Đề Xuất 5/2024 # Trẻ Bị Viêm Họng Cấp Sốt Mấy Ngày? Khi Nào Cần Đi Khám? # Top 2 Yêu Thích

Viêm họng cấp gây sốt là hiện tượng thường gặp, nhất là đối với trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Thông thường, trong trường hợp trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày? Tình trạng này kéo dài có thể làm phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Do đó, việc điều trị cho trẻ khi mắc bệnh này là điều vô cùng quan trọng.

Nguyên nhân, triệu chứng của trẻ bị viêm họng cấp

Viêm họng cấp có thể khởi phát do cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Việc nhận biết chính xác nguyên nhân giúp hoạt động điều trị diễn ra thuận lợi. Đồng thời, điều này còn hỗ trợ cha mẹ phòng tránh bệnh cho trẻ sau này.

Viêm họng do nhiễm trùng

Vi khuẩn: Các vi khuẩn thường tấn công mạnh vào vùng họng gây viêm nhiễm như là phế cầu, tụ cầu, liên cầu nhóm A, bạch hầu… Trong đó, liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A là loại vi khuẩn nguy hiểm nhất. Vi khuẩn không chỉ gây tác động lên vùng họng mà còn ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh. Liên cầu khuẩn nhóm A có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm viêm khớp, viêm amidan, viêm cầu thận, thấp khớp tim… Bên cạnh đó, còn có vi khuẩn bạch hầu tuy ít gặp hơn nhưng có thể gây ra tình trạng đau họng thậm chí là gây suy hô hấp cho bé. Thông thường vi khuẩn bạch hầu xuất hiện gây bệnh khi trẻ không tiêm phòng vacxin đầy đủ.

Virus: Trẻ bị viêm họng thường sốt mấy ngày có thể xuất phát do virus. Một số loại virus phổ biến gây bệnh cho bé như Adenovirus, virus gây bệnh cúm, sởi…

Viêm họng do các nguyên nhân khác

Thời tiết đột ngột thay đổi, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn yếu, không thích ứng kịp.

Môi trường sống ô nhiễm, trẻ hít phải bụi bẩn, khói xe, khói thuốc lá, hóa chất độc hại…

Ăn nhiều thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh như kem, đá xay, đá bào… khiến lớp niêm mạc họng bị tổn thương.

Các bệnh lý về dạ dày gây tình trạng trào ngược axit lên cổ họng.

Cơ thể trẻ ra nhiều mồ hôi hoặc trẻ mặc quần áo ướt trên người quá lâu.

Thay đổi môi trường xung quanh khiến trẻ chưa kịp thích nghi với những tác nhân mới như trẻ mới đi mẫu giáo, mới cai sữa, thay đổi chế độ ăn dặm…

Khi trẻ em bị viêm họng cấp sẽ có nhiều triệu chứng của bệnh bộc lộ ra ngoài. Các biểu hiện dễ thấy nhất của trẻ bị viêm họng cấp bao gồm:

Trẻ sốt nhẹ hoặc sốt cao đến 40 độ, các cơn sốt kéo dài.

Sử dụng thuốc và chườm ấm đều không có hiệu quả làm giảm triệu chứng.

Trẻ bị chảy nước mũi, đau họng, nhức đầu, khó thở, phải thở bằng miệng.

Trẻ bị ho khan lúc đầu, sau đó ho có đờm.

Chảy mủ tai.

Trẻ biếng ăn, nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần.

Trẻ quấy khóc, khó ngủ và có thể bị co giật.

Tùy theo từng nguyên nhân khởi phát sẽ dẫn đến tình trạng viêm họng cấp ở trẻ có các diễn biến khác nhau. Các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi và có cách chăm sóc con em đúng cách.

Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày? Khi nào cần đi khám?

Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày? Thông thường trẻ bị viêm họng cấp chỉ sốt trong khoảng 2 đến 3 ngày. Tuy nhiên nếu bệnh không được chữa trị kịp thời trẻ có thể bị sốt kéo dài 5 đến 7 ngày hoặc hơn.

Trường hợp trẻ nhỏ bị viêm họng cấp sốt kéo dài đến 10 ngày thì đã sang giai đoạn nguy hiểm. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác bao gồm thấp khớp tim, viêm phế quản, viêm cầu thận, viêm phổi, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm hạch mủ…

Vì vậy khi trẻ bị viêm họng sốt đến 5 ngày cần được đi khám chuyên khoa tai mũi họng. Điều này là vô cùng quan trọng bởi cơ thể của trẻ còn non nớt, sức đề kháng yếu, chưa hoàn thiện hệ miễn dịch. Việc thăm khám và chữa trị sớm sẽ giúp bệnh được điều trị hiệu quả hơn và phòng ngừa nguy cơ xảy ra những biến chứng khó lường.

Cách chữa trẻ bị viêm họng cấp hiệu quả

Trẻ bị viêm họng cấp hoàn toàn có thể chữa khỏi vì vậy các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng. Khi thấy các dấu hiệu bị bệnh ở con nhỏ, cha mẹ nên bình tĩnh, chủ động tìm phương pháp điều trị kịp thời, phù hợp.

Mẹo dân gian chữa viêm họng

Mẹo dân gian là phương pháp điều trị viêm họng cấp phổ biến được minh chứng tác dụng qua nhiều đời. Các mẹo dân gian chủ yếu sử dụng nguyên liệu tự nhiên đảm bảo sự lành tính, phù hợp với trẻ nhỏ.

