Đề Xuất 4/2024 # Phòng Y Tế Quận Cầu Giấy Có Đang “Nới Lỏng” Công Tác Quản Lý? # Top 3 Yêu Thích

Thương Trường Mặc dù tiến hành thanh, kiểm tra theo định kỳ và tập huấn thường xuyên tất cả các phòng khám trên địa bàn quận, thế nhưng, nguyên nhân do đâu khiến những phòng khám trên địa bàn quận Cầu Giấy có thể “luồn lách” và xảy ra những sai phạm nghiêm trọng sau những đợt kiểm tra trên?

Dụng cụ y tế dính vết máu khô quánh lại

Những vết đỏ nâu khô quánh lại lẫn với những bông băng, bơm kim tiêm dính đầy máu trên khay chứa mẫu xét nghiệm hay chai lọ tưởng chừng như chỉ để chứa chất tẩy rửa như cồn nay đã trở thành nơi chứa đầy đầu kim tiêm đã qua sử dụng mà không biết đã được “gom” lại từ bao giờ (!?).

Theo Thông tư liên tịch số 58/2024/TTLT-BYT-BTNMT đã có quy định quản lý chất thải y tế rất rõ về: Phân định, phân loại chất thải y tế; thu gom, lưu trữ, giảm thiểu, tái chế chất thải y tế nguy hại và thông thường; vận chuyển và xử lý chất thải y tế;… Đối với những loại chất thải được xếp vào chất thải y tế lây nhiễm bao gồm như: Chất thải sắc nhọn (kim tiêm, bơm liền kim tiêm,…); chất thải không sắc nhọn (chất thải thẩm định chứa máu,..); chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm,…); chất thải giải phẫu thì đều được phân loại, lưu chứa một cách cẩn thận và đúng quy trình.

Tuy nhiên, đối chiếu với những hình ảnh mà PV đã ghi nhận được tại phòng xét nghiệm của Phòng khám Sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang thì Thông tư liên tịch số 58 của Bộ y tế dường như quá xa lạ.

Mẫu máu của thai phụ được “cất” chung với bông băng, bơm kim tiêm dính máu

Ngang nhiên “vặt” đầu bơm kim tiêm bỏ vào lọ màu trắng?

Chất thải sắc nhọn được coi là loại chất thải nguy hiểm, có nguy cơ gây tổn thưởng kép tới sức khỏe con người. Chất thải y tế lây nhiễm có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như: tụ cầu, HIV, viêm gan B,… chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua đường hô hấp (do xông, hít phải).

Việc quản lý chất thải y tế lây nhiễm không đúng cách còn có thể là nguyên nhân lây nhiễm bệnh cho con người. Chẳng hạn như một số người có khả năng bị lây nhiễm các bệnh mà họ không mắc phải trước khi đến phòng xét nghiệm, nhưng khi đến lấy máu hoặc làm việc sau một thời gian sẽ bị mắc bệnh hoặc đem mầm bệnh đến nơi họ ở.

Rất nhiều đầu kim tiêm được lưu chứa trong bình nhựa màu trắng trước đó

Sự việc trên một lần như lời cảnh tỉnh không chỉ đối với khách hàng mà còn là lời “nhắc nhở” đối với công tác quản lý của cơ quan chức năng cụ thể là Phòng Y tế.

Mới đây, một thai phụ tử vong bất thường tại phòng khám phụ sản trên địa bàn quận Cầu Giấy

Quay trở lại sự việc tại Phòng khám Sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, sau khi tiếp nhận được những hình ảnh sai phạm, bà Nguyễn Thị Tô Hà – Phó phòng Y tế quận Cầu Giấy cho rằng: “Mặc dù trên áo của kỹ thuật viên có in logo của phòng khám nhưng vẫn cần gửi những tư liệu đó cho phía công an để chắc chắn rằng đó có phải là kỹ thuật viên cũng như phòng xét nghiệm của 43 Nguyễn khang hay không (!?)”.

Mặc dù được khẳng định chắc nịch: “Sẽ gửi cho phía Công an, sẽ thông tin lại cho phóng viên và sẽ tiến hành xử phạt theo đúng với quy định của pháp luật”. Thế nhưng cho tới thời điểm hiện tại, những gì mà PV nhận được chỉ là sự im lặng.

Để đảm bảo sự an toàn cho mỗi khách hàng, thiết nghĩ những phòng khám tư cần được theo dõi và quản lý chặt hơn nữa để tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra tương tự như phòng khám 15 Mai Dịch hay sự “coi thường” sức khỏe của khách hàng như tại phòng khám 43 Nguyễn Khang.

Đồng thời, dư luận cũng đặt ra câu hỏi vậy trong những đợt thanh, kiểm tra các phòng khám trên đã “qua mặt” cơ quan chức năng như thế nào? Liệu phòng Y tế quận Cầu Giấy có để xảy ra tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” nữa hay không? Kính đề nghị các cơ quan có thẩm quyền sớm vào cuộc để đảm bảo quyền lợi cũng như tính mạng của người dân.

Theo Thông tư liên tịch số 58/2024/TTLT-BYT-BTNMT đã có quy định quản lý chất thải y tế rất rõ về: Phân định, phân loại chất thải y tế; thu gom, lưu trữ, giảm thiểu, tái chế chất thải y tế nguy hại và thông thường; vận chuyển và xử lý chất thải y tế;… Đối với những loại chất thải được xếp vào chất thải y tế lây nhiễm bao gồm như: Chất thải sắc nhọn (kim tiêm, bơm liền kim tiêm,…); chất thải không sắc nhọn (chất thải thẩm định chứa máu,..); chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm,…); chất thải giải phẫu thì đều được phân loại, lưu chứa một cách cẩn thận và đúng quy trình.

Tuy nhiên, đối chiếu với những hình ảnh mà PV đã ghi nhận được tại phòng xét nghiệm của Phòng khám Sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang thì Thông tư liên tịch số 58 của Bộ y tế dường như quá xa lạ.

Nhóm PV