Xu Hướng 5/2024 # Bs.ckii Phạm Thanh Xuân: Người Mẹ Hiền Của Triệu Em Nhỏ # Top 4 Yêu Thích

Hàng ngàn bệnh nhi từng đến khám và điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội thân thương gọi bác sĩ Phạm Thanh Xuân là “người mẹ hiền” vì sự nhẹ nhàng và cái tình ấm áp cô trao. Đồng nghiệp kính nể gọi cô là “người đàn bà thép” vì sự mạnh mẽ, quyết đoán của cô trong công việc. Nhưng vị bác sĩ hiền từ ấy chỉ nhận mình là một người bình thường như bao người đồng nghiệp khác.

Mối duyên nợ với nghề y

Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội cuối giờ chiều vẫn còn rất đông bệnh nhi đang chờ trước phòng khám của chúng tôi Phạm Thanh Xuân. Chúng tôi phải chờ rất lâu mới có thể gặp được cô. Uống vội ngụm nước, nữ bác sĩ bắt đầu trải lòng…

“Nghề y là một nghề thật sự vất vả, nhưng chính nghề này đã mang đến cho tôi một cảm giác hạnh phúc mà tôi nghĩ không nhiều nghề có được. Hạnh phúc của một người bác sĩ khác lắm, đặc biệt là bác sĩ chuyên khoa Nhi. Mỗi khi được nhìn thấy những em bé khỏe mạnh ra viện, nụ cười vui vẻ, cái bắt tay cảm ơn của bố mẹ, trong tôi lại dâng lên một cảm xúc khó tả. Những cảm xúc ấy chính là động lực để tôi nỗ lực từng ngày trong công việc của mình…”, bác sĩ Xuân mở đầu câu chuyện.

BS.CKII Phạm Thanh Xuân quê ở Hải Dương nhưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, trong một gia đình có truyền thống hiếu học. Sau khi tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1981, cô bắt đầu theo chuyên ngành Nhi như một cơ duyên rồi “say nghề” tự lúc nào mà chính cô cũng không hay biết.

Sau một thời gian công tác, cô là một trong những bác sĩ xuất sắc được đưa đi công tác và học tập tại Bỉ năm 1998.

Từng được tham quan quy trình khám, điều trị tại các bệnh viện hàng đầu ở Bỉ, chúng tôi Phạm Thanh Xuân luôn mong muốn được áp dụng những tiến bộ này cho ngành y nước nhà, để bố mẹ không còn phải lo lắng về vấn đề lây nhiễm chéo khi đưa con đến thăm khám tại bệnh viện.

Và ước mơ ấy đã trở thành hiện thực khi cô về công tác tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh, Hà Nội. Cô chia sẻ: “Thật may mắn khi giờ đây tôi được làm việc trong một môi trường bệnh viện tốt, được đầu tư các trang thiết bị kiểm soát nhiễm khuẩn theo tiêu chuẩn quốc tế giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn, sự lây truyền chéo cho bệnh nhi và nhân viên y tế. Bệnh nhân và người nhà được bảo vệ an toàn cũng giúp chúng tôi thoải mái, an tâm khi làm việc.”

BS.CKII Phạm Thanh Xuân là một trong những người đầu tiên góp phần xây dựng khoa Nhi trở thành chuyên khoa mũi nhọn của Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh, Hà Nội và là khoa vệ tinh của Bệnh viện Nhi Trung ương, cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cao cấp theo những tiêu chuẩn tiên tiến mà các bệnh viện lớn trên thế giới áp dụng.

Một “trái tim nóng” với bệnh nhi

Đối với mỗi bệnh nhi, chúng tôi Phạm Thanh Xuân đều tận tình thăm khám, chẳng khác nào một người mẹ hiền đang chăm sóc đứa con chính mình dứt ruột sinh ra.

“Công việc của người thầy thuốc vốn dĩ đã khó, việc chữa trị cho các bệnh nhi còn khó khăn hơn gấp bội, do các cháu còn quá bé chưa biết nói và các triệu chứng của các cháu chỉ được bố mẹ kể lại theo cảm nhận chủ quan. Vì vậy, việc đưa ra phác đồ điều trị phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn, khả năng tiên lượng bệnh và kinh nghiệm thực tế của từng bác sĩ. Do đó, nụ cười và niềm vui của bệnh nhi sau khi được chữa khỏi bệnh là niềm hạnh phúc vô bờ với chúng tôi.”, Bác sĩ Xuân chia sẻ.

“Mỗi ngày tôi và các y, bác sĩ trong khoa phải tiếp nhận một lượng lớn bệnh nhi. Thế nhưng, từng ngày trôi qua, tôi đều nhắc nhở bản thân mình và các đồng nghiệp trong khoa rằng: Bệnh nhân có tin tưởng thì mới đến với mình, vì thế mình phải hãy hết lòng phục vụ họ bằng tất cả cái tâm và cái tình của người thầy thuốc. Hãy trân trọng bệnh nhân như người nhà của mình để phục vụ họ tốt nhất.”, Bác sĩ Xuân bộc bạch.

Nữ bác sĩ có dáng vẻ hiền từ, đôn hậu và nụ cười thân thiện khi tiếp xúc với bệnh nhi nhưng trong công việc bác sĩ Xuân là một người rất nghiêm khắc. Cô luôn tâm niệm, cái tâm của người bác sĩ không chỉ thể hiện ở tình thương đối với bệnh nhân mà còn thể hiện ở sự nghiêm khắc đối với chính bản thân mình, bằng cách không ngừng trau dồi nghiệp vụ chuyên môn .

“Đã chọn nghề bác sĩ, mình phải luôn trau dồi y đức và nghiệp vụ chuyên môn. Có y đức nhưng không có tay nghề, không có nghiệp vụ thì mình có thể vô tình hại người bệnh, khiến cho người bệnh đau nhiều hơn. Nhưng nếu giỏi chuyên môn mà thiếu y đức cũng sẽ làm cho người bệnh “khổ” hơn.”, Bác sĩ Xuân nói.

Gần 40 năm theo nghề, bác sĩ Phạm Thanh Xuân đã đồng hành với hàng triệu bệnh nhi, hàng vạn ca bệnh đã được cứu sống nhưng cũng đôi lần, nữ bác sĩ phải đau đáu, day dứt về những trường hợp đặc biệt.

Bác sĩ Xuân kể lại: ” Đó là trường hợp của một em bé bị sốt. Sau khi thăm khám, bé được phát hiện bạch cầu cấp, rất khó điều trị. Khi biết tin, bố mẹ bé rất sốc nhưng gia đình sẵn sàng hợp tác với các bác sĩ để chữa bệnh cho em.

Em bé chưa biết nói, sốt cao liên tục và bỏ ăn nhưng không quấy khóc. Có vẻ như bé cảm nhận mình mắc bệnh nguy hiểm và không muốn làm phiền bố mẹ. Điều đáng tiếc là thể tủy không đáp ứng hóa chất khiến em bé không thể qua khỏi.

Người mẹ sau đó bị trầm cảm và thường xuyên gọi điện cho tôi. Tôi đã động viên mẹ bé rất nhiều, thật may mắn vì sau đó chị ấy có thể trở lại cuộc sống bình thường. Mỗi trường hợp bệnh nhi không qua khỏi tôi day dứt lắm. Thương các con và tự hứa với lòng mình là phải cố gắng, cố gắng thật nhiều hơn nữa “.

Một “ngọn lửa” nhiệt huyết tiếp sức cho thế hệ trẻ

Theo bác sĩ Xuân, công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng thực sự có chuyên môn, tâm huyết với nghề cũng chính là một phần thể hiện tâm huyết với bệnh nhân. Đối với các bác sĩ trẻ tại BVĐK Tâm Anh, Hà Nội, chúng tôi Phạm Thanh Xuân vừa là đồng nghiệp tận tụy vừa là người thầy tận tâm. Không chỉ đào tạo chuyên môn, nữ bác sĩ còn truyền đạt cho thế hệ trẻ những kinh nghiệm sống, thái độ phục vụ bệnh nhân, khả năng phản ứng nhanh trước những tình huống đặc biệt.

“Nhẫn nhịn là một phẩm chất cần có của một người bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ chuyên khoa nhi bởi tâm lý bố mẹ khi đưa con đi khám thường rất nhạy cảm, dễ cáu bẳn và đôi khi sẽ không tránh khỏi to tiếng với bác sĩ. Trong những tình huống như vậy, người bác sĩ cần phải kiên nhẫn giải thích để người nhà hiểu, hợp tác và tìm ra phương án tốt nhất cho bệnh nhi.”, Bác sĩ Xuân nói.

Ở tuổi ngoại lục tuần với gần 40 năm theo đuổi nghề y, “ngọn lửa” nhiệt huyết với nghề vẫn rực cháy bên trong người thầy thuốc có dáng vẻ mỏng manh ấy. Cô chia sẻ: “Một khi đã chọn nghề y là quyết định dấn thân vào con đường gian nan vất vả, đặc biệt với chuyên khoa nhi, người bác sĩ phải thực sự yêu trẻ và không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn mới có thể trụ vững với nghề…”

108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, chúng tôi Biên, TP.Hà Nội

2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh