỏi bác sĩ có phương pháp nào dứt điểm di chứng này không? BSCKII. BSCC. Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Tiến Tính: Đây là do zona thần kinh của dây số 5 nhánh 1 nó chi phối vùng của mắt. Bác nên đến trung tâm vật lý trị liệu để chiếu laser kết hợp thêm một số tác nhân vật lý trị liệu khác làm chỗ đó mềm mại đi, không bị kích thích nữa. Khi nào đau bác có thể mua thuốc bôi giảm đau sẽ làm dịu đi cái đau.

12. Chú Hiển, 65 tuổi, Nam Định: Tôi điều trị zona thần kinh được hơn một tháng rồi, hiện vết thương đã khô ở miệng nhưng còn rát quá. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp làm thế nào để đỡ rát. BSCKII. BSCC. Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Tiến Tính: Quá trình để zona ở miệng ổn định đau và rối loạn cảm giác thì là cả 1 quá trình chứ không thể hết ngay sau 1-2 tuần được, bởi vì nó bị tổn thương dây thần kinh. Nếu đau quá bác có thể dùng thuốc giảm đau thông thường như paracetamol,.. nếu dùng những thuốc giảm đau thông thường không có tác dụng thì bác phải đến gặp bác sĩ để bác sĩ tư vấn và kê đơn thêm, không nên tự đi mua và dùng những liều không hợp lý. Trong trường hợp dịch bệnh không thể đến các bệnh viện thì bác có thể cung cấp hồ sơ qua ứng dụng 365 Medihome để có thể gặp trực tiếp bác sĩ hoàn toàn miễn phí để có sự tư vấn tốt nhất.

13. Anh Hoàng: Tôi ngứa và nổi mụn như rôm sảy ở vùng ngực cả tuần nay, nó không lây lan thì xin hỏi bác sĩ đấy có phải là bị zona không? BSCKII. BSCC. Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Tiến Tính: Trường hợp này phải phân biệt với bệnh viêm da tiếp xúc, có thể quần áo giặt hoặc côn trùng trong quần áo gây ra viêm da. Nếu bị một tuần không nổi mụn, chỉ ngứa sẩn thì giống với đặc điểm khởi phát của zona nhưng theo cách miêu tả của anh như vậy không được cụ thể lắm, cũng chưa chắc đã phải là zona, khả năng cao là viêm da tiếp xúc.

14. Chú Lộc, 70 tuổi: Cách đây 10 năm tôi bị zona ở nách trái, lở loét, sau khi trị khỏi lở loét thì về được ít ngày thì lại rất đau, tôi đi điều trị tiếp nhưng đến nay vẫn tiếp tục đau. Bây giờ mắt trái của tôi bị mờ, gần như không nhìn thấy, xin hỏi bác sĩ có chữa dứt điểm được zona không và có phải ảnh hưởng của zona dẫn đến việc mắt tôi bị hỏng không? BSCKII. BSCC. Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Tiến Tính: Trường hợp zona ở mắt ít gặp hơn tất cả các chỗ khác, tuy nhiên hậu quả của nó rất nặng nề. Đầu tiên gây giảm thị lực nhưng về sau có thể gây ra mất thị lực luôn. Trường hợp của bác có thể nó trực tiếp gây giảm thị lực hoặc nó làm tổn thương, khó chịu và đau nhức ở vùng mắt, mình sinh hoạt hằng ngày chảy nước mắt nhiều, tạo nên lớp màng lâu dần làm giảm thị lực. Mặc dù zona là bệnh da liễu nhưng nếu tổn thương ở mắt thì bác nên tìm đến chuyên khoa mắt để điều trị. Còn về điều trị zona ở nách bác có thể tìm đến các cơ sở vật lý trị liệu điều trị laser nội mạch, đây là cách điều trị tốt nhất hiện nay kết hợp một số tác nhân khác để đưa thuốc vào làm ổn định dây thần kinh đó.

15. Chú Tình, Bắc Giang: Tôi có đứa cháu đi khám bác sĩ tư và được chẩn đoán bệnh zona, cháu có một đốm sần lên ở bắp tay và một vệt như giời leo, đau rát 4-5 ngày rồi. Tôi muốn hỏi đấy có phải bị zona thần kinh không và có cần kiêng ăn đồ gì không? BSCKII. BSCC. Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Tiến Tính: Theo mô tả của chú, cháu chú đúng bị zona. Cháu nên uống đủ liều thuốc, kiêng ăn đồ ngọt và những đồ ăn gây ngứa.

16. Chú Việt: Bị K, dạ dày đã mổ, sau đó bị zona gần vết mổ đau rát nhiều, xin ác sĩ tư vấn những người cơ địa như nào dễ bị zona? BSCKII. BSCC. Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Tiến Tính: Zona thường tái hoạt ở những người giảm khả năng đề kháng, đặc biệt là người già, ung thư cũng là một trong những bệnh lý gây giảm sức đề kháng, những người bị HIV hoặc dùng những thuốc ức chế miễn dịch, lạm dụng thuốc otiguyt rất dễ bị bùng phát zona. Theo bệnh lý của bác rất có thể bị zona nhưng cũng có trường hợp sẹo mổ gây ngứa, thiêu nuôi dưỡng ở đó cũng dễ gây ra phồng rộp.

Để phòng ngừa chúng ta phải ăn uống đầy đủ, bổ sung vitamin C, B liều cao, trích ngừa zona từ bé. Trong quá trình sống cũng cần phải vệ sinh cá nhân tránh để mồ hôi lắng đọng gây ra suy giảm ở vùng đó. Bên cạnh đó rất cần thiết tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.

17. Câu hỏi thính giả: Tôi bị zona cách đây 4 năm, đã chữa hết bệnh, tôi bị ngay chỗ nách, hiện tại khi có tác động vào thì không có cảm giác. Thi thoảng bị như kiến cắn. Xin hỏi bác sĩ bệnh này có tái phát không và có cách nào ngăn ngừa không? BSCKII. BSCC. Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Tiến Tính: Zona tỉ lệ tái phát rất thấp chỉ dưới 1%, hầu như không bị lại. Những biểu hiện thông thường hay gặp là đau, những biểu hiện khác có thể là rối loạn cảm giác vì nó làm tổn thương dây thần kinh cảm giác. Nếu không đau thì mình sẽ bị mất cảm giác hoặc ngứa ngáy khó chịu. Cách ngăn ngừa thứ nhất đó là phải có chế độ ăn đảm bảo đầy đủ để tăng khả năng miễn dịch, thứ hai là về vệ sinh cá nhân, tránh để lắng đọng mồ hôi, thứ ba là phải vận động thường xuyên, nhất là đối với người già, cuối cùng là phải giải tỏa stress, căng thẳng trong cuộc sống cũng như trong công việc hằng ngày.

18. Chú Lâm, Nghệ An: Tôi bị zona thần kinh ở 2 lông mày 5-6 năm rồi, nó ăn xuống mắt bên phải. Nhưng từ lúc đó hay ngứa và bị giựt ở mắt. Nhờ bác sĩ tư vấn. BSCKII. BSCC. Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Tiến Tính: Bác có thể mua thuốc bôi giảm đau zona ở hiệu thuốc để lmf giảm triệu chứng ngứa và tuyệt đối không để thuốc dây vào mắt sẽ bị tổn thương giác mạc. Bên cạnh đó bác phải đi khám mắt ở chuyên khoa mắt để có xác định tình trạng mắt và chữa trị.

19. Chú Thành, Ninh Bình: Tôi bị zona 4 năm rồi, đã đi khám và hết bệnh. Nhưng di chứng để lại đau nhức từ mắt cá chân trái đến mông. Giờ tôi phải làm sao để hết đau nhức nhờ bác sĩ tư vấn?

20. Cô Hường, 70 tuổi, Tp HCM: Tôi bị zona 5-6 năm nay rồi, đã hết bệnh nhưng di chứng để lại thì bị rát sau bả vai, cứ châm trích làm tôi không ngủ được. Nhờ bác sĩ tư vấn làm thế nào để tôi có thể ngủ ngon hơn. BSCKII. BSCC. Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Tiến Tính: Bác có thể sử dụng thuốc bôi tại chỗ để giảm đau, bác có thể liên lạc với bác sĩ qua 365 Medihome để bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau cho bác.

Zona thần kinh là một bệnh lý phức tạp, chúng ta cần chú ý đến những biểu hiện bệnh để có cách điều trị hiệu quả sớm nhất tránh để lại di chứng đau rất khó điều trị sau này. Để phòng ngừa bệnh chúng ta cần nâng cao sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cũng như tạo cho bản thân một cuộc sống lành mạnh, không stress tạo điều kiện cho bệnh phát triển.

Hiện nay một số cơ sở y tế điều trị vật lý trị liệu có thể điều trị tốt cho những bệnh nhân bị di chứng đau sau zona thần kinh, bên cạnh đó bệnh nhân có thể liên hệ với bác sĩ qua ứng dụng 365 Medihome – ứng dụng khám online miễn phí, khách hàng sẽ được gặp trực tiếp bác sĩ tư vấn cũng như điều trị để có được hướng dẫn những loại thuốc giảm đau tốt nhất cho trừng hợp từng người.

Phòng khám đa khoa online 365 Medihome luôn là lựa chọn hàng đầu về sự tiện ích của người bệnh. Chúng tôi với đội ngũ các chuyên gia về sức khỏe hàng đầu tại Việt Nam, cập nhật công nghệ y tế từ xa 4.0 tiện lợi và chính xác nhất.

Quý khán – thính giả chỉ cần tải app 365 Medihome về điện thoại, đặt lịch khám trên ứng dụng chỉ mất 1 phút, quý khán – thính giả sẽ được Bác sĩ của 365 Medihome thăm khám qua video call trực tiếp, mọi lúc mọi nơi. TẢI ỨNG DỤNG 365 MEDIHOME TẠI ĐÂY

Bạn muốn nhận được lời khuyên từ các chuyên khoa y khoa hàng đầu? Bạn muốn cập nhật kiến thức chăm sóc sức khỏe, xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh hơn? Hãy đến với chương trình truyền hình tư vấn sức khỏe trực tiếp của Đài truyền hình Quốc hội Việt Nam kết hợp Phòng khám đa khoa 365 Medihome – Mang đến cho người bệnh những thông tin sức khỏe bổ ích, bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Giúp quý – thính giả sống vui khỏe mỗi ngày.

Các bác sĩ chuyên gia sẽ giải đáp mọi câu hỏi, thắc mắc của quý khán thính giả gửi về chương trình qua đường dây nóng: 19009204 nhánh 1

Quý khán thính giả có thể theo dõi trực tiếp và xem lại tất cả các buổi tư vấn TẠI ĐÂY.