Phổ Biến 5/2024 # Nhận Biết Dấu Hiệu, Triệu Chứng Viêm Họng Cấp Ở Trẻ Em # Top 6 Yêu Thích

Thứ Ba, 03-07-2024

Cách để nhận biết các triệu chứng bệnh viêm họng cấp ở trẻ là điều được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bởi viêm họng cấp là ăn bệnh về đường hô hấp thường gặp, phổ biến nhất là ở trẻ em do sức khỏe và hệ miễn dịch kém. Bệnh dễ tái phát và gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Không chỉ vậy, viêm họng cấp còn tiềm ẩn rất nhiều bệnh nguy hiểm gây trở ngại đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ.

Viêm họng cấp là tình trạng viêm niêm mạc họng cấp tính. Tình trạng này xảy ra khi vùng họng bị viêm nhiễm do sự tấn công của vi khuẩn và virus. Một số trường hợp còn lại là do mắc bệnh do nấm, môi trường ô nhiễm, thói quen sinh hoạt,…

Theo bác sĩ Cao Minh Thức, Chuyên khoa Tai-Mũi-Họng, Bệnh viện Nhi Đồng 2, có một số nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm họng cấp ở trẻ. Bệnh dễ lây qua đường không khí và có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể trở nặng và gây biến chứng nguy hiểm.

II.Nguyên nhân gây viêm họng cấp ở trẻ em

Trẻ em có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu ớt hơn so với người trưởng thành. Vì thế, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh về hô hấp luôn chiếm phần lớn. Đặc biệt với bệnh viêm họng cấp, dấu hiệu viêm họng cấp diễn ra vô cùng đột ngột và nhanh chóng.

Các bậc phụ huynh cần biết về nguyên nhân phát bệnh để có biện pháp phòng tránh cho trẻ.

Viêm họng do virus: có đến 80% trẻ em mắc bệnh viêm họng cấp là do virus gây ra. Chủ yếu là virus influenza, rhino và adeno. Cũng có thể trẻ nhiễm bệnh do virus cúm, sởi biến chứng.

Viêm họng do vi khuẩn: các vi khuẩn gây bệnh này là liên cầu, tụ cầu, phế cầu. Trường hợp mắc bệnh do khuẩn thường sẽ nặng hơn virus và phải dùng thuốc để điều trị.

Một số nguyên khác như : trẻ mắc bệnh tai mũi họng khác ( viêm amidan, viêm họng hạt,…) chữa sai cách kéo dài, trẻ nhiễm lạnh hoặc sống trong môi trường khói bụi hóa chất, thời tiết thay đổi đột ngột,…

III. Cách nhận biết triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ em

Triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ em rất dễ bị nhầm lẫn sang các bệnh lý về hô hấp khác. Các bậc phụ huynh nên lưu ý những biểu hiện thường gặp để đưa ra phán đoán và cách chữa trị phù hợp cho trẻ.

Đau họng: Khi trẻ mắc viêm họng cấp, thành họng của trẻ sẽ sưng tấy đỏ rát. Tuyến amidan của trẻ có thể bị viêm gây đau nhức. Tình trạng này sẽ dẫn đến việc trẻ nuốt khó, cảm thấy đau tức họng.

Ngứa họng: Một biểu hiện khác dễ gặp khi viêm họng cấp là ngứa họng. Niêm mạc họng sẽ xuất hiện các màng trắng đục, tạo thành các ổ vi khuẩn gây ngứa thành họng. Vì thế trẻ sẽ có cảm giác ngứa ngáy, có thể hơi nôn hoặc khạc ho để đẩy dị vật ra ngoài.

Ho khan: Đây là triệu chứng nặng hơn của viêm họng cấp sau đau họng và ngứa họng. Trẻ sẽ cảm thấy cổ họng không thoải mái và liên tục ho để giảm bớt cơn đau ngứa do chỗ sưng gây ra. Cơn ho của trẻ sẽ kéo dài và thường ho nhiều về đêm, cản trở giấc ngủ và đường thở của trẻ.

Xuất hiện đờm: Dựa vào màu sắc đờm mà bạn có thể biết được căn bệnh trẻ đang mắc phải. Trong trường hợp trẻ mắc bệnh viêm họng cấp tính, đờm của bé sẽ có màu trắng đục, vàng nhạt hoặc màu xanh nhạt. Không chỉ vậy, lưỡi của trẻ sẽ có đốm trắng, hơi thở khò khè nặng mùi.

Quan sát hạch cổ: trong một vài trường hợp, hạch cổ của trẻ có thể bị sưng tấy và có thể dùng tay sờ được.

Sốt: triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh là trẻ sốt viêm họng cấp. Khi tiến hành hạ nhiệt mà vẫn không giảm, rất có thể trẻ đã nhiễm viêm họng cấp do vi khuẩn gây ra.

Một số triệu chứng khác: Ngoài các triệu chứng vừa nêu, trẻ có thể xuất hiện một vài dấu hiệu trẻ bị viêm họng cấp như: cơ thể mệt mỏi, sổ mũi, chán ăn, khàn giọng, hay quấy khóc, nôn ói …

✪ Lưu ý: Triệu chứng có thể biểu hiện ngày càng rõ ràng và nặng hơn theo thời gian nếu các bậc phụ huynh không đưa ra các biện pháp điều trị bệnh. Thêm nữa, bệnh kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và cực kì khó chữa khỏi.

IV. Biến chứng của bệnh viêm họng cấp ở trẻ em

Viêm họng cấp ở trẻ thường diễn ra trong khoảng 5 ngày nếu có cách chăm sóc và điều trị đúng. Nhưng đối với một số trường hợp phát hiện muộn hoặc sức đề kháng yếu, bệnh có thể diễn biến phức tạp và tạo thành các biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng tại chỗ : viêm họng cấp tính kéo dài sẽ gây lở loét tại chỗ, nặng hơn là apxe thành họng, viêm tấy tuyến amidan. Bệnh viêm này rất khó để chữa khỏi và tác động đến chế độ ăn uống nghỉ ngơi cũng như sức khỏe của trẻ. Lâu dần bệnh sẽ có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Biến chứng gần: khi không được chữa trị kịp thời và nhanh chóng, viêm họng cấp bị bội nhiễm sẽ chuyển thành viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa. Không chỉ vậy, nó còn có thể lan xuống thanh quản gây viêm thanh quản, viêm amidan, viêm amidan hốc mủ,…

Biến chứng xa: ở trẻ em, biến chứng nguy hiểm nhất có thể kể đến nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu), viêm khớp, bệnh thấp tim, viêm cầu thận. Điều này xảy ra khi liên cầu khuẩn gây viêm họng kích thích các kháng thể được sản sinh liên tục. Các kháng thể này hoạt động tạo ảnh hưởng đến tim, các khớp và thần kinh theo chiều hướng xấu.

Đặc biệt cần lưu tâm đến biến chứng thấp tim và nhiễm khuẩn huyết.

Trẻ bị viêm họng cấp biến chứng thấp tim là do nhiễm phải liên cầu khuẩn nhóm A (S.pynogenes). Khi đó, cần phải theo dõi điều trị hàng tháng và sử dụng phương pháp tiêm chậm peniciline đến năm 25 tuổi. Nếu không, trẻ có thể bị đột quỵ, tổn thương tim vĩnh viễn và tử vong đột ngột.

Do đó khi phát hiện các triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ em, các bậc cha mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến bác sĩ để được kê toa và hướng dẫn cách điều trị đúng cách. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để tránh trường hợp trẻ bị nhiễm độc thuốc, bệnh biến chứng và làm suy giảm chức năng gan thận ở trẻ.

Không chỉ vậy, để phòng ngừa bệnh viêm họng cấp ở trẻ, nhất là vào những ngày chuyển mùa, gia đình cần phải có những biện pháp cụ thể.

Nên cho trẻ uống nhiều nước và ăn uống dinh dưỡng phong phú.

Tạo môi trường sống sạch sẽ thoáng mát cho trẻ, hạn chế tiếp xúc khói bụi.

Luôn giữ ấm cơ thể trẻ, không cho trẻ sử dụng chung đồ đạc.

Tạo thói quen giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, súc miệng với nước muối đều đặn.

Biên soạn: An Tư