Phổ Biến 5/2024 # Tổng Hợp Những Cách Chữa Viêm Họng Hạt Nhanh Nhất Hiện Nay # Top 7 Yêu Thích

Các bài thuốc dân gian là cách chữa bệnh viêm họng hạt đơn giản, an toàn được nhiều người áp dụng. Cách này được dùng cho các trường hợp bệnh mới khởi phát, chưa có chuyển biến nặng.

Cách dùng cây xạ can chữa viêm họng hạt tại nhà

Cây xạ can hay còn có tên gọi khác là rẻ quạt. Theo y học cổ truyền (YHCT) loại cây này có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, tán huyết, long đờm… Nhờ vậy, xạ can được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh gồm viêm họng hạt.

Y học hiện đại cũng chỉ ra rằng, dịch tiết từ xạ can giúp giảm đau, kháng khuẩn và ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. Người bệnh dùng xạ can chữa viêm họng hạt bằng cách sau:

Rễ xạ can: Bạn rửa sạch phần rễ cây rồi đem phơi khô. Khi bị viêm họng hạt, đau rát họng, người bệnh lấy một ít rễ nhai với muối. Mỗi ngày người bệnh nhai 3-4/lần để thấy được hiệu quả.

Lá xạ can: Bạn dùng 1 nắm lá xạ can tươi, rửa sạch và cắt thành đoạn nhỏ, giã nát. Cho vào phần lá đã giã 1 bát nước lọc rồi khuấy đều. Sau khi phần cặn lắng xuống, người bệnh chắt lấy nước để uống.

Cách chữa viêm họng hạt hiệu quả bằng gừng tươi

Gừng tươi được nạo vỏ và rửa sạch

Bạn thái gừng thành từng lát mỏng

Người bệnh viêm họng hạt ngậm từng lát gừng và nhai trực tiếp để tinh dầu và dưỡng chất trong gừng thấm vào niêm mạc họng.

Cách chữa viêm họng hạt nhanh nhất sử dụng vỏ quýt

Vỏ quýt có tác dụng long đờm, giảm ho cũng như làm ấm phổi. Đây là nguyên liệu phổ biến trong các bài thuốc nam chữa viêm họng hạt và các bệnh đường hô hấp khác.

Sử dụng vỏ quýt, người bệnh sẽ kiểm soát được tình trạng đau rát, vướng ở cổ, khàn tiếng, ho dai dẳng… Cách thực hiện:

Bạn rửa sạch vỏ của 2 quả quýt rồi để ráo

Vỏ quýt được cắt thành từng miếng nhỏ cho vào chén rồi thêm 3-5 thìa mật ong

Đem hỗn hợp đi chưng cách thủy trong thời gian 10 phút.

Người bệnh dùng vỏ quýt mật ong khi nguội mỗi ngày 1 lần.

Tây y – Cách chữa viêm họng hạt nhanh nhất

Thuốc Tây y là cách chữa viêm họng hạt tác dụng nhanh nhất. Các loại thuốc điều trị thường tập trung vào việc làm giảm triệu chứng bệnh tại chỗ. Bác sĩ chuyên môn sẽ khám và chẩn đoán bệnh chính xác và kê đơn thuốc phù hợp. Các loại thuốc chữa viêm họng hạt phổ biến thường được dùng gồm có:

Cách chữa viêm họng hạt nhanh nhất bằng kháng sinh

Dùng kháng sinh là cách chữa viêm họng hạt phổ biến. Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của các loại virus và vi khuẩn gây bệnh. Nhờ đó triệu chứng viêm sưng, đau rát họng ở người bệnh được cải thiện rõ rệt. Kháng sinh có nhiều loại, trong đó được kê cho người bệnh viêm họng hạt là các loại như:

Kháng sinh đường uống: Penicillin, Amoxicillin, Roxithromycin,…

Kháng sinh dạng tiêm: Bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp thuốc kháng sinh vào tĩnh mạch người bệnh

Cách chữa viêm họng hạt nhanh nhất bằng thuốc kháng viêm

Nhóm thuốc chống viêm được dùng nhằm giảm sưng đau, xung huyết và phù nề tại niêm mạc họng. Thuốc kháng viêm được chia thành 3 loại:

Thuốc NSAID: Là thuốc chống viêm không steroid gồm các thuốc như Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac… Thuốc có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày, tiêu hóa, viêm thận… Thuốc Aspirin không dùng được cho trẻ dưới 18 tuổi và phụ nữ mang thai.

