Thịnh Hành 5/2024 # Bệnh Trầm Cảm Ở Trẻ Em Và Những Điều Cần Biết # Top 8 Yêu Thích

Tư vấn trầm cảm – Trầm cảm ở thời thơ ấu thường tái phát và tiếp diễn ở tuổi trưởng thành, đặc biệt là nếu không được điều trị.

Những nhà khoa học và các bác sỹ của Hiệp hội sức khỏe tâm thần Mỹ đã đã thực hiện một nghiên cứu về những nguy cơ có thể gặp ở trẻ em khi bị trầm cảm. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trầm cảm ở thời thơ ấu thường tái phát và tiếp diễn ở tuổi trưởng thành, đặc biệt là nếu không được điều trị. Nếu thuở nhỏ đã từng bị trầm cảm thì khi trưởng thành, bệnh này lặp lại thì rất có thể xu hướng sẽ nặng hơn.

Trầm cảm (ở đây được hiểu là sự buồn rầu) không chỉ là một trạng thái xấu và sự u sầu bình thường. Nó cũng không chỉ là việc cảm thấy bị hẫng hụt và buồn bã. Đây là những cảm giác rất bình thường ở trẻ đặc biệt là trong thời kỳ dậy thì. Thậm chí những nổi thất vọng lớn có thể làm con người ta cảm thấy buồn bã, tức giận thì những cảm xúc tiêu cực rồi cũng sẽ dịu đi cùng thời gian.

Nhưng khi trẻ ở trong tình trạng trầm cảm này, nó có thể nấn ná kéo dài đến nhiều tháng, thậm chí còn lâu hơn. Tình trạng này sẽ làm hạn chế khả năng sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Có 2 loại trầm cảm, loại trầm cảm chính và rối loạn tâm thần là có thể ảnh hưởng đến trẻ. Bệnh trầm cảm chính được biểu hiện qua tâm trạng buồn dai dẳng và không thể cảm thấy thoải mái hay hạnh phúc. Một đứa trẻ mắc phải bệnh này thường cảm thấy nặng nề, chán chường trong cả ngày. Nếu nỗi buồn này không được cứu vãn mà tiếp tục kéo dài thì sẽ thành chứng rối loạn tâm thần.

Nguyên nhân nào gây bệnh trầm cảm?

Trầm cảm không thường không bị gây ra bởi một một sự việc hay sự vật nào đó. Đó là kết quả của một trong nhiều yếu tố khác nhau và nó khác nhau từ trẻ này với trẻ khác.

Trầm cảm cũng có thể bị gây ra khi lượng neurotransmitters thấp hơn bình thường (đây là hóa chất điều tiết các dấu hiệu thông qua hệ thống thần kinh) trong não, nó sẽ hạn chế khả năng cảm giác của con người.

Trầm cảm cũng có thể mang tính lây truyền trong gia đình, nếu trẻ có người thân mang bệnh trầm cảm thì trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Những dấu ấn quan trọng trong cuộc đời như: cái chết của người thân, ly dị, chuyển tới một nơi ở mới hay thậm chí chia tay với bạn trai, (bạn gái) đều có thể làm trẻ mắc bệnh trầm cảm. Stress cũng là một yếu tố vì trong thời kỳ dậy thì những cảm xúc, tâm lý xã hội.. rất khó kiểm soát và rất dễ ảnh hưởng xấu đến trẻ.

Trẻ mắc bệnh mãn tính cũng rất dễ dẫn đến trầm cảm, đó là mặt trái của thuốc chữa bệnh.

Chẩn đoán bệnh trầm cảm

Trẻ bị trầm cảm thường cảm thấy mình thất vọng về mọi thứ hoặc thấy chẳng có gì đáng để mình nỗ lực phấn đấu. Chúng một mực tin rằng mình không tốt và vô dụng.

Để có thể chẩn đoán và chữa trị đúng bệnh trầm cảm cần phải khám nhiều lần. Nếu trẻ có 5 hoặc nhiều hơn triệu chứng sau đây mà kéo dài hơn 2 tuần thì trẻ của bạn có thể đang mắc chứng trầm cảm:

– Cảm thấy buồn, xuống tinh thần mà không có lý do

– Thiếu năng lượng, cảm thấy không thể làm bất cứ điều gì dù đó là ôột nhiệm vụ đơn giản nhất.

– Không có hứng thú với nhiều thứ thậm chí cả những điều từng đem đến niềm vui cho mình

– Thiếu nhiệt huyết trong quan hệ bạn bè và người thân

– Cảm thấy chán chường, bất an, dễ nổi cáu

– Không có khả năng tập trung

– Tăng hoặc giảm cân một cách bất bình thường, ăn quá nhiều hay quá ít.

