Đề Xuất 5/2024 # Khám Thai Định Kỳ: Lịch Khám, Quy Trình Khám Và Điều Cần Biết # Top 3 Yêu Thích

Khám thai định kỳ là gì? Vì sao mẹ bầu nên khám thai định kỳ?

Khám thai định kỳ là một quy trình khám thai gồm 7 lần trong suốt 9 tháng thai kỳ của phụ nữ. Với một quá trình theo dõi chi tiết và tiến hành các xét nghiệm đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ thì sức khỏe của mẹ và bé sẽ luôn được đảm bảo ở mức tốt nhất.

Đặc biệt, trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu lại càng cần chú ý việc đi khám thai định kỳ bởi kết quả của nhiều thống kê chỉ ra rằng, có tới hơn 90% các ca sảy thai đều xảy ra trong thời kỳ 3 tháng đầu của thai kỳ. Ngoài ra, việc tuân thủ lịch trình khám thai nghiêm ngặt trong 3 tháng đầu cũng sẽ giúp mẹ tránh được những rủi ro không mong muốn có thể xảy đến với thai nhi.

Đối với khoảng thời gian còn lại của thai kỳ, việc đi khám thai định kỳ tại một địa chỉ khám thai tin cậy sẽ giúp mẹ theo dõi được sự phát triển của em bé trong bụng, từ đó có những sự điều chỉnh phù hợp trong chế độ dinh dưỡng cũng như có sự can thiệp kịp thời khi sức khỏe của thai nhi gặp phải bất kỳ biến chứng gì.

Lịch khám thai định kỳ chuẩn nhất mẹ bầu nên biết

Bác sĩ sẽ tìm hiểu chi tiết về sức khỏe chung của mẹ, có thói quen nào ảnh hưởng đến thai kỳ, các vấn đề về sinh sản bạn từng gặp phải. Mẹ bầu sẽ được đo tử cung để làm cơ sở theo dõi tình trạng phát triển của bào thai và dự báo về ngày sinh.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng làm một số xét nghiệm để xác định nhóm máu, yếu tố Rh và những kháng thể khác; kiểm tra xem có bị thiếu máu hay có bệnh truyền nhiễm qua đường sinh dục hay không; xét nghiệm Rubella, viêm gan, tiểu đường, xét nghiệm Pap để tìm ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, có thể sẽ phải làm thêm các xét nghiệm khác để tầm soát bệnh tiểu đường hay những bệnh về di truyền.

Lần 2 (11-14 tuần)

Lần khám này rất quan trọng vì đây là khoảng thời gian duy nhất bác sĩ có thể tiến hành đo độ mờ da gáy để dự đoán một số bất thường gây nên các căn bệnh như Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành v.v…

Siêu âm trong giai đoạn này thường là 3D hoặc 4D để phát hiện một số dị tật như thai vô sọ, khe hở thành bụng, không xương mũi …Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể làm xét nghiệm Doule Test để tầm soát thêm các bất thường bẩm sinh khác của bào thai.

Lần 3 (16 tuần)

Lần này là thăm khám thai định kỳ thông thường. Dựa vào tình trạng sức khỏe của thai phụ, bác sĩ yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm nếu cần.

Qua theo dõi về sự phát triển của thai nhi, tăng cân của bà mẹ, bác sĩ có thể phát hiện thai suy dinh dưỡng trong tử cung, từ đó tư vấn thêm về chế độ dinh dưỡng hoặc những chăm sóc đặc biệt khác. Những thai kỳ nguy cơ cao sẽ theo dõi diễn tiến bệnh, khả năng đáp ứng của bà mẹ với bệnh lý, từ đó có chế độ điều trị thích hợp.

Lần 4 (22-23 tuần)

Đây là mốc khám thai này đóng vai trò quan trọng trong việc tầm soát lại các dị tật bẩm sinh ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng tại các cơ quan, hay nội tạng…phát hiện thông qua siêu âm. Từ đó, mẹ bầu sẽ được tư vấn hướng can thiệp thích hợp nhất cho thai phụ nếu không may phát hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Đây là thời điểm lý tưởng để thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật sản phụ khoa mà không ảnh hưởng đến thai nhi, không dẫn đến việc sinh non.

Lần 5 (26 tuần)

Lần siêu âm thai sẽ phát hiện ra bất thường của cả mẹ và con. Thời điểm này, các mẹ sẽ được tiêm uốn ván lần 1 hoặc lần 2 với lần mang thai thứ 2 nếu cách lần mang thai thứ nhất dưới 5 năm.

Lần 6 (31-32 tuần)

Tại thời điểm này, mẹ bầu được khám thai định kỳ và siêu âm để phát hiện 1 số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở tim, não…, nhận biết tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung -nguyên nhân gây suy thai và ngạt sau sinh. Mẹ bầu sẽ được tiêm mũi uốn ván lần 2.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiên lượng được cuộc sinh sắp tới dễ hay khó, có nguy cơ gì. Ngoài ra xem thai kỳ nguy cơ cao mà phát hiện được và từ đó sẽ nhập viện sớm trước ngày dự sinh.

Lần 7 (36 tuần)

Siêu âm màu sẽ được thực hiện trong lần khám nằm nhằm theo dõi Doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối, dây rốn…Thai nhi sẽ được đo tim thai và chuyển động thai. Bác sĩ sẽ dự báo cân nặng của bé lúc sinh, tư vấn về dinh dưỡng kịp thời nếu trọng lượng thai nhi không đáp ứng đủ cân nặng chuẩn tại thời điểm tương ứng, tiên lượng về phương pháp sinh: sinh thường hay phải mổ đẻ. Sau lần khám thai định kỳ này, mẹ bầu sẽ khám tiếp tùy theo chỉ định của bác sĩ và tình hình thai kỳ.

Khi đi khám thai cần chuẩn bị những gì?

Mang sổ khám bệnh để theo dõi tiền sử bệnh và thai kỳ

Liệt kê ra giấy những loại thuốc đã và đang sử dụng

Bạn nên cố gắng ghi lại những loại thuốc bạn đã sử dụng trước khi mang thai và mang đến buổi khám thai định kỳ, không loại trừ kể cả Vitamin bổ sung hay bất cứ loại thuốc hỗ trợ sinh sản nào.

Gạch đầu dòng những các câu hỏi cho bác sĩ

Khi mang thai cần thực hiện những xét nghiệm nào.

Những tài liệu tham khảo cần thiết cho bà bầu.

Cách trị ốm nghén và đau nhức khi mang thai.

Có nên theo học tiền sản không?

Những thủ thuật nên biết để đẻ không đau.

Nên sinh thường hay sinh mổ, vì sao?

Nên có sự cởi mở với bác sĩ

Bạn nên trang bị trước những thông tin và kiến thức về bà bầu và em bé khi đi khám thai định kỳ, nhưng khi bác sỹ tư vấn nên hạn chế tối đa việc tranh luận hay không tiếp nhận. Các bác sĩ đều là những người có kinh nghiệm, là những chuyên gia thực sự, có kinh nghiệm, có kiến thức rõ ràng, chứ không mang tính chất tham khảo như thông tin đến từ “google”. Vì vậy, tốt nhất bạn nên cở mở và tiếp thu ý kiến của bác sĩ. Nếu có sự hợp tác ngay từ đầu mới có thể được hỗ trợ nhanh chóng hơn trước những thắc mắc trong thai kỳ.

Những xét nghiệm cần thiết trong suốt quá trình mang thai

Xét nghiệm tầm kiểm soát: Đây là những xét nghiệm dùng để kiểm tra tình trạng của thai nhi có bị dị tật hay không, nếu các chỉ số phát hiện bệnh ở tần số cao thì người mẹ chắc chắn sẽ phải cùng bác sĩ giải quyết vấn đề đó một cách triệt để

Siêu âm xuyên gáy: Nguy cơ thai nhi mắc những hội chứng Down hoặc tim bẩm sinh có thể sẽ được phát hiện khi thai nhi được 11 đến 14 tuần tuổi.

Tầm soát huyết thanh: Sử dụng phần máu của thai phụ để đo mức độ huyết thanh trong cơ thể của ba chất estriol, hGG. AFP, từ đó đưa ra được kết luận bé có nguy cơ bị bệnh gì hay không?

Xét nghiệm AFP: Với những xét nghiệm này thì thường căn cứ vào alpha fetoprotein trong máu của thai phụ để chuẩn đoán các dị tất thai nhi như nứt đốt sống, não úng thủy, hội chứng Down,…

Xét nghiệm chuẩn đoán thường dùng trong những trường hợp xác nhận dị tật của thai nhi sau khi thực hiện bước xét nghiệm tầm ngắm. Để xét nghiệm chính xác được tình trạng của thai nhi sẽ dùng hai bước đó là chọc dò ối và lấy mẫu màng nhau.

Chọc dò ối: Nước ối là nơi chứa các tế bào từ da và các cơ quan khác của thai nhi nên kiểm tra nước ối bác sĩ có thể chuẩn đoán được các loại bệnh bé đang gặp phải, xét nghiệm này thì thường thai nhi phải lớn trên 37 tuổi, phương pháp này được sử dụng hiệu quả giúp bác sĩ chắc chắn được những nguy cơ đang đe dọa đến bé cũng như quá trình phát triển của bé có được tốt không?

Lấy mẫu màng nhau ( CVS): Thông thường các xét nghiệm này được chỉ định ở những bà mẹ có hiện tượng mắc hội chứng Down, bất thường về huyết sắc tố, bệnh hồng cầu,…những xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ theo dõi tình trạng thai nhi để điều chỉnh tránh những trường hợp xấu có thể xảy đến.

Hi vọng rằng, những tư vấn hữu ích trên sẽ giúp bạn biết cần làm gì khi chuẩn bị đi khám thai. Nếu bạn cần được tư vấn thêm về địa chỉ khám thai ở Củ Chi uy tín, có thể đến với Phòng Khám Sản Phụ Khoa Ana:

Phòng Khám Sản Phụ Khoa ANA