Xem Nhiều 5/2024 # Táo Bón Đi Ngoài Ra Máu # Top 0 Yêu Thích

Tình trạng táo bón đi ngoài ra máu là hệ quả do chế độ ăn ít chất xơ, uống không đủ nước và thường xuyên nhịn đi đại tiện. Triệu chứng này kéo dài có thể gây thiếu máu, tăng nguy cơ nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ và một số bệnh lý mãn tính khác.

Nguyên nhân gây táo bón đi ngoài ra máu

Táo bón là tình trạng rối loạn đại tiện thường gặp. Tình trạng này đặc trưng bởi triệu chứng khó khăn khi đi vệ sinh do phân cứng và khô hơn bình thường.

Trong trường hợp phân quá khô và khó đi ra ngoài, bạn thường có thói quen “rặn” để tống chất thải ra khỏi đường ruột. Tuy nhiên hoạt động này có thể tăng áp lực và kích thích niêm mạc hậu môn gây ra hiện tượng chảy máu.

Tình trạng táo bón đi ngoài ra máu có thể khởi phát do những nguyên nhân sau:

Chế độ ăn rất ít chất xơ

Thường xuyên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng và khó tiêu hóa

Nhịn đi đại tiện khi cơ thể có nhu cầu

Cố gắng “rặn” khi đại tiện

Mắc các bệnh tiêu hóa mãn tính như viêm đại tràng co thắt, bệnh Crohn, bệnh trĩ,…

Nhận biết tình trạng táo bón gây chảy máu

Bạn có thể nhận biết tình trạng táo bón gây chảy máu thông qua các biểu hiện sau:

Đi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần

Phân có lẫn máu tươi hoặc có màu đen

Bụng đầy chướng do phân không được loại bỏ hoàn toàn

Đau rát hậu môn khi đi đại tiện

Máu tươi có thể dính vào giấy vệ sinh

Rất khó khăn để đào thải phân ra khỏi trực tràng – hậu môn

Táo bón ra máu tươi có nguy hiểm không?

Táo bón ra máu tươi là dấu hiệu cảnh báo cho thấy chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. Tình trạng này không chỉ gây đau rát hậu môn mà còn tăng nguy cơ nứt kẽ hậu môn, áp xe và viêm nhiễm. Hơn nữa triệu chứng táo bón gây chảy máu tươi kéo dài còn tăng nguy cơ thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chán ăn,…

Cách xử lý táo bón đi ngoài ra máu tươi

1. Sử dụng thuốc

Trước khi sử dụng thuốc để điều trị táo bón ra máu tươi, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm hạn chế các rủi ro và tác dụng không mong muốn.

Các loại thuốc có thể làm giảm tình trạng táo bón ra máu tươi, bao gồm:

Men tiêu hóa: Men tiêu hóa thường được chỉ định cho trường hợp bị táo bón kéo dài. Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột có thể điều hòa hoạt động của cơ quan này và hạn chế rối loạn đại tiện. Các loại men tiêu hóa được sử dụng phổ biến, bao gồm Enterogermina, Normagut, Biolac, Probio,…

Bisacardyl: Loại thuốc này có tác dụng tăng cường nhu động ruột nhằm hạn chế tình trạng táo bón và khó khăn khi đại tiện. Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng thuốc trong thời gian không quá 1 tuần.

Mebeverine: Mebevarine là thuốc điều hòa nhu động ruột. Thuốc có tác dụng giảm táo bón do viêm đại tràng co thắt.

Thuốc bôi trơn hậu môn (Microlax): Những loại thuốc này được bơm trực tiếp vào hậu môn nhằm giúp phân đi ra ngoài dễ dàng và hạn chế được triệu chứng kích thích, chảy máu,…

Với những trường hợp táo bón ra máu tươi do chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt, các loại thuốc trên có thể làm giảm triệu chứng chỉ sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu triệu chứng khởi phát do các bệnh mãn tính (viêm đại tràng co thắt, bệnh Crohn,…), bạn nên sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

2. Tận dụng thảo dược tự nhiên

Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn cũng có thể tận dụng các thảo dược tự nhiên để tăng nhu động ruột, giảm đau và cầm máu. Các mẹo chữa táo bón ra máu tươi tại nhà thích hợp với những trường hợp nhẹ đến trung bình.

Các mẹo chữa bạn có thể áp dụng, bao gồm:

– Mồng tơi

Mồng tơi có tác dụng giải độc, thanh nhiệt và nhuận tràng. Vì vậy bạn có thể dùng thảo dược này để giảm tình trạng táo bón và hạn chế chảy máu khi đại tiện.

Rửa sạch 1 nắm lá mồng tơi và để ráo nước

Giã nát và vắt lấy nước cốt

Sau đó thêm một ít nước lọc vào và uống

Thực hiện 1 – 2 lần/ ngày

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung các món ăn từ mồng tơi (canh mồng tơi cua, rau mồng tơi xào,…) nhằm giúp hoạt động đại tiện diễn ra dễ dàng hơn. Chất nhầy pectin trong loại rau này có tác dụng làm trơn niêm mạc đường ruột và có thể hạn chế hiện tượng đau rát, chảy máu.

– Ngâm nước muối ấm

Trước khi đi đại tiện, nên ngâm hậu môn với nước muối ấm trong 15 – 20 phút để làm giãn cơ vòng hậu môn và phòng ngừa tình trạng đau rát. Ngoài ra ngâm nước muối thường xuyên còn hỗ trợ sát trùng và hạn chế viêm nhiễm hậu môn.

Đun sôi khoảng 2 lít nước

Đổ vào thau và thêm khoảng 1 lít nước nguội

Cho thêm ít muối và hòa tan

Sau đó ngâm hậu môn trong 10 – 20 phút

– Tía tô

Tía tô có tác dụng cầm máu và sát trùng tốt. Nếu táo bón khiến vùng hậu môn rỉ máu kéo dài, bạn có thể áp dụng mẹo giảm đau và cầm máu sau đây.

Rửa sạch 1 nắm lá tía tô và giã nát

Dùng bã đắp lên vùng hậu môn trong 15 – 20 phút và rửa lại với nước sạch

Hoặc bạn có thể ngâm rửa với nước lá tía tô để giảm đau và chảy máu do táo bón gây ra

Khi bị táo bón ra máu tươi cần lưu ý điều gì?

Khi bị táo bón gây chảy máu, bạn nên thay đổi một số thói quen ăn uống và sinh hoạt không điều độ. Nếu tiếp tục duy trì những thói quen này, tình trạng táo bón có thể kéo dài và gây ra các bệnh như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn,…

Do đó bên cạnh các biện pháp điều trị, bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt như sau:

Uống nhiều nước giúp làm mềm phân và giảm nguy cơ táo bón. Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung nước ép từ rau xanh và trái cây để tăng cường sức đề kháng và ổn định hoạt động của cơ quan tiêu hóa.

Bổ sung chất xơ và vitamin và chế độ dinh dưỡng. Đồng thời nên chế biến thực phẩm ở dạng mềm, dễ tiêu hóa như nấu cháo, canh, soup, hấp, luộc,…

Hạn chế các món ăn chứa nhiều gia vị và dầu mỡ. Ngoài ra cần hạn chế các loại thực phẩm dễ gây táo bón như thịt bò, khoai tây chiên, đồ hộp,…

Uống nước chanh và mật ong vào mỗi buổi sáng để thanh lọc cơ thể và đường ruột. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng nhuận tràng và hỗ trợ làm giảm táo bón.

Kiêng các loại thức uống như rượu, cà phê, trà đặc,… Đồng thời nên hạn chế các loại thực phẩm có mùi mạnh và tính nồng như tỏi, ớt, gừng,…

Tăng cường các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như bơ, chuối, đu đủ, thanh long, khoai lang, rau mồng tơi, rau đay, rau dền,…

Ngủ đủ giấc để tránh gây rối loạn hoạt động của ruột già.

Tuyệt đối không nhịn đại tiện, đồng thời nên tập thói quen đi vệ sinh ngay khi cơ thể có nhu cầu.

Dành 15 – 30 phút để tập yoga, chạy bộ hoặc bơi lội có thể giảm táo bón và tăng chức năng của cơ vòng hậu môn.

Táo bón ra máu – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Như đã đề cập, tình trạng chảy máu khi đại tiện có thể gây suy nhược cơ thể, mệt mỏi và thiếu máu. Ngoài ra trong một số trường hợp, triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của xuất huyết đường tiêu hóa dưới.

Vì vậy nên tìm gặp bác sĩ khi nhận thấy các triệu chứng sau:

Táo bón đi ngoài ra máu kéo dài hơn 3 ngày

Lượng máu lẫn trong phân và dây ra giấy vệ sinh nhiều

Người buồn nôn và ói mửa

Mất nước

Tay chân lạnh

Đau bụng dưới dữ dội

Táo bón đi ngoài ra máu có thể được khắc phục bằng cách xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Tuy nhiên nếu triệu chứng kéo dài trên 3 ngày, bạn nên thăm khám để kịp thời phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn.