Xu Hướng 5/2024 # Cách Người Nhật Chữa Trị Táo Bón Hiệu Quả # Top 4 Yêu Thích

Táo bón kinh niên đã trở thành chứng bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại. Không chỉ nguy hiểm với người lớn, táo bón ở trẻ con là nỗi lo của rất nhiều bà mẹ trẻ. Giải pháp an toàn và bền lâu cho mỗi gia đình chính là việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt hàng ngày.

Bao lâu không đi đại tiện bị coi là táo bón nghiêm trọng.

Với người lớn, tần suất đi đại tiện lý tưởng là 1-2 ngày / lần. Đối với trẻ em, mỗi ngày một lần vào khung giờ cố định được coi là một đứa trẻ khỏe mạnh. Dấu hiệu ban đầu của táo bón là phân khô, cứng, màu đậm hơn bình thường, người bị táo bón nhẹ thì 3 – 4 ngày đi vệ sinh một lần. Ở mức độ nặng hơn, tần suất này có thể gấp đôi, thậm chí gấp ba, tức là 1 tuần đến 2 tuần không thể đi đại tiện. Đây là dấu hiệu táo bón nghiêm trọng, các mẹ cần hết sức lưu ý bởi thực phẩm lưu lại quá lâu trong ruột sẽ sinh ra hơn 30 loại độc tố, theo máu tuần hoàn đi vào nội tạng , thậm chí còn có nguy cơ làm biến dạng dạ dày. Không chỉ vậy táo bón còn gây hội chứng rối loạn thần kinh, luôn lo lắng khi phải đi đại tiện vì cảm giác đau đớn.

Đâu là nguyên nhân dẫn đến táo bón?

Thực ra đa số những người bị táo bón kinh niên khi thăm khám lâm sàng không phát hiện ra bệnh gì, bởi nguyên nhân là do hội chứng rối loạn chức năng ruột (giảm trương lực cơ trơn của thành ruột, giảm nhu động ruột), ngoài ra đối với người lớn, áp lực và những căng thẳng trong cuộc sống cũng là một tác nhân không nhỏ. Bên cạnh đó, việc uống thuốc Tây, không uống đủ lượng nước tối thiểu, hay ăn quá nhiều đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ cũng khiến cho tình trạng táo bón thêm trầm trọng. Nhưng thực chất, nguyên nhân chính dẫn đến chứng táo bón chủ yếu là chế độ ăn uống không hợp lý, do vậy các mẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn thì lập tức sẽ có những cải thiện đáng kể.

Trị táo bón nhờ chuối và khoai lang – Rẻ mà an toàn

Chuối và khoai lang – 2 loại thực phẩm quá quen thuộc với các mẹ nội trợ, nhưng vì sao chúng được coi là thần chú trị táo bón của người Nhật thì không phải mẹ nào cũng biết.

Trước tiên là chuối, người ta thường ví von chuối là thực phẩm toàn năng bởi giá trị dinh dưỡng mà nó đem lại. Trung bình 100g chuối chứa 22,84g cacbonhydrates, 1,09g protein, 8 loại khoáng chất, 8 nhóm vitamin, cung cấp 98 kcal trong khi chỉ chiếm 0,33g chất béo, một tỉ lệ đáng ngạc nhiên theo một nghiên cứu của Brightside. Những con số này đã nói lên tất cả công dụng của chuối, không chỉ cung cấp năng lượng (thông qua lượng cacbonhydrates lớn) chuối còn cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin, làm dung môi phục vụ cho quá trình chuyển hóa các chất, từ đó triệt tiêu hoàn toàn nguyên nhân sâu xa của chứng táo bón ( do sự mất cân bằng giữa các nhóm chất)

Vậy khoai thì sao? Các mẹ lưu ý khoai ở đây chủ yếu là các loại khoai lang. Khoai tây, khoai môn hay khoai sọ cũng có tác dụng trong việc ngăn ngừa táo bón nhưng kết quả đem lại khó có thể so sánh với khoai lang. Trong khoai lang có rất nhiều chất dinh dưỡng như beta-carotene, vitamin A, C, các vitamin nhóm B, magie, mangan, kali, chất xơ… Ngoài tác dụng nhuận tràng mà ai cũng biết, khoai lang còn là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho các mẹ muốn giảm cân vì thành phần của khoai lang hoàn toàn không chứa chất béo và cholesterol nên có tác dụng ngăn ngừa quá trình chuyển hoá thành chất béo tích tụ trong cơ thể. Khoai lang có nhiều loại, giá thành của khoai lang tầm trung dao động trong khoảng từ 25.000 đến 45.000 đồng một cân. Thêm khoai lang vào khẩu phần ăn hàng ngày của mỗi người không phải là bài toán quá khó khăn đối với các mẹ, phải không nào?

Tuy nhiên, ngoài việc thay đổi chế độ ăn, những thói quen sau đây sẽ giúp gia đình bạn nói lời tạm biệt với chứng táo bón nói riêng và các chứng bệnh tiêu hóa nói chung.

1. Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày phụ thuộc vào khối lượng cơ thể. Nước ở đây bao gồm nước có trong thức ăn (trong cơm, thức ăn, canh, trái cây…) và nước uống ở các dạng khác nhau như nước lọc, nước khoáng, nước ép,…

2. Bổ sung rau, củ, quả và các loại ngũ cốc vào khẩu phần ăn của mỗi người trong gia đình. Những thực phâm có nhiều chất xơ và pectin này không những giúp lợi khuẩn trong đường ruột phát triển mà các chất độc hại sẽ bám vào các chất xơ và đi ra ngoài cơ thể một cách dễ dàng hơn.

3. Điều chỉnh thời gian biểu để chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và đặc biệt lưu ý đối với trẻ nhỏ, các mẹ đừng quên cho các bé ăn đúng giờ và đi đại tiện vào những khung giờ cố định trong ngày. Thói quen này không những tốt cho sự phát triển hệ tiêu hóa của trẻ sau này mà còn giúp các mẹ nhanh chóng và dễ dàng phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ.

4. Hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm,… Nếu bắt buộc phải dùng trong thời gian dài thì bạn có thể hỏi bác sĩ về việc dùng thêm thuốc nhuận tràng.

Nhiều mẹ chắc hẳn sẽ nghi ngờ công thức trên, vậy thì hãy thử nghiệm ngay sau khi đọc xong bài viết này. Thực tế luôn là câu trả lời đáng tin nhất, đúng không các mẹ thông thái?