Thịnh Hành 4/2024 # 5 Cách Chữa Khò Khè Cho Trẻ Sơ Sinh Tại Nhà 2 Tháng Tuổi Trở Lên # Top 8 Yêu Thích

5 cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà

Khi thấy tiếng hơi thở của bé phát ra các âm thanh khò khè như tiếng ngáy, các mẹ có thể tham khảo và áp dụng một số cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà đối với bé trên 2 tháng tuổi sau đây:

1. Vệ sinh mũi, họng bằng dung dịch nước muối

Nước muối sinh lý có tác dụng rất tốt trong việc làm sạch bụi bẩn, dịch nhầy cùng các vi khuẩn, virus gây bệnh. Chính vì vậy, các mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để xịt rửa mũi, hút mũi hay xông mũi sẽ làm loãng các dịch nhầy và giúp đưa nó ra ngoài hốc mũi dễ dàng hơn. Từ đó trả lại sự thông thoáng cho bé, bé có thể hít thở thoải mái mà không gặp phải các vấn đề về đường hô hấp nữa.

Khi áp dụng cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà bằng muối sinh lý, các mẹ nên lưu ý một số điều như sau:

Chỉ thực hiện tối đa 2 – 3 lần/ngày.

Với trẻ sơ sinh chỉ nên nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý mỗi bên.

Thực hiện khi bé còn thức và trước khi cho ăn hoặc cho bú.

Ngâm ấm nước muối trước khi sử dụng sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.

Không dùng xi lanh xịt mạnh có thể gây tổn thương, viêm nhiễm niêm mạc mũi.

Ngoài ra, các mẹ có thể thay thế nước muối sinh lý bằng dung dịch nước muối ưu trương Nebial 3% để cho hiệu quả vượt trội hơn trong việc làm sạch, giảm thiểu các triệu chứng khó thở, nghẹt mũi, chảy nước mũi… Cũng như giúp vùng niêm mạc mũi luôn đủ ẩm, không gặp tình trạng khô rát như khi sử dụng nước muối sinh lý.

2. Mẹo giúp bé hết khò khè với các loại tinh dầu

Một mẹo chữa khò khè cho trẻ khác cũng khá phổ biến chính là sử dụng tinh dầu. Các loại tinh dầu có tác dụng làm thông thoáng đường thở, cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng bao gồm tràm, bạc hà, khuynh diệp, oải hương, gừng, quế,…

Cách thực hiện đơn gian như sau: mẹ có thể nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu vào vỏ chăn, vỏ gối hoặc vỏ nệm…Hoặc pha một ít tinh dầu vào nước ấm khi tắm cho bé. Tinh dầu kết hợp cùng hơi nước sẽ giúp làm giãn nở các mao mạch giúp bé dễ dàng hít thở một cách thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, khi sử dụng tinh dầu, các mẹ cần phải thực sự cẩn trọng bởi đây là sản phẩm chứa nhiều hương liệu, dễ gây kích ứng cho bé. Do đó, không nên thoa trực tiếp lên da hay lạm dụng quá nhiều có thể gây phản tác dụng. Tốt nhất là mẹ nên pha loãng và thử trước một ít xem phản ứng bé ra sao trước khi sử dụng.

Đặc biệt, đây là cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà chỉ nên áp dụng cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Trẻ 3 tới dưới 6 tháng tuổi cũng nên hạn chế. Còn với các bé 2 tháng tuổi hoặc trẻ mới chào đời thì cần tham khảo các biện pháp khác an toàn hơn.

3. Cho bé sơ sinh uống nước ấm

Đây là phương pháp đơn giản và an toàn nhất, mẹ có thể cho bé uống nước ấm cũng sẽ giúp cổ họng của bé được thoải mái hơn. Đồng thời, nước ấm cũng có công dụng rất hiệu quả trong việc tiêu đờm. Nhờ vậy, các triệu chứng như thở khò khè, ho, đau họng… do bệnh đường hô hấp gây ra cũng được thuyên giảm đáng kể.

Để trị chứng khò khè cho bé bằng phương pháp này, các mẹ sử dụng nước ấm để tắm và/hoặc xông hơi cho bé. Khi xông hơi có thể kết hợp với nước muối sinh lý hoặc một ít tinh dầu để sẽ cho hiệu quả tốt hơn trong việc làm giãn nở các mao mạch và tạo cảm giác dễ dịu, thông thoáng ở mũi và cổ họng.

4. Sử dụng thảo dược thiên nhiên cho trẻ

Có không ít các bài thuốc dân gian chữa trị tình trạng trẻ sơ sinh có đờm, khò khè được các mẹ truyền tai nhau để áp dụng. Trong đó điển hình là các bài thuốc chữa khò khè cho trẻ bằng lá hẹ, lá húng chanh, rau diếp cá,… Đây là các loại thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên với khả năng kháng khuẩn, long đờm nên được sử dụng để trị ho, đau họng và thuyên giảm triệu chứng có tiếng thở bất thường khá tốt.

Tuy nhiên, các mẹ nên cẩn trọng khi áp dụng phương pháp này. Đặc biệt là tuyệt đối không áp dụng cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Bởi hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện. Nếu sử dụng các bài thuốc dân gian này có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng hay tiêu chảy vô cùng nguy hiểm.

5. Một số mẹo trị khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà khác

Bên cạnh những cách chữa tại nhà được kể trên, các mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau đây cũng đem lại hiệu quả khắc phục khò khè cho bé rất tốt. Bao gồm:

Sử dụng máy tạo độ ẩm trong không khí giúp tạo không gian trong lành, đủ độ ẩm nhằm hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình do khó ngủ.

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và thường xuyên. Đặc biệt là tránh để bụi bẩn đọng lại ở trên bàn ga, chăn ga, gối đệm, thảm, rèm cửa, tay nắm cửa cùng các vật dụng, đồ chơi cho bé…

Tăng cường bổ sung nước để cơ thể bé luôn đủ nước và làm loãng dịch nhầy ở mũi và đờm ở họng giúp đẩy chúng ra ngoài một cách dễ dàng. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì bổ sung nước bằng cách cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn. Còn hơn các bé lớn hơn có thể sử dụng sữa, nước ấm hoặc nước trái cây…

Bổ sung chất dinh dưỡng cho bé (áp dụng với các bé trên 1 tuổi) giúp nâng cao sức đề kháng và bảo vệ bé trước các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.

Áp dụng các cách trị khò khè cho trẻ sơ sinh có hiệu quả không?

Thực tế, rất khó để xác định chính xác liệu các mẹo dân gian tại nhà là hiệu quả hay không. Bởi có những mẹ đã từng áp dụng và cho thấy hiệu quả rõ rệt. Nhưng một số khác lại khá vô thưởng vô phạt, thậm chí là khiến cho tình trạng này ở trẻ tệ hơn.

Với các trường hợp do bệnh lý gây nên, việc áp dụng các cách chữa khò khè cho bé gần như không đem lại hiệu quả rõ rệt. Nhất là với các trường hợp trẻ thờ kho khè đi kèm với triệu chứng ho, đau họng, sổ mũi, tắc nghẽn mũi, chảy nước mũi, sốt cao hay nôn mửa,…

Lúc này, tốt nhất là cha mẹ nên chủ động đưa bé đi khám bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây khò khè là gì và có cách điều trị sao cho hiệu quả và an toàn. Tránh trường hợp chủ quan và tự chữa trị tại nhà có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Tuy nhiên, các phương pháp tại nhà vẫn đem tới kết quả khá tốt với các bé bị khò khè do dị ứng và tắc nghẹt mũi thông thường. Hoặc khi triệu chứng này mới khởi phát, tần suất diễn ra ít và mức độ nhẹ. Ngoài ra, đây cũng là những biện pháp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nặng vừa an toàn lại vừa hiệu quả.

Có rất nhiều cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà vừa an toàn lại hiệu quả đối với các bé trên 2 tháng tuổi. Nhưng nếu như triệu chứng thở khò khè vẫn kéo dài không thuyên giảm, tốt nhất là cha mẹ nên chủ động đưa bé tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh chủ quan và tự ý chữa trị cho bé tại nhà rất nguy hiểm.