Phổ Biến 5/2024 # Bệnh Chàm Môi Là Gì? Kem Hope’s Relief Chữa Chàm Môi Hiệu Quả # Top 7 Yêu Thích

Chàm môi luôn mang lại nỗi lo lắng và sự mất tự tin cho nhiều người. Dù chỉ là bệnh ngoài da nhưng bệnh lại có xu hướng chuyển sang mãn tính rất khó điều trị.

Chàm môi là gì?

Chàm môi cũng là một thể của bệnh chàm hay còn gọi là eczema, là một dạng viêm da dị ứng, xuất hiện ở môi hoặc vùng da xung quanh miệng. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Chàm môi hay chàm eczema là một bệnh lý da liễu khá phổ biến xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường bùng phát mạnh khi thời tiết chuyển mùa và khó khăn trong quá trình điều trị tận gốc.

Biểu hiện của bệnh chàm môi

Vùng da môi bị khô, ngứa, bong tróc, xuất hiện các vết nứt ở môi, đôi khi kèm theo chảy máu.

Khi bệnh nặng hơn, vùng môi có dấu hiệu sưng đỏ, đau rát và lan rộng ra cả vùng xung quanh miệng gây khó khăn cho việc ăn uống và giao tiếp.

Nguyên nhân mắc bệnh chàm môi

Bệnh chàm hay cụ thể là bệnh chàm môi đều có rất nhiều nguyên nhân gây ra, từ các tác nhân bên ngoài cho đến những nhân tố bên trong.

Môi bị khô, thiếu nước, thiếu độ ẩm: tình trạng này thường xảy ra nhiều vào mùa đông khi thời tiết khô hanh.

Do rối loạn nội tiết tố bên trong, hệ bài tiết kém.

Suy giảm chức năng hệ miễn dịch, tâm lý căng thẳng kéo dài làm cho da dễ bị nhiễm bệnh.

Thói quen sử dụng son môi, mỹ phẩm môi kém chất lượng có các thành phần độc hại khiến môi bị nhiễm độc, bong tróc lâu ngày gây ra bệnh chàm môi.

Thực hiện phun xăm môi: chất lượng mực phun xăm và kỹ thuật xăm môi nếu không được kiểm tra cẩn thận có thể làm cho đôi môi bị mang bệnh.

Do môi trường bị ô nhiễm, sự thay đổi đột ngột của thời tiết.

Cách chữa bệnh chàm môi hiện nay

Khi nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào ở vùng da môi như ngứa, đau thì người bệnh nên đến các chuyên khoa da liễu để xác định đúng được tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây ra bệnh nhằm tìm ra cách điều trị phù hợp.

Về cách chữa chàm môi, hiện nay có một số phương pháp sau:

Chữa bệnh chàm môi bằng Tây y

Với các trường hợp nhẹ, bệnh nhân thường được điều trị bằng thuốc mỡ dùng để bôi ngoài da nhằm giảm các triệu chứng ngứa rát, bong tróc da.

Với những trường hợp nặng hơn, ngoài việc bôi thuốc bệnh nhân còn phải sử dụng đến các loại thuốc uống kháng sinh như histamin, thuốc trị nấm,…

Một số bài thuốc dân gian chữa chàm môi

Một vài nguyên liệu trong dân gian đã được sử dụng vào điều trị chàm môi như:

Lá trà xanh

Từ lâu trà xanh đã được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe cũng như làn da. Bởi trong trà xanh chứa nhiều tinh chất có thể giúp kháng khuẩn, chống oxy hóa. Vì vậy mà nó đã được ứng dụng như một vị thuốc dân gian chữa bệnh chàm tại nhà.

Cách làm: Bạn lấy một nắm trà xanh rửa sạch rồi cho vào nồi nước đun sôi sau đó tắt bếp. Chờ khi nước còn ấm, bạn lấy khăn mềm thấm nước lá trà xanh lên vùng da bị bệnh. Thực hiện động tác này mỗi ngày vài lần để giảm các triệu chứng của chàm môi.

Chữa chàm môi bằng lá ổi

Trong dân gian, lá ổi cũng là một nguyên liệu chống nhiễm trùng cho da rất tốt. Người bệnh có thể sử dụng loại lá này điều trị bệnh bằng cách nấu nước lá ổi đậm đặc và dùng khăn hay bông gòn thấm nước lên vùng môi bị bệnh ngày 1-2 lần.

Dứt điểm chàm môi bằng kem Hope’s relief

Với các phương thuốc, cách chữa trị trên người bệnh có thể phải mất rất nhiều thời gian để điều trị cũng như hiệu quả đạt được có thể không cao. Vì vậy người bệnh có thể tìm đến một phương pháp điều trị chàm môi hiệu quả và an toàn hơn như sử dụng kem eczema, vảy nến, viêm da Hope’s relief.

Đây là dòng kem nổi tiếng của Úc có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng khô, ngứa, bong tróc da, của người bệnh chàm (eczema), viêm da. Được chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên nên dòng kem có độ an toàn cao có thể dùng được cho cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người có làn da nhạy cảm.

Bên cạnh công dụng hỗ trợ điều trị bệnh, kem eczema, vảy nến, viêm da Hope’s relief còn giúp da được kháng khuẩn và dưỡng ẩm sâu, tái tạo phục hồi các tổn thương trên da, mang lại một đôi môi mềm mại, khỏe mạnh.

Những lưu ý khi điều trị bệnh chàm môi

Trong quá trình điều trị bệnh, cũng như quá trình chăm sóc da mỗi ngày cần chú ý đến một số điều sau để đạt được hiệu quả cao:

Bổ sung đầy đủ vitamin cho cơ thể bằng rau xanh và trái cây tươi. Với người bệnh chàm môi nên bổ sung nhiều vitamin E, vitamin C

Vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày cho răng miệng là việc làm quan trọng để loại trừ vi khuẩn khiến cho bệnh chuyển biến nặng hơn. Nên chọn bàn chải đánh răng mềm mại để tránh làm tổn thương cho vùng da bệnh.

Không sử dụng son phấn, mỹ phẩm môi chứa nhiều hóa chất độc hại, kém chất lượng.

Từ bỏ thói quen xấu như liếm môi, hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích như rượu, bia.

Giữ ẩm cho môi và uống đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.