Xu Hướng 4/2024 # 10 Cách Cầm Tiêu Chảy Cấp Tốc Bạn Cần “Nằm Lòng” Để Tự Cứu Mình # Top 4 Yêu Thích

Dù “thủ phạm” gây ra chứng tiêu chảy có là gì đi chăng nữa thì bạn cũng nên tham khảo và lưu lại ngay 10 cách cầm tiêu chảy tại nhà sau đây, bởi chắc chắn sẽ có lúc cần dùng tới.

5

/

5

(

2675

bình chọn

)

1. Tổng quan bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần một ngày. Có 2 dạng là tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mạn tính. Ngoài việc tăng số lần đại tiện, bệnh còn có thể có các triệu chứng như: đau bụng, chóng mặt, sốt, chuột rút, da lạnh,…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, có thể kể đến là: nhiễm khuẩn đường ruột, vệ sinh kém, rối loạn vi sinh đường ruột, ngộ độc thực phẩm, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng,…

Tình trạng “Tào Tháo đuổi” gây ra những phiền toái trong sinh hoạt, khiến cơ thể mệt mỏi. Để thoát khỏi sự khó chịu này, đừng bỏ qua 10 cách cầm tiêu chảy nhanh nhất lại đơn giản, dễ thực hiện tại nhà ngay sau đây.

2.1. Nước gạo lứt rang

Gạo lứt có công dụng chữa bệnh thần kỳ, đặc biệt là trong điều trị tiêu chảy. Mẹo trị tiêu chảy này khá an toàn cho trẻ nhỏ nên các mẹ có thể tham khảo để cầm tiêu chảy cho bé.

Cách thực hiện:

– Cho 100g gạo lứt vào chảo rang lên.

– Sau khi gạo vàng, bạn cho 2 lít nước vào đun sôi, vặn nhỏ lửa cho tới khi gạo chín mềm.

– Chắt lấy nước gạo rang, chia thành 2 phần uống trong ngày.

Nước gạo lứt rang giúp bù nước, bù chất điện giải, thanh nhiệt, giải độc.

Nếu bạn hỏi uống gì cầm tiêu chảy thì câu trả lời chính là trà hoa cúc. Loại trà này có tác dụng chống co thắt rất tốt.

Bạn có thể dùng trà hoa cúc đóng gói sẵn và pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Hoặc hãm 1 muỗng cà phê hoa cúc với bạc hà trong nước sôi 15 phút. Uống 3 tách trà mỗi ngày.

Sau khi ăn cam hãy giữ lại vỏ bởi chúng được xem là “cứu cánh” cho bệnh nhân bị tiêu chảy. Đây là cách chữa tiêu chảy tại nhà dễ làm nhất.

Cách thực hiện:

– Cho vỏ cam vào cốc nước nóng.

– Sau vài phút có thể uống nước này để giảm triệu chứng tiêu chảy cũng như giúp thư giãn đầu óc.

Lá nhót tươi hoặc khô đều có tác dụng trị đau bụng tiêu chảy cấp tốc.

Cách thực hiện:

– Lá nhót khô: Lấy từ 6 – 12g lá nhót khô sắc với 400ml đến khi còn 100ml nước. Chia thành 2 phần uống trong ngày.

– Lá nhót tươi: Lấy từ 20 – 30g lá nhót tươi thái nhỏ, sao vàng, sắc uống như lá nhót khô.

Hồng xiêm không chỉ là một loại trái cây ngon mà còn là “khắc tinh” của bệnh tiêu chảy. Theo Y học cổ truyền, hồng xiêm mang vị ngọt, tính mát; có tác dụng sinh tân dịch, giải khát, nhuận tràng, hỗ trợ rối loạn tiêu hóa.

Đặc biệt, trong hồng xiêm xanh chứa thành phần Tanin – một chất trị đau bụng tiêu chảy cấp tốc.

Cách thực hiện:

– Cắt quả hồng xiêm xanh thành các lát mỏng.

– Phơi khô rồi sao vàng hồng xiêm xanh.

