Xem Nhiều 4/2024 # Hải Phòng: Khám Bác Sĩ Gia Đình Cũng Được Bhyt? # Top 1 Yêu Thích

Hiện nay, các bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng, bệnh mãn tính, vẫn ở mức khá cao. Nhóm các bệnh không lây nhiễm và tai nạn thương tích vẫn tăng dẫn đến nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân tại cộng đồng ngày càng tăng. Vì vậy, vai trò của Phòng khám và BSGĐ trong việc sàng lọc, theo dõi, quản lý, khám và điều trị, nhất là bệnh mãn tính tại cộng đồng là vô cùng quan trọng.

Kỳ vọng nhiều, kỳ công còn ít

Với vị trí của mình, Phòng khám và BSGĐ góp phần không nhỏ cho việc giảm chi phí của người bệnh và gia đình người bệnh; giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên và giảm áp lực trong thanh toán BHYT (vì chi phí thuốc thấp), giảm đầu tư cho các bệnh viện công. Và nhất là Phòng khám – BSGĐ kêu gọi được xã hội hóa vào lĩnh vực y tế (tại cộng đồng) ngày càng trở nên phù hợp.

Mô hình tổ chức của Phòng khám và BSGĐ được xác định bao gồm: Trạm y tế tuyến xã phường) hoạt động theo nguyên lý Y học gia đình và phòng khám BSGĐ (gồm phòng khám và BSGĐ tư nhân; phòng khám và BSGĐ thuộc bệnh viện đa khoa tuyến quận, huyện).

Mô hình phòng khám BSGĐ được Bộ Y tế thực hiện thí điểm tại 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trong đó có Hải Phòng). Đến tháng 6/2024, cả nước đã phát triển được 332 cơ sở. Sau gần 3 năm thực hiện Đề án xây dựng và phát triển mô hình, ở Hải Phòng đã có 10 phòng khám loại hình này; toàn thành phố đã đào tạo, cấp chứng chỉ cho hơn 150 BSGĐ.

Cần có hướng dẫn cụ thể, chi tiết bằng văn bản về việc chế độ BHYT cho người dân

Mặc dù được đặt nhiều kỳ vọng, nhưng sau 3 năm hoạt động, hiệu quả của các phòng khám BSGĐ chưa cao bởi gặp nhiều bất cập trong cơ chế, chính sách.

Thêm vào đó, công tác tuyên truyền còn hạn chế, khiến nhận thức của nhiều người dân vẫn lầm tưởng rằng: BSGĐ giống như mấy thầy lang rong có chút ít nghề, kinh nghiệm rồi hành nghề không phép, tự xách túi đi khi có người bệnh “nhờ” bác sĩ đến thăm khám bệnh…

Cần những cơ chế, chính sách cụ thể

Ông Phạm Đức Quý – Phòng khám Đa khoa và BSGĐ Ngô Gia Tự (quận Hải An, Tp.Hải Phòng) chia sẻ: Sau chưa đầy một năm thành lập, đến nay, phòng khám đang theo dõi, quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân cho 320 người. Chủ yếu là những người có bệnh mãn tính, cần chăm sóc điều trị thường xuyên, cá biệt có một số trường hợp bị ung thư giai đoạn cuối – chăm sóc cuối đời.

Trung bình một tháng phòng khám tiếp nhận khoảng 40 ca có biểu hiện bệnh nặng, người nhà gọi điện để bác sỹ đến cấp cứu. Có trường hợp đang đêm người nhà gọi điện, BSGĐ tới nơi thấy người bệnh có biểu hiện choáng, đột quỵ… sau khi tiến hành sơ cứu, cấp cứu tại chỗ để mạch, huyết áp… ổn định đã khẩn trương thực hiện chuyển lên tuyến trên, nhưng lên tới nơi bệnh viện tuyến trên không chấp nhận coi đó là chuyển viện đúng tuyến, không thanh toán BHYT gây thiệt thòi cho người bệnh…

Bà Nguyễn Thị Phi Yến – bác sỹ chuyên khoa nội 1, đang công tác tại phòng khám BSGĐ trực thuộc Bệnh viện đa khoa quận Lê Chân – Hải Phòng, cho biết: “Phòng khám chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6, hiện đang quản lý 743 hồ sơ bệnh án. Trung bình một ngày phòng khám tiếp nhận khoảng 20 – 30 người bệnh đến khám, chữa bệnh. Ngoài việc khám bệnh, chúng tôi còn tư vấn phòng bệnh, tư vấn thuốc. Bệnh nhân mang thuốc về sử dụng có bất thường gì có thể gọi trực tiếp cho chúng tôi bất cứ lúc nào. Nhân lực của phòng khám hiện có tôi là bác sỹ và 2 điều dưỡng. Khi cần thì bệnh viện sẽ tăng cường người. Tuy nhiên nhiều bà con đến đây khám cũng chưa hiểu rõ thế nào là BSGĐ, cứ nghĩ BSGĐ là phải đến tận nhà khám”.

Để mô hình phòng khám BSGĐ hoạt động có hiệu quả, là địa chỉ tin cậy của nhân dân trong khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe, ông Trần Văn Thảo – Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa quận Lê Chân – người trực tiếp phụ trách phòng khám BSGĐ, thẳng thắn đề xuất: “Bác sỹ được cấp phép khám, chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình làm việc tại cơ sở khám, chữa bệnh có ký hợp đồng khám, chữa bệnh với BHXH. Khi khám, chữa bệnh cho bà con thì được bảo hiểm giải quyết chế độ khám, chữa bệnh BHYT để đảm bảo quyền lợi. Ngành y tế có hướng dẫn cụ thể, chi tiết bằng văn bản về việc chuyển viện, hưởng chế độ BHYT cho bà con. Đồng thời có văn bản hướng dẫn cụ thể, xây dựng giá dịch vụ y tế trong hoạt động KCB theo nguyên lý BSGĐ. Đặc biệt, cần tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để bà con hiểu được lợi ích của mô hình này”.

Vũ Trang – Thanh Vân

Sáng 15/3, tại Trường Đại học Y Hà Nội, chương trình nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vaccine Covivac phòng Covid-19 do Viện Vaccine và Sinh phẩm …

Đây là thông tin được GS Đặng Đức Anh – Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Ban điều hành Dự án Tiêm chủng mở rộng khẳng …