Tỏi: Trong tỏi có chứa các hoạt chất có lợi cho hệ hô hấp bao gồm Allicin, Ajoene… Tỏi không chỉ giúp sát khuẩn cho cổ họng mà còn loại bỏ nhiều độc tố ra khỏi cơ thể. Để dùng tỏi chữa bệnh cho trẻ, người lớn cần rửa sạch rồi giã nát tỏi, sau đó trộn cùng mật ong. Sau đó, cha mẹ chưng cách thủy hỗn hợp trong 20 phút rồi cho bé uống. Duy trì đều đặn mỗi ngày sẽ thấy các triệu chứng giảm đi rõ rệt.

Lá húng chanh: Lá húng chanh không chỉ là gia vị món ăn mà còn là dược liệu điều trị viêm họng cấp ở trẻ em rất hiệu quả. Đầu tiên phụ huynh rửa sạch một ít lá húng chanh và quất xanh, sau đó để ráo nước. Tiếp theo, hấp cách thủy nguyên liệu với đường phèn trong vòng 20 phút rồi chắt nước cho bé uống hằng ngày.

Lá hẹ: Hẹ rất hiệu quả trong việc giảm ho, tiêu đờm. Đầu tiên lấy lá hẹ rửa sạch, sau đó chưng cách thủy với đường phèn đến khi hẹ chín tới. Cha mẹ chắt lấy nước cho bé uống 3 lần mỗi ngày sẽ giúp làm dịu cơn đau họng.

Gừng: Gừng có đặc tính chống khuẩn cao giúp giải độc, thanh nhiệt, giảm ho hiệu quả. Để thực hiện phương pháp này, cha mẹ thái gừng thành lát mỏng, sau đó đun sôi với một chút nước, có thể cho thêm mật ong vào để tạo vị ngọt dịu cho các bé dễ uống.

Các mẹo dân gian chữa viêm họng cấp an toàn cho mọi đối tượng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả thấp, không có tác dụng chữa bệnh triệt để. Vì vậy các bậc phụ huynh chỉ nên áp dụng mẹo dân gian trong trường hợp bệnh của bé mới khởi phát hoặc dùng song song với phương pháp khác.

Tây Y trong chữa viêm họng cấp cho trẻ

Điều trị bằng thuốc Tây là phương pháp mang lại hiệu quả nhanh, triệu chứng giảm rõ rệt vì vậy được nhiều cha mẹ tin dùng.

Một số loại thuốc thường được dùng trong chữa trị viêm họng cấp sốt lâu ngày ở trẻ em bao gồm:

Thuốc kháng sinh như Cephalexin, Penicillin và Amoxicillin.

Thuốc hạ sốt như Efferalgan và Paracetamol.

Siro trị ho như Cảm ích nhi, Muhi Nhật Bản và Astex.

Thuốc chống sưng như Mucosolvan và Mucomyst.

Thuốc Tây Y mang lại hiệu quả tức thì nhưng đồng thời cũng có thể làm phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy các phụ huynh phải chú ý không được tùy tiện dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ để tránh những hậu quả nguy hiểm.

Chữa viêm họng cấp ở trẻ bằng Đông Y

Sử dụng thuốc Đông Y trong việc điều trị viêm họng cấp không chỉ an toàn mà còn mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, thuốc Đông Y giúp trẻ nhỏ tăng cường sức khỏe tổng thể, từ đó ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.

Các vị thuốc bao gồm: 20g kim ngân, 12g liên kiều – cương tàm – ngưu bàng tử – huyền sâm – kinh giới, 6g bạc hà cùng 4g cát cánh – cam thảo.

Cách thực hiện: Đầu tiên, cha mẹ rửa sạch tất cả các thảo dược trên rồi đem sắc với 800ml nước. Nước thuốc sau khi sắc được chia thành 2 phần và uống luôn trong ngày. Cha mẹ duy trì thực hiện cho bé đến khi bệnh được thuyên giảm hoàn toàn.

Thuốc Đông Y cần thời gian dài để phát huy hiệu quả hoàn toàn vì vậy các bậc phụ huynh phải kiên trì, cho con em uống thuốc đều đặn. Bên cạnh đó cha mẹ cần phải lưu ý không được tự ý bốc thuốc không theo chỉ dẫn của thầy thuốc để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Lưu ý khi chữa viêm họng cấp cho trẻ nhỏ

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, phụ huynh còn cần chăm sóc trẻ đúng cách để bệnh mau chóng được đẩy lùi hiệu quả.

Khăn giấy lau mũi, dãi cho bé phải vứt bỏ ngay sau khi sử dụng để loại bỏ vi khuẩn/virus còn bám lại.

Nếu dịch mũi quá nhiều và đặc thì có thể dùng dụng cụ hút mũi cho trẻ. Tuy nhiên cha mẹ không nên lạm dụng phương pháp hút mũi khiến tổn thương niêm mạc mũi.

Cho bé uống nhiều nước và nước ép hoa quả để giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể.

Nếu trẻ chán ăn cần chia nhỏ bữa để cơ thể trẻ luôn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Không nên ép trẻ ăn vì khi ốm trẻ thường không cảm thấy ngon miệng.

Tạo môi trường sống sạch sẽ, thoáng khí với độ ẩm vừa đủ cho trẻ.

Cho trẻ ngủ đủ giấc song song với cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ.

Sử dụng nước muối sinh lý 0.9% để vệ sinh mũi và sát khuẩn đường hô hấp cho trẻ. Cách thực hiện chỉ cần nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, đợi cho nước muối ngấm vào làm mềm gỉ mũi rồi nhẹ nhàng lấy gỉ mũi ra cho bé.

Tái khám định kỳ sau khi trẻ lành bệnh để ngăn ngừa tái phát đồng thời thường xuyên đo nhiệt độ cho trẻ.

Viêm họng cấp là bệnh thường gặp, hoàn toàn có thể nhận biết sớm để có biện pháp phù hợp. Khi trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày không thuyên giảm thì tốt nhất cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời cũng như phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra.