Xem Nhiều 4/2024 # Bước Tiến Mới Trong Điều Trị Ung Thư Phổi # Top 1 Yêu Thích

Ung thư phổi là bệnh phổ biến, đứng đầu về tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư. Ung thư phổi được chia làm 2 nhóm chính: Ung thư phổi loại tế bào nhỏ (chiếm tỷ lệ thấp khoảng 20%), còn lại 80% là loại ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (UTPKTBN).

Ngày nay, dưới sự phát triển của khoa học đặc biệt là sinh học phân tử bên cạnh các phương pháp điều trị UTPKTBN truyền thống như hóa chất, xạ trị, phẫu thuật còn có các phương pháp điều trị mới như điều trị nhắm trúng đích, liệu pháp sinh học và chúng đặc biệt quan trọng với UTPKTBN giai đoạn tiến xa khi các liệu pháp truyền thống gần như không có tác dụng. Những liệu pháp này tác động vào các con đường sinh học làm ức chế, kìm hãm quá trình tăng sinh, phát triển, xâm lấn và di căn của u. Việc xác định đột biến gen EGFR ở bệnh nhân cung cấp thông tin rất quan trọng cho bác sĩ lâm sàng trước khi quyết định điều trị thuốc trúng đích TKIs (tyrosine kinase inhibitors) cho bệnh nhân.

Đột biến EGFR (Epidermal Growth Fac-tor Receptor-Thụ thể Yếu tố Tăng trưởng Nội mô) là đột biến ung thư phổi thông thường nhất. Đột biến này được phát hiện trên bệnh nhân UTPKTBN với tỉ lệ từ 10-20% trên bệnh nhân da trắng và 30-60% trên bệnh nhân thuộc chủng tộc Đông Á. Đặc biệt, bệnh nhân UTPKTBN người Việt Nam có tỉ lệ đột biến EGFR hoạt hóa chiếm 64,2%. Bên cạnh yếu tố chủng tộc, đột biến gen EGFR còn xuất hiện với tỉ lệ cao ở nhóm bệnh nhân nữ, không hút thuốc lá và có kết quả xét nghiệm mô bệnh học là ung thư biểu mô tuyến.

Xét nghiệm đột biến gen EGFR để dùng thuốc điều trị đích đang được xem là những giải pháp tối ưu nhằm kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân ung thư phổi.

Bệnh viện Ung bướu Nghệ An là bệnh viện chuyên khoa Ung bướu hàng đầu Bắc Trung bộ, luôn đi đầu trong việc ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, các kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị. Bệnh viện đã đầu tư, mua mới các trang thiết bị, máy móc để thực hiện các kỹ thuật sinh học phân tử nói chung và kỹ thuật xét nghiệm đột biến gen EGFR nói riêng với chi phí lên đến 20 tỷ đồng, trong đó có máy giải trình tự gen PyroMark Q24. Hệ thống này sử dụng công nghệ PyroSequencing, có thể thực hiện giải trình tự xác định các đột biến gen EGFR một cách nhanh chóng trong vòng 30p – 1h, khả năng phát hiện đột biến chính xác, độ nhạy cao với giá trị giới hạn phát hiện được (LOD) chỉ từ 0,5% đến 1% (để thực hiện được xét nghiệm đột biến gen EGFR thì tỷ lệ tế bào ung thư mang đột biến trong mẫu mô phải bằng hoặc lớn hơn giá trị LOD). Tỷ lệ  phát hiện đột biến EGFR cao làm tăng cơ hội đáp ứng tốt hơn với thuốc điều trị đích trong UTPKTBN. Ngoài khả năng xác định được các đột biến với độ nhạy cao, hệ thống PyroMark Q24 còn cho biết cụ thể số lượng đột biến, điều này giúp cho việc theo dõi diễn biến của bệnh và kết quả điều trị dễ dàng và thuận lợi hơn. Hàng năm, bệnh viện Ung bướu Nghệ An có tham gia chương trình ngoại kiểm của công ty ngoại kiểm quốc tế EMQN để kiểm soát chất lượng xét nghiệm.

Máy giải trình tự gen PyroMark Q24 của hãng QIA gen

Máy tách chiết mẫu tự động, máy ly tâm, máy ủ nhiệt dùng trong xét nghiệm đột biến EGFR

Đặc biệt, với sự quan tâm sát sao của Ban lãnh đạo Bệnh viện trong việc đào tạo con người đã tạo ra đội ngũ bác sỹ, kỹ thuật viên có trình độ Đại học và sau Đại học, và được đào tạo chính quy cũng như chuyên sâu về lĩnh vực Y sinh học phân tử tại các trường Đại học và các bệnh viện lớn trong cả nước như: Trường Đại học Y Hà Nội, trường Đại học Y dược chúng tôi Bệnh viện K Hà Nội …

Kỹ sư sinh học phân tử thực hiện quy trình xét nghiệm đột biến gen EGFR

Xét nghiệm đột biến gen EGFR được thực hiện tại khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Ung bướu Nghệ An từ tháng 7/2024. Đến nay, đã được làm thường quy cho bệnh nhân UTPKTBN tiến triển hoặc di căn có kiểu mô học dạng tuyến.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỤ THỂ TRONG TIẾN HÀNH CÁC XÉT NGHIỆM

Xét nghiệm đột biến EGFR được thực hiện cho nhóm bệnh nhân:

– Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa (giai đoạn IIIB và IV)

– Có kết quả mô bệnh học là Carcinôm tuyến

Mẫu bệnh phẩm dùng để khảo sát đột biến gen EGFR:

– Mẫu mô sinh thiết lõi kim hoặc phẫu thuật.

– Mẫu tế bào học hạch di căn, dịch màng phổi, dịch rửa phế quản và chải phế quản.

Quy trình xét nghiệm đột gen EGFR:

Khối u được mổ hay sinh thiết gửi về phòng xét nghiệm giải phẫu bệnh và làm xét nghiệm mô bệnh học. Tại đây các kỹ thuật viên sẽ vùi nến khối mô và cắt bệnh phẩm thành những lát nhỏ, được trải lên tấm kính nhỏ (được gọi là miếng lam), sau đó được đem nhuộm màu và bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ đọc lam dưới kính hiển vi để xác định loại mô học của khối u hoặc khối di căn. Nếu kết quả mô bệnhhọc của khối u (hoặc khối di căn) là ung thư biểu mô tuyến sẽ được đề nghị làm xét nghiệm đột biến gen EGFR.

Bác sỹ Giải phẫu bệnh sẽ khoanh vùng tế bào ung thư (đảm bảo đủ số lượng tế bào ung thư để tách chiết DNA). Các đột biến trên gen EGFR được xác định bằng phương pháp giải trình tự trên hệ thống máy PyroMark Q24 của hãng QIAgen, thời gian trả kết quảt ừ một đến hai tuần.

Có nhiều loại đột biến EGFR trong đó có hai đột biến hoạt hóa nhạy thuốc thường gặp chiếm tỉ lệ cao 85-90%, đó là đột biến mất đoạn trên exon 19 và đột biến điểm L858R trên exon 21 có đáp ứng tốt với các thuốc ức chế tyrosin kinase (TKI: tyrosin kianase inhibitor).

Giải pháp nào cho xét nghiệm đột biến EGFR trong các trường hợp sau đây:

– Mô sinh thiết chọc hút bằng kim (sinh thiết lõi kim) lấy qua nội soi quá ít, chỉ đủ làm lam giải phẫu bệnh mà không còn mô để làm xét nghiệm đột biến EGFR.

– Chỉ lấy được mẫu dịch màng phổi chứ không phải mẫu mô sinh thiết nhưng trong dịch màng phổi lại có quá nhiều tế bào viêm không phải tế bào ung thư.

– Bệnh nhân không thể lấy được mô sinh thiết vì vị trí khối u không thể tiếp cận được nếu không phẫu thuật.

– Bệnh nhân đang trong quá trình điều trị đích không nên làm sinh thiết lại vì khối u đã nhỏ đi, mà bác sĩ lại rất cần biết khối u có xuất hiện đột biến T790M là đột biến kháng TKI hay không?

Hiện nay đã có giải pháp cho các trường hợp trên, đó là xét nghiệm đột biến gen EGFR trên mẫu bệnh phẩm là máu. Lấy thể tích tối thiểu là 10ml máu từ bệnh nhân, cho vào ống kháng đông EDTA. Sau khi lấy gửi ngay đến phòng xét nghiệm. Mẫu máu sẽ được ly tâm tách lấy huyết tương ngay và được tách chiết ctDNA theo phương pháp tập trung. Sau khi tách chiết ctDNA xong, thực hiện qui trình xét nghiệm đột biến EGFR như các loại mẫu thông thường.

Các đột biến kháng thuốc – Những thách thức mới

Y học đã ghi nhận một số cơ chế gây nên tình trạng đề kháng các thuốc ức chế TKI, trong đó đột biến thứ phát T790M. Đây là một đột biến thứ phát xảy ra trên exon 20 củagen EGFR, chiếm khoảng 50% các trường hợp đề kháng thuốc ức chế TK-mắc phải. Các thuốc điều trị đích trong UTPKTBN sẽ có hiệu quả rất hạn chế hoặc không có đáp ứng trên loại đột biến này. Cần có thêm các nghiên cứu về các cơ chế dẫn đến đề kháng các thuốc ức chế TyK, đây là vấn đề cốt yếu cho sự phát triển các điều trị có hiệu quả .