Đề Xuất 5/2024 # Bệnh Táo Bón Là Gì? Làm Sao Phòng Ngừa, Chữa Trị # Top 3 Yêu Thích

Thứ Tư, 06-12-2024

Táo bón là một trong những chứng bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa xảy ra khi người bệnh gặp khó khăn khi đi ngoài do phân cứng và khô. Mọi đối tượng có thể bị táo bón mà nguyên nhân chính phần lớn bắt nguồn từ thói quen ăn uống sinh hoạt không đúng cách. Vậy bệnh táo bón là gì? Làm sao để phòng ngừa và chữa trị táo bón hiệu quả. Đây là những kiến thức bất cứ ai cũng cần biết để có thể đối phó với chứng táo bón kịp thời bởi nó có thể xảy ra rất nhiều lần trong suốt cuộc đời của bạn.

Bệnh táo bón là gì?

Táo bón là căn bệnh chỉ tình trạng đi ngoài phân khô cứng, không thành khuôn mà đóng thành những cục nhỏ và có số lần đi ngoài ít hơn bình thường. Mặc dù không phải là bệnh nguy hiểm song chứng táo bón kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh và nặng hơn là phát sinh một số biến chứng như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, chảy máu hậu môn…

Quá 3 ngày chưa đi đại tiện một lần hoặc thời gian này có thể ngắn hơn nhưng đi ngoài phân cứng và khó đi cầu cũng được cho là bị táo bón.

Thỉnh thoảng xuất hiện các cơn đau quặn bụng

Phân rắn, vón thành cục nhỏ và có màu đen, bốc mùi hôi thối khó chịu

Phải rặn mạnh mỗi khi đi ngoài

Đôi khi có thể bị đi ngoài ra máu do phân cứng cọ vào làm tổn thương niêm mạc ống hậu môn

Trẻ em là đối tượng dễ bị táo bón nhất do thói quen ít ăn rau, tiếp đó là người già và những người béo phì ít vận động. Ngoài ra một số người còn bị táo bón do stress, dùng thuốc kháng sinh kéo dài hoặc do đang mắc các căn bệnh như hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng…Chính vì vậy khi bị táo bón kéo dài chúng ta nên chủ quan, hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để có cách xử lý thích hợp.

Cách phòng ngừa và chữa trị táo bón

Theo các bác sĩ chuyên khoa, trong phần lớn các trường hợp bệnh nhân có thể tự chữa trị táo bón tại nhà bằng các biện pháp tự nhiên. Tuy nhiên một số trường hợp bị táo bón nặng có thể phải dùng đến thuốc nhuận tràng để khắc phục.

1.Thuốc nhuận tràng trong điều trị táo bón

Thông thường, việc sử dụng thuốc nhuận tràng có thể giúp điều trị táo bón thành công cho hầu hết các ca bệnh. Tuy nhiên loại thuốc này không được khuyến cáo sử dụng lâu dài và chỉ được bác sĩ chỉ định khi thật sự cần thiết vì nó gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. Trong trường hợp đi ngoài khó khăn, bệnh nhân có thể dùng thuốc nhuận tràng theo toa của bác sĩ.

Thuốc tạo khối phân: Giúp làm mềm phân, kích thích nhu động ruột co bóp mạnh hơn để đẩy phân ra ngoài. Nằm trong nhóm này có các loại thuốc như Polycarbophil, Methylcellulose,Psyllium, Aspaghula husk,…

Thuốc nhuận tràng làm mềm phân: Như Docusat ka, Docusat canxi.., Docusat natri. Loại thuốc này được điều chế dưới dạng muối docusat và giúp làm tăng khả năng hút nước và dầu trên bề mặt khối phân. Từ đó phân trở nên mềm hơn và dễ bị trục xuất ra ngoài.

Thuốc bôi trơn khối phân: Chứa thành phần chính là dầu khoáng, các loại thuốc nhuận tràng như Parafin hay Glycerin có tác dụng làm trơn bề mặt khối phân và ngăn chặn tình trạng tái hấp thu nước trở lại của ruột già.

Ngoài ra còn có các loại thuốc nhuận tràng khác như thuốc muối làm tăng nhu động ruột, thuốc thẩm thấu hay thuốc nhuận tràng kích thích nhưng những nhóm thuốc này ít khi được chỉ định.

Lấy 40g mè đen sao lên cho chín thơm và trộn với 30g mật ong chia làm vài lần ăn trong ngày. Dùng vài ngày liền sẽ đi cầu dễ dàng hơn do mè đen chứa rất nhiều chất xơ và dầu dễ tiêu hóa.

Ăn canh mướp hoặc lấy mướp tươi sắc lấy nước cô đặc uống có tác dụng thông tiện, nhuận tràng rất tốt

Lựa những quả bồ kết to đem sao cho cháy đen. Sau đó tán bồ kết thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 2g pha với nước cơm uống để chữa táo bón.

Nghiền nát 6g lô hội và trộn với một ít đường rồi ngậm và nuốt từ từ. Theo y học cổ truyền, lô hội có tác dụng nhuận tràng, kháng khuẩn dùng rất tốt cho các trường hợp mắc bệnh đường ruột.

Dùng 30g kim ngân hoa đun sôi kỹ chắt lấy 150ml nước cô đặc. Thêm 20ml mật ong vào quậy cho tan và chia làm 3 lần uống. Dùng liên tục 7-10 ngày liền sẽ thấy đi cầu dễ dàng hơn.

3. Cách ăn uống và sinh hoạt giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh táo bón

Việc sử dụng thuốc hay áp dụng các mẹo dân gian chỉ có tác dụng chống táo bón tức thời, khi ngưng sử dụng bệnh táo bón hoàn toàn có thể tái phát nếu như người bệnh vẫn tiếp tục giữ thoái quen và lề lối sinh hoạt cũ.

Việc mất nước thường xuyên có thể khiến chúng ta bị táo bón. Để tránh gặp lại tình trạng này ạn nên uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất là từ 6-8 ly to ( tương đương 2 lít nước một ngày). Tránh sử dụng nước ngọt hay đồ uống có ga vì nó có thể khiến cho tình trạng táo bón thêm tồi tệ.

Trên thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục cũng có tác động nhất định trong việc cải thiện chứng bệnh táo bón. Dưới tác động của việc luyện tập hoạt động của cơ co thắt nằm trên thành ruột trở nên tốt hơn, từ đó giúp cho thức ăn được vận chuyển qua đường ruột một cách dễ dàng, giảm nguy cơ tích tụ phân tại đường ruột. Tuy nhiên cần lưu ý tránh các hoạt động tập luyện trong vòng 1-2 tiếng sau ăn.

Probiotic là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột có nhiều trong sữa chua hay các loại men vi sinh dạng bột. Chúng giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đồng thời kích thích tiêu hóa và phòng chống táo bón. Trẻ bị táo bón có thể ăn 0,5 -1 hũ sữa chua một ngày tùy theo lứa tuổi, còn người lớn có thể ăn với hàm lượng gấp đôi.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở nhiều người. Khi bạn cố gắng nhịn đi ngoài, phân sẽ nằm trong đại tràng lâu hơn và bị hút ngược nước trở lại dần trở nên khô cứng và dẫn đến táo bón. Chính vì vậy hãy đi ngoài ngay khi cơ thể phát tín hiệu nếu bạn không muốn bị táo bón kinh niên.

THÔNG TIN HỮU ÍCH BẠN NÊN THAM KHẢO