Thuốc Steroid: Các thuốc phổ biến trong nhóm này là Betamethason, Methylprednisolon, Dexamethason,… được dùng cho trường hợp bệnh nặng. Liều lượng thuốc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như mất ngủ, viêm loét dạ dày, mềm đay…

Kháng viêm nhóm Enzyme: Phổ biến là các thuốc Alphachymotrypsin, Serratiopeptidase…Người bệnh cần thận trọng với các tác dụng phụ của thuốc như ảnh hưởng đến giác mạc, viêm màng bồ đào…

Thuốc giảm ho

Những loại thuốc giảm ho phổ biến được dùng là Dextromethorphan, Codein, Pholcodin…

Chống chỉ định thuốc:

Thuốc ho chứa codein có không dùng được cho trẻ dưới 18 tuồi, người ừa phẫu thuật VA, cắt amidan…

Phụ nữ đang có thai và cho con bú, người bệnh hen suyễn hay suy hô hấp.

Thuốc có tác dụng giảm các cơn ho dai dẳng, ho khan, làm dịu niêm mạc họng…

Thuốc long đờm

Thuốc long đờm dùng cho trường hợp người bệnh ho có đờm đặc, khản tiếng. Các loại thuốc phổ biến thuộc nhóm náy là Bromhexin, Carbocistein Ambroxol, N- Acetylcystein,…

Nhóm thuốc long đờm có tác dụng làm loãng đờm và tống đờm ra ngoài. Khi dùng thuốc cần uống nhiều nước để thuốc phát huy tác dụng tốt hơn.

Thuốc long đờm dễ gây tràn dịch màng phổi hoặc phá hỏng lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Bên cạnh những loại thuốc trên, người bệnh có thể được chỉ định một số thuốc điều trị triệu chứng như thuốc hạ sốt trong trường hợp sốt cao, thuốc dạ dày trong trường hợp bị viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản.

Lưu ý: Người bệnh không được tùy tiện mua và dùng thuốc điều trị. Thuốc Tây nếu dùng sai liều lượng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ khiến sức khỏe người bệnh suy giảm.

Cách chữa viêm họng hạt hiệu quả nhất từ Đông y

Nếu thuốc Tây y mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng lại dễ gây tác dụng phụ thì Đông y là lựa chọn chữa bệnh an toàn. Bài thuốc Đông y có thành phần từ thảo dược lành tính, phù hợp cho nhiều đối tượng từ trẻ nhỏ cho đến phụ nữ có thai, người có thể trạng suy nhược…

Viêm họng hạt theo Đông y là chứng hầu tý, có nguyên nhân do phong hàn ngoại cảm kết hợp với đàm nhiệt gây nên. Bệnh làm tổn thương phế âm, thận dương hư suy và tỳ vi hư nhược…

Nguyên tắc điều trị của y học cổ truyền là quy kinh Phế Tỳ Vị, cân bằng âm dương, dưỡng khí, tăng cường sức đề kháng. Các thảo dược đi sâu vào cơ thể đẩy lùi bệnh tận gốc, ngăn chặn không cho viêm họng hạt tái phát. Một số bài thuốc chữa bệnh viêm họng hạt từ y học cổ truyền gồm có:

Bài thuốc số 1: Kinh phòng bài độc tán

Tác dụng: Dùng phép chữa sơ giản biểu tà chữa thể bệnh ngoại cảm do phong hà, giảm triệu chứng ngạt mũi, ớn lạnh, đau họng, sốt nhe…

Thành phần: 12gr mỗi vị gồm có phòng phong, chỉ xác, sài hồ, kinh giới, tiền hồ, phục linh, độc hoạt, cam thảo, cát cánh

Cách sắc: Bạn cho tất cả thuốc vào ấm sắc chung cùng 1,2 lít nước lọc. Bạn cho thêm vài lát gừng tươi và lá bạc hà khi sắc. Đến khi nước cô đặc còn khoảng 1 bát con thì bạn tắt bếp, chia thuốc thành 5 phần nhỏ và cho người bệnh dùng trong ngày.

Bài thuốc số 2: Ngọc nữ tiễn

Công dụng: Thuốc dùng phép chữa tư âm bổ thận để chữa bệnh ở thể thận âm hư, nhiễm ngoại tà.

Thành phần: 12gr mỗi vị tri mẫu và ngưu tất, 16gr mạch môn đồng cùng 20gr sinh địa và 24gr sinh thạch cao.

Cách sắc: Tất cả vị thuốc được cho vào ấm sắc với 1,5 lít nước lọc cho đến khi cạn còn 1 bát con nước. Bạn chia thuốc đã sắc thành 5 phần nhỏ và sử dụng cho người bệnh viêm họng hạt trong ngày.

Bài thuốc số 3: Lương cách tán

Công dụng: Thuốc sử dụng phép chữa thanh tiết uất nhiệt để đẩy lùi thể bệnh kinh dương minh tích nhiệt. Bài thuốc đẩy lùi chứng sưng, đau rát họng, nuốt vướng, mệt mỏi, cơ thể bồn chồn, rối loạn tiêu hóa.

Thành phần: 20gr mỗi vị thuốc gồm mang tiêu, đại hoàng và cam thảo, 10gr mỗi vị gồm hoàng cầm, chi tử, bạc hà diệp (bạc hà diệp có thể thay bằng mật ong)

Cách sắc: Cam thảo, đại hoàng, chi tử, hoàng cầm, liên kiều đem sao giòn và tán mạn rồi trộn với mang tiêu đã tán mịn. Mỗi ngày người bệnh dùng 10gr bột đã tán mịn để trộn với trúc diệp và bạc hà diệp để uống.

Lưu ý: Thuốc Đông y có tác dụng chữa bệnh từ từ nhưng bền vững. Người bệnh nên kiên trì theo đuổi phác đồ điều trị để đạt hiệu quả như mong muốn. Tốt hơn hết, bạn nên đi khám ở những cơ sở khám chữa bệnh bằng Đông y uy tín để các thầy thuốc chẩn đoán và kê đơn thuốc phù hợp nhất.

Những lưu ý khi cho người bệnh trong quá trình điều trị

Cơ thể người bệnh, đặc biệt là vùng mũi, cổ cần được giữ ấm khi thời tiết lạnh, giao mùa

Thường xuyên vệ sinh răng miệng, làm sạch vòm họng bằng cách súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý

Người bệnh không nên nói to hay la hét trong thời gian dài sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn, điều trị gặp khó khăn

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng và hỗ trợ việc điều trị đạt hiệu quả cao

Khi bị viêm họng, bệnh nhân được ưu tiên ăn các đồ ăn mềm, tránh uống nước đá, dùng rượu bia, chất kích thích đặc biệt là hút thuốc lá…

Nếu phát hiện bệnh, người bệnh nên sớm đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Bạn nên hạn chế dùng chung đồ vật cá nhân hay tiếp xúc gần với người bệnh để tránh lây nhiễm

Người bệnh nên sống trong môi trường không có khói thuốc, được vệ sinh sạch sẽ, tránh bụi bẩn, lông động vật

Bạn nên đeo khẩu trang, che chắn mũi họng cẩn thận khi ra đường, khi tiếp xúc lâu với môi trường ô nhiễm.

Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng mỗi ngày giúp người bệnh khỏe mạnh hơn, cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả.