Xem Nhiều 5/2024 # Tìm Hiểu Các Phương Pháp Điều Trị Sau Phẫu Thuật Ung Thư Tuyến Giáp # Top 0 Yêu Thích

Điều trị sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp với mục đích loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật, giảm nguy cơ tái phát bệnh ở mức thấp nhất. Ung thư tuyến giáp khởi phát từ sự phát triển và nhân lên bất thường của các tế bào tuyến giáp – cơ quan nằm ở vùng cổ có chức năng sản xuất hoóc môn, điều hòa sự phát triển của các tế bào, các mô trong cơ thể.

Trong số các bệnh ung thư thường gặp, ung thư tuyến giáp có tiên lượng sống rất tốt, cơ hội sống gần như tuyệt đối 100% nếu phát hiện bệnh sớm.

Phẫu thuật nhằm loại bỏ hoàn toàn khối u là phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp được đánh giá cao ở giai đoạn đầu và cả những giai đoạn sau của bệnh. Tuy nhiên, trường hợp khối u lớn, dễ tái phát thì điều trị sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp giảm đáng kể nguy cơ tái phát bệnh.

1. Các phương pháp điều trị sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể. Bệnh nhân có thể chỉ điều trị thêm với một phương pháp bổ trợ hoặc kết hợp nhiều phương pháp bổ trợ khác nhau để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

1.1. Sử dụng liệu pháp hoóc môn

Liệu pháp hoóc môn tuyến giáp thường được chỉ định sau phẫu thuật với 2 mục đích: bù lại lượng hoóc môn mà tuyến giáp sản xuất và ngăn chặn sự sản xuất hoóc môn TSH – hoóc môn kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư. Trước khi quyết định điều trị với liệu pháp sử dụng hoóc môn, bác sĩ sẽ phải kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe bệnh nhân qua các xét nghiệm xác định nồng độ hoóc môn tuyến giáp để tìm được liều lượng phù hợp.

Điều trị bằng I ốt phóng xạ I – 131 có giá trị trong điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu và cả những giai đoạn sau của bệnh. I – 131 giúp tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.

Liều lượng I ốt phóng xạ đưa vào cơ thể mỗi bệnh nhân là khác nhau. Đặc biệt I iốt phóng xạ ít tác động đến các mô lành do khả năng bắt giữ kém nên cơ thể ít phải chịu tác dụng phụ. Lưu ý, sau điều trị I ốt phóng xạ bệnh nhân có thể phải cách ly để đảm bảo cho những người xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

1.2. Xạ trị ngoài

Trường hợp tế bào ung thư lan đến một vài vị trí khác trong cơ thể cần đến tia bức xạ cao để tiêu diệt thì xạ trị ngoài là ưu tiên hàng đầu. Tùy giai đoạn bệnh và thể trạng bệnh nhân mà liệu trình xạ trị có thể khác nhau. Xạ trị có thể kéo dài trong vài tuần, thực hiện 5 ngày/ tuần và mỗi lần xạ trị kéo dài khoảng vài phút.

1.3. Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc gây độc tế bào ung thư. Hóa trị liệu bổ trợ tốt cho điều trị sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp.

2. Bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì?

Phẫu thuật tuyến giáp chủ yếu được thực hiện qua một vết rạch nhỏ tại cổ. Sau phẫu thuật, chắc chắn ban đầu bệnh nhân sẽ gặp khó khăn về ăn uống và giao tiếp. Sau khi mổ ung thư tuyến giáp nên ăn gì là tốt nhất?

Cháo súp mềm, lỏng và dễ tạo cảm giác ngon miệng nên rất tốt cho bệnh nhân sau điều trị phẫu thuật ung thư tuyến giáp. Cháo súp là món ăn dễ tiêu hóa và thường tạo cảm giác ngon miệng nên rất tốt cho bệnh nhân sau điều trị mổ tuyến giáp. Một số loại cháo như cháo bí đỏ, cháo thịt, súp ngô… đều có giá trị dinh dưỡng cao rất tốt cho người bệnh.

2.2. Rau xanh, hoa quả tươi

Rau xanh, hoa quả tươi là những loại thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn cho bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp. Các vitamin, khoáng chất chứa nhiều ở rau xanh và hoa quả tươi như vitamin A, vitamin C, chất chống oxy hóa, một số loại axit hữu cơ… giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Một số loại rau xanh được khuyên dùng là rau ngót, rau dền, rau muống, cải xanh… Đây đều là những loại rau xanh giàu vitamin, muối khoáng, protein cao gấp 3 – 5 lần các loại rau khác.

2.3. Ngũ cốc nguyên hạt, chất béo omega 3

Ngũ cốc nguyên hạt bổ sung nhiều năng lượng cho cơ thể người bệnh. Ngũ cốc nguyên hạt như hạt đậu, lúa mì, lúa mạch… giàu chất xơ, protein có khả năng cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Omega 3 là loại chất béo cơ thể không tự tổng hợp được mà phải bổ sung qua một số loại thực phẩm như dầu cá. Những acid béo này giúp tế bào nhạy cảm với hormone tuyến giáp. Bổ sung acid béo Omega-3 bằng cách ăn dầu cá, cá mòi, cá hồi, hạt lanh, thịt bò, cá bơn, đậu nành và tôm.

3. Sau khi phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên kiêng gì?

Vậy người bệnh ung thư tuyến giáp kiêng gì khi bị bệnh để cải thiện sớm sức khỏe? Trong khi bị ung thư tuyến giáp, người bệnh nên kiêng:

3.1. Đồ nướng và thực phẩm cứng

Người bệnh ung thư tuyến giáp thường gặp phải tình trạng khó nuốt do khối u xuất hiện. Sau phẫu thuật thì vùng tuyến giáp bị tổn thương nên người bệnh cần tránh các thực phẩm cứng, đồ nướng hoặc những loại nhiều chất béo. Những thực phẩm này sẽ khiến tình trạng sức khỏe người bệnh nghiêm trọng hơn.

3.2. Muối i-ốt

Người bệnh nên hạn chế lượng muối dung nạp vào cơ thể, tránh sử dụng nhiều muối i-ốt, muối biển, thực phẩm có tẩm ướp muối, các sản phẩm khai thác từ biển như rau câu, rong biển, tảo.

Thực phẩm từ sữa: Thực phẩm từ sữa như phô mai, sữa, sữa chua, kem và bơ… không tốt cho tuyến giáp, thậm chí có thể khiến cho tình trạng bệnh thêm nặng hơn. Vì thế, những thực phẩm này không được khuyên dùng cho những bệnh nhân ung thư tuyến giáp.

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu: Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành khác cũng không được khuyến khích sử dụng cho những bệnh những bệnh nhân ung thư tuyến giáp.

3.4. Đồ uống có ga

Đồ uống có ga còn ảnh hưởng đến việc điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Vì thế, trong khi điều trị bệnh, người bệnh cần tránh những loại đồ uống này để hạn chế nguy cơ tiến triển hoặc tái phát bệnh.