– Có một sự thay đổi rất rõ trong giấc ngủ như cảm thấy khó ngủ và mệt mỏi khi thức giấc.

– Cảm thấy tội lỗi và vô dụng

– Cơ thể mệt mỏi, cơ bắp đau nhức

– Chẳng quan tâm đến những gì sẽ xảy ra trong tương lai

– Thường xuyên nghĩ đến cái chết hoặc muốn tự tử

Những đứa trẻ bị rối loạn tinh thần thường có 2 hoặc hơn các dấu hiệu sau và kéo dài ít nhất là 1 năm:

– Cảm thấy vô vọng

– Mất khả năng tự chủ

– Ngủ nhiều nhưng không thể ngủ sâu giấc

– Thấy kiệt sức

– Khó tập trung

– Không thèm ăn hoặc ăn quá nhiều

Trẻ đang ở tuổi dậy thì bị mắc chứng trầm cảm thường tìm đến rượu và thuốc rất nhiều. Bởi vì những chất này có thể giúp chúng quên đi chứng bệnh của mình, chúng cảm thấy cân bằng hơn .

Nhưng thực ra chúng chẳng khá hơn là bao, thậm chí những chất độc này còn làm trẻ tệ hơn nữa.

Trẻ em ở lứa tuổi vị thành niên rất dễ bị những yếu tố về cảm xúc, gia đình và xã hội tác động và khiến trẻ bị trầm cảm.

Nếu như ngày ngày, bé luôn đặt những câu hỏi, luôn chạy nhảy, vui cười thì bạn có thể hoàn toàn an tâm. Con bạn rất khoẻ mạnh và bình thừơng. Nhưng cũng có những đứa trẻ luôn cô lập, ít tiếp xúc với mọi người, lầm lỳ, từ chối tham gia những trò tinh nghịch.

Mọi người thường nghĩ trẻ khóc rồi cười đấy, biết gì lo toan dẫn đến trầm cảm. Nhưng theo các chuyên gia tâm lý thì ngay từ nhỏ, trẻ đã có thể mắc căn bệnh này.

Trẻ từ 1-6 tuổi

Đối với trẻ từ 1-6 tuổi thì sự trầm cảm chủ yếu do tính di truyền (bên cạnh yếu tố gia đình và xã hội). Có thể nhận biết sự trầm cảm ở trẻ qua các biểu hiện như quấy khóc, kém ngủ, biếng ăn, không chịu chơi…

Trong giai đoạn này, bé đang tập nói, đi và giao tiếp với mọi người…do ít tiếp xúc với cha mẹ và kèm theo tính cách thụ động đã tạo trở ngại lớn về mặt ngôn ngữ, khiến bé cảm thấy khó khăn khi hoà nhập. Bé cũng thường tỏ ra thờ ơ sợ hãi đối với đồ chơi nào đó. Đây chính là sự bộc lộ các vấn đề của bé trong sự phát triển và quan hệ với môi trường xung quanh để chứng tỏ bé đã bị trầm cảm mà nguồn gốc từ gia đình.

Trẻ từ 6-13 tuổi

Giai đoạn từ 6-13 tuổi là giai đoạn tiềm ẩn, trẻ đã có ý thức trong việc học hành, quan hệ bè bạn, thể thao…ở độ tuổi này các em đã biết đau khổ vì những gì mà mình mong muốn, yêu thích không được thoả mãn. Sự trầm cảm thể hiện qua sự cau có, mệt mỏi, nóng nẩy, buồn rầu, kém ăn, giấc ngủ không sâu, người gầy yếu, kết qủ học tập sút.

Phải làm gì để trẻ thoát khỏi sự trầm cảm?

Theo các nhà phân tích tâm lý thì các bậc cha mẹ cần quan tâm chú ý đến trẻ càng sớm càng tốt, đặc biệt là đối với trẻ từ 6 tháng đến 3 năm tuổi. Ở giai đoạn này, vai trò người mẹ là quan trọng nhất, không nên quá lo ngại đến sự an toàn vệ sinh mà bắt trẻ phải gò bó nhiều giờ trong nôi cũi hay một góc phòng.

Cần đề ra thời gian nhất định để chơi với trẻ và duy trì đều đặn thời gian này. Việc cha mẹ thường xuyên nói chuyện với con cái sẽ giúp bé phát triển được ngôn ngữ và đón nhận các mối tương giao, từ từ thay đổi tính nết và những hành vi tiêu cực.

– Ngoài những món đồ chơi thông thường, cha mẹ cũng nên mua cho trẻ những đồ chơi rồi cùng chơi với trẻ, không nên ấn đồ chơi vào tay con rồi bỏ đi làm việc khác để chúng loay hoay chơi một mình.

Đối với trẻ từ 6 – 13 tuổi, cảm xúc của trẻ rất cao và dễ mất tự chủ trước những sự kiện bất ngờ xảy đến. Trẻ thường phản ứng bằng cách rút vào trong vỏ ốc để tìm sự an toàn cho mình và trở nên ngỗ ngược, quậy phá để giải toả sự ấm ức giận dữ.

– Khi phát hiện trẻ bị trầm cảm, gia đình và thầy cô cần có thái độ cư xử khéo, nhẹ nhàng, chịu khó lắng nghe, chịu khó đối thoại với trẻ, giúp chúng lấy lại sự cân bằng.

– Cha mẹ cần là chỗ dựa vững chắc để trẻ tin cậy, nương tựa, vượt qua sự trầm cảm.

– Cha mẹ không nên áp đặt suy nghĩ của mình mà chỉ khơi gợi, giúp trẻ bộc lộ hết sự thông minh, năng động và sáng tạo của mình.

Khi trẻ có biểu hiện nghiêm trọng của bệnh trầm cảm như: dễ kích động, kích thích, nổi giận, hay có hành vi liều lĩnh…bạn hãy nói với bác sĩ khoa nhi, bác sĩ tâm lý hay các chuyên gia về tâm thần học.

Để tránh cho con mình rơi vào những trạng thái tâm lý tiêu cực, các bậc cha mẹ cần quan tâm đến con trẻ, đặc biệt là về đời sống tinh thần, mối quan hệ bạn bè, chia sẻ với trẻ những khó khăn trong cuộc sống của chúng. Đặc biệt không nên quát mắng, xúc phạm khi trẻ có lỗi hoặc có kết quả học tập kém bạn bè.

Phải làm gì để trẻ thoát khỏi sự trầm cảm?

Theo các nhà phân tích tâm lý thì các bậc cha mẹ cần quan tâm chú ý đến trẻ càng sớm càng tốt, đặc biệt là đối với trẻ từ 6 tháng đến 3 năm tuổi. Ở giai đoạn này, vai trò người mẹ là quan trọng nhất, không nên quá lo ngại đến sự an toàn vệ sinh mà bắt trẻ phải gò bó nhiều giờ trong nôi cũi hay một góc phòng.

– Cần đề ra thời gian nhất định để chơi với trẻ và duy trì đều đặn thời gian này. Việc cha mẹ thường xuyên nói chuyện với con cái sẽ giúp bé phát triển được ngôn ngữ và đón nhận các mối tương giao, từ từ thay đổi tính nết và những hành vi tiêu cực.

– Ngoài những món đồ chơi thông thường, cha mẹ cũng nên mua cho trẻ những đồ chơi rồi cùng chơi với trẻ, không nên ấn đồ chơi vào tay con rồi bỏ đi làm việc khác để chúng loay hoay chơi một mình.

– Đối với trẻ từ 6 – 13 tuổi, cảm xúc của trẻ rất cao và dễ mất tự chủ trước những sự kiện bất ngờ xảy đến. Trẻ thường phản ứng bằng cách rút vào trong vỏ ốc để tìm sự an toàn cho mình và trở nên ngỗ ngược, quậy phá để giải toả sự ấm ức giận dữ.

– Khi phát hiện trẻ bị trầm cảm, gia đình và thầy cô cần có thái độ cư xử khéo, nhẹ nhàng, chịu khó lắng nghe, chịu khó đối thoại với trẻ, giúp chúng lấy lại sự cân bằng.

– Cha mẹ cần là chỗ dựa vững chắc để trẻ tin cậy, nương tựa, vượt qua sự trầm cảm.

– Cha mẹ không nên áp đặt suy nghĩ của mình mà chỉ khơi gợi, giúp trẻ bộc lộ hết sự thông minh, năng động và sáng tạo của mình.

– Khi trẻ có biểu hiện nghiêm trọng của bệnh trầm cảm như: dễ kích động, kích thích, nổi giận, hay có hành vi liều lĩnh…bạn hãy nói với bác sĩ khoa nhi, bác sĩ tâm lý hay các chuyên gia về tâm thần học.

Để tránh cho con mình rơi vào những trạng thái tâm lý tiêu cực, các bậc cha mẹ cần quan tâm đến con trẻ, đặc biệt là về đời sống tinh thần, mối quan hệ bạn bè, chia sẻ với trẻ những khó khăn trong cuộc sống của chúng. Đặc biệt không nên quát mắng, xúc phạm khi trẻ có lỗi hoặc có kết quả học tập kém bạn bè.

Hotline Tư vấn tâm lý

Fanpage : https://www.facebook.com/thamvantamly.net