– Mỗi lần lấy 10 lát sắc lấy nước.

– Uống ngày 2 lần.

Ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, kháng nấm tụ cầu vàng, khuẩn tả thổ. Bài thuốc chữa tiêu chảy tại nhà từ ngải cứu là lời giải cho câu hỏi làm gì khi bị tiêu chảy.

Chuẩn bị:

– 6g lá ngải cứu tươi và hoa ngải cứu khô.

– 15g gừng già.

– 10g trường bì.

– 30g nhục đậu khấu.

Cách thực hiện:

– Giã nhuyễn tất cả các nguyên liệu.

– Cho vào ấm sắc với 750 ml nước, đến khi còn 250ml.

– Chia 3 lần uống trong ngày, liên tục trong 2 hoặc 3 ngày.

Theo Đông y, lá ổi có tính đắng, vị ấm, chứa tannin giảm tiết dịch ruột, săn niêm mạc, kháng khuẩn tốt, cầm tiêu chảy.

Búp ổi non chứa hoạt chất quercertin, đây là một flavonoid có tác dụng kích thích tăng cường acetylcholine trong ruột, giúp kích thích cơ trơn ruột và giảm đau nhanh, là một trong những cách trị tiêu chảy cấp.

Cách thực hiện:

– Dùng 20g búp ổi hoặc lá ổi non, 10g gừng tươi, 10g vỏ quýt khô sắc với 2 lít nước cho tới khi còn 500ml.

– Chia nước thuốc thành 2 phần, uống trong ngày.

Theo Đông y, lá mơ lông có vị đắng, tính mát, giúp tiêu viêm sát khuẩn, là mẹo trị tiêu chảy phổ biến.

Cách thực hiện:

– Lấy 1 nắm lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ.

– Cho mơ lông vào bát đánh đều với 1 quả trứng gà cùng một chút muối vừa ăn.

– Đem hỗn hợp chưng cách thủy hoặc nướng để ăn.

Đây là bài thuốc cầm tiêu chảy cho bé hiệu quả, là câu trả lời cho câu hỏi bị tiêu chảy phải làm sao.

Chuẩn bị:

– 2 nắm cỏ sữa

– 5 tai nấm mèo

– 50g đậu đen xanh lòng.

Cách thực hiện:

– Rửa sạch tất cả các nguyên liệu.

– Nấm mèo thái dài và mỏng.

– Sao vàng tất cả các nguyên liệu.

– Sau đó cho vào nồi, đổ thêm 3 bát nước nhỏ, sắc cho tới khi còn nửa bát nước thì chắt ra uống trong ngày.

Trong Đông y, gừng có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh về tiêu hóa, đặc biệt đây là cách chữa tiêu chảy cấp hiệu quả. Tuy nhiên, cách này không nên áp dụng cho người bị sỏi mật, phụ nữ mang thai, người có thân nhiệt cao.

Cách thực hiện:

– Gừng tươi rửa sạch, nướng lên, cạo vỏ, rửa sạch lại một lần nữa.

– Cắt gừng thành từng miếng nhỏ, bỏ vào nước sôi hãm uống như trà.

– Các cách cầm tiêu chảy kể trên chỉ hiệu quả với bệnh ở giai đoạn đầu.

– Người bệnh không nên nóng vội, thường bệnh sẽ cải thiện và biến mất sau một vài ngày đều trị.

– Tuy nhiên, khi bị tiêu chảy nặng (hơn 8 lần/ngày) và có các triệu chứng như: phân đen có lẫn máu, nôn mửa, sốt cao, chân tay lạnh, nước tiểu màu đậm,… cần đến ngay cơ sở y tế.

– Người bị tiêu chảy cần tránh xa thực phẩm làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Cụ thể là: sữa, phô mai, cà phê, rau sống, gỏi, mắm tôm,…

– Có thể bổ sung tinh bột như: ngũ cốc, bột sắn nấu chín,…

– Uống nhiều nước.

Và đừng quên chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng trả lời các thắc mắc của bạn thông qua hotline 0865 344 349.

XEM THÊM: