Thịnh Hành 5/2024 # Ung Thư Amidan Và Những Điều Mà Người Bệnh Không Thể Bỏ Qua # Top 8 Yêu Thích

Ung thư amidan và thông tin tổng quan

Ung thư amidan là bệnh lý ác tính ở đường hô hấp có nguy cơ di căn đến những bộ phận khác trong cơ thể và phát triển với nhiều giai đoạn khác nhau và có tỷ lệ tử vong cao nếu không kịp thời phát hiện và điều trị.

Ung thư amidan là bệnh ung thư diễn ra ở vùng tai mũi họng, bệnh xuất hiện khi có sự biến đổi ác tính của các tế bào biểu mô amidan. Không chỉ hình thành tại amidan mà các tế bào ung thư còn có thể lây lan ở của mô phía trước và phía sau amidan và các vị trí lân cận. Ví dụ như: mặt sau gốc lưỡi, vòm miệng hay thành họng đều có khả năng bị ung thư.

Theo các chuyên gia đầu ngành thì bệnh ung thư amidan sẽ được chia làm 4 giai đoạn phát triển như sau:

Giai đoạn 1: đây là giai đoạn đầu của bệnh nên dấu hiệu không rõ rệt nên rất ít người biết rằng mình đang bị mắc ung thư amidan. Nếu như bệnh nhân có thể phát hiện và điều trị ở giai đoạn này thì khả năng khỏi bệnh vô cùng lớn.

Giai đoạn 2: lúc này các mô ung thư ở giai đoạn đầu đã phát triển và xuất hiện rõ rệt những dấu hiệu của bệnh nhưng các mô ung thư vẫn chưa lan rộng ra khắp amidan.

Giai đoạn 3: là giai đoạn các khối u sẽ xâm lấn ra toàn bộ amidan và các mô xung quanh vòm họng. Lúc này thì chúng ta đã hoàn toàn có thể nhận biết được mình có mắc bệnh ung thư amidan hay không.

Giai đoạn 4: là giai đoạn cuối của bệnh ung thư amidan. Lúc này các mô ung thư đã lan rộng ra các hạch bạch huyết và các bộ phận xung quanh như thực quản, thanh quản và niêm mạc họng… Khi phát hiện ra bệnh thì việc điều trị sẽ rất khó khăn và thời gian sống cũng không còn quá lâu dài.

Nguyên nhân gây ung thư amidan

Trên thực tế thì các nghiên cứu khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh ung thư amidan mà chỉ có thể xác định được những yếu tố làm tổn thương amidan là do:

Hút thuốc lá: Trong thuốc lá có rất nhiều chất độc hại nên việc sử dụng thuốc lá thường xuyên không chỉ gây nên căn bệnh ung thư amidan mà còn gây nên nhiều loại bệnh ung thư khác.

Uống nhiều bia rượu: Trong bia rượu có chất cồn sẽ tấn công vào niêm mạc bảo vệ amidan và bào mòn dần lớp niêm mạc theo thời gian và tăng nguy cơ gây bệnh ung thư amidan.

Người bệnh nhiễm virus HPV: virus HPV là một loại virus nguy hiểm có thể gây ra rất nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư amidan.

Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân gây bệnh khác là do chế độ ăn uống không hợp lý, vệ sinh răng miệng kém hoặc môi trường sống bị ô nhiễm cũng khiến cho nguy cơ mắc bệnh ung thư amidan cao hơn.

Các triệu chứng của ung thư amidan

Các triệu chứng của bệnh ung thư amidan thường hay bị nhầm lẫn với các loại bệnh khác như đau họng, viêm họng như:

Đau họng, đau amidan, cổ họng bị đau, rát thường xuyên dù đã uống thuốc nhưng không đỡ.

Loét ở phía sau miệng hoặc cổ họng nhưng không lành.

Amidan bị sưng, 2 bên có kích thước không bằng nhau.

Có hạch ở vùng cổ.

Khó ăn và nuốt các đồ ăn, khi nuốt hoặc ăn uống có cảm giác vướng trong họng khi u còn nhỏ, đến khi u lớn hơn thì khi nuốt sẽ cảm giác bị đau như mắc xương cá.

Ở những giai đoạn muộn, bệnh nhân ung thư amidan còn có thể thấy cứng hàm, há miệng hạn chế hoặc không há miệng được.

Bên cạnh đó, người bệnh còn thấy khó thở do khối u lớn đè bít đường thở và khi tế bào ung thư amidan đã di căn đến các cơ quan khác thì bệnh nhân còn bị ho kéo dài, đau lưng, đau xương hoặc đau nhức toàn thân…

Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư amidan

Một khi bạn thấy cơ thể mình xuất hiện những dấu hiệu, triệu chứng nói trên thì cần đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị ung thư amidan kịp thời, hiệu quả hơn.

Khám lâm sàng: Tại đây bác sĩ sẽ hỏi thăm tiền sử của bệnh nhân, quan sát cổ họng của người bệnh và chỉ định các xét nghiệm khác khi cần thiết.

Nội soi amidan: là phương pháp giúp quan sát được những dấu hiệu bất thường của niêm mạc amidan như các vết loét, tổn thương, khối u…

Sinh thiết tế bào: là phương pháp kiểm tra xem có tế bào ung thư hay không.

Chụp chiếu gồm có: chụp X – quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp phát xạ positron (PET). Phương pháp này có thể giúp bác sĩ xác định được vị trí, kích thước, hình thái và tiến trình di căn của khối u để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Sau khi có kết quả khám lâm sàng và xét nghiệm, chụp chiếc thì bác sĩ sẽ tùy theo mức độ, triệu chứng, tình trạng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp điều trị ung thư amidan phù hợp, an toàn nhất.

Phẫu thuật: cắt bỏ phần amidan và một phần mô ở cổ họng để ngăn ngừa khối u lan rộng với trường hợp khối u nhỏ. Còn nếu khối u phát triển lớn, có nguy cơ lan rộng thì bác sĩ sẽ kết hợp với xạ trị để cắt bỏ khối u triệt để hơn.

Xạ trị: sử dụng các nguồn năng lượng để điều trị khối u nguyên phát và vùng hạch cổ. Phương pháp này có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với phẫu thuật nhằm tăng hiệu quả điều trị và tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.

Hóa trị: dùng các thuốc chống ung thư nhằm làm chậm sự phát triển của khối u, giảm thiểu triệu chứng bệnh và kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Hóa trị thường kết hợp với xạ trị để mang đến hiệu quả cao trong việc điều trị ung thư amidan.

Những việc cần làm khi bị ung thư amidan

Khi mắc bệnh ung thư amidan thì bất cứ ai cũng sẽ cảm thấy rất lo lắng, bất an. Tuy nhiên, các bạn cần thật bình tĩnh và chú ý thực hiện những điều sau để giúp cho việc chữa bệnh đạt hiệu quả tốt nhất.

Với những người không may nhiễm bệnh ung thư amidan thì cần giữ cho mình tâm lý lạc quan để giúp cho quá trình chữa bệnh có kết quả khả quan hơn:

Theo đó thì người bệnh không nên quá suy sụp, cần tránh những ý nghĩ tiêu cực thì quá trình điều trị sẽ khả quan hơn.

Bệnh nhân hãy tham gia các hoạt động gặp gỡ bạn bè, mua sắm, xem các chương trình giải trí để giúp tâm trí được khuây khỏa hơn.

Người nhà nên chú ý chăm sóc, động viên người bệnh để họ không cảm thấy cô độc trong việc chống chọi với bệnh tật.

Khi bị bệnh ung thư amidan thì người bệnh cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để có một sức đề kháng tốt nhất để ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển mạnh hơn. Cụ thể là:

Duy trì chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng trong thực đơn hằng ngày để cung cấp năng lượng đầy đủ cho cơ thể. Đặc biệt nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C để nâng cao sức đề kháng.

Chú ý giảm lượng muối sử dụng và nên hạn chế món nướng, chiên nhiều dầu mỡ sẽ không tốt cho cơ thể.

Tuyệt đối kiêng rượu bia, thuốc lá vì đây là những tác nhân khiến cho bệnh tình trở nặng thêm.

Thường xuyên vận động cơ thể với những hoạt động thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga để tăng cường sức khỏe.

Tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ là một điều rất quan trọng để giúp cho bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm.

Thường xuyên thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ để tránh tình trạng bệnh bị tái phát sau điều trị.

Chú ý dùng các loại thuốc chữa bệnh mà bác sĩ kê đơn đúng liều, đúng loại, tránh dùng những loại thuốc lá chưa được kiểm định sẽ gây nên biến chứng nguy hiểm.

Trong thời gian trước, bệnh ung thư amidan là một dạng bệnh rất hiếm gặp nên không phải ai cũng nắm được kiến thức về căn bệnh này. Vậy nên mỗi người chúng ta cần phải hiểu biết kỹ hơn về căn bệnh này để có thể phòng ngừa, sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh và kịp thời điều trị bệnh.