Xem Nhiều 5/2024 # Cách Điều Trị Sốt Xuất Huyết Tại Nhà # Top 0 Yêu Thích

Sốt xuất huyết có biểu hiện đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ cho tới nặng. Những biến chứng của bệnh thường gặp là sốc, xuất huyết, suy tạng, thậm chí người bệnh có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, không phải lúc nào người bệnh bắt buộc nằm viện để theo dõi tình trạng bệnh và điều trị. Trong trường hợp người bệnh sốt nhẹ hoặc vừa bác sĩ có thể cho thuốc tự điều trị bệnh tại nhà. Hàng ngày, người bệnh chỉ cần vào viện làm xét nghiệm tiểu cầu và theo dõi tình trạng bệnh.

Điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị nên việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng. Người bệnh điều trị tại nhà sau khi được các bác sĩ chuyên khoa khám, xét nghiệm và tư vấn kế hoạch điều trị tiếp theo. Cần theo dõi và chăm sóc người bệnh ngoại trú cẩn thận. Vấn đề cốt lõi của điều trị tại nhà là hạ sốt và bù dịch:

Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước

Chăm sóc khi sốt

Khi toàn thân được lau bằng nước ấm, giúp nhiệt độ cơ thể tỏa ra nhanh hơn. Cần mặc quần áo thoáng bởi khi BN sốt cao, lúc ấy cơ thể thường có cảm giác ớn lạnh thì nhiều người không biết lại đắp chăn hoặc mặc nhiều quần áo cho người bệnh làm hạn chế việc tỏa nhiệt.

Khi người bệnh có dấu hiệu bất thường như mệt lả, vã mồ hôi, chân tay lạnh, đau bụng, nôn, khó thở, chảy máu cam hoặc chân răng, rong kinh… cần đến ngay cơ sở y tế để chữa trị ngăn ngừa biến chứng.

Lưu ý khi tự điều trị tại nhà

Không nên chữa bệnh theo mẹo dân gian mà tuân theo chỉ định của bác sĩ phụ trách. Không tự ý mua thuốc dùng thêm ngoài các loại bác sĩ kê toa

Không dùng hạ sốt quá liều và quá dày, trong trường hợp cần thiết tốt nhất 4 – 6 giờ mới được dùng hạ sốt 1 lần

Không được tự ý truyền dịch tại nhà vì có thể dẫn tới hiện tượng phù nề, suy hô hấp gây nguy hiểm tới tính mạng

Không được tự ý dùng kháng sinh vì sốt xuất huyết do virus gây ra, nên thuốc kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng gì hết.

Bệnh nhân không nên nhịn ăn, kiêng tắm mà vệ sinh sạch sẽ bằng cách lau người với nước ấm, bổ sung đủ dinh dưỡng. Trẻ em nên ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, uống nhiều nước để bù dịch.

Tóm lại: Sau khi được chẩn đoán bị sốt xuất huyết, cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho người bệnh bao gồm: Uống thuốc hạ sốt, bù nước qua đường uống hoặc uống oresol bù dịch hay nếu có truyền dịch thì cần có chỉ định của bác sĩ điều trị.

Điều trị sốt xuất huyết bằng cây nhà lá vườn

Theo Bộ Y tế Việt Nam, sốt xuất huyết được chia làm 4 cấp độ tùy theo mức độ nặng nhẹ:

Độ 1: Người bệnh sốt kéo dài từ 2 – 7 ngày kèm theo đó là tình trạng nhức đầu, đau người, tay chân nhức mỏi

Độ 2: Các dấu hiệu như độ 1 kèm theo nốt xuất huyết dưới da, niêm mạc, cánh tay, bắp chân, lưng, bụng, cổ, mí mắt

Độ 3: Sốt kèm theo tình trạng suy tuần hoàn, huyết áp hạ hoặc kẹt mạch nhanh, yếu, da lạnh, người bứt rứt vật vã, sốc

Độ 4: Sốc sâu, mạch nhỏ khó bắt, chân tay lạnh, không đo được huyết áp

Lá cúc tần 12 g

Cây nhọ nồi 16 g

Mã đề 16 g

Củ sắn dây 20 g

Trắc bách diệp (sao đen) 16 g

Rau má 16 g

Lá tre 16 g

Gừng tươi 3 lát

Trong trường hợp không có lá trắc bách diệp thay bằng lá sen sao đen 12 g hoặc kinh giới sao đen 12 g, không có củ sắn dây thay bằng lá dâu 16 g.

Thực hiện như sau: Các thuốc trên rửa sạch, thái nhỏ (trừ những vị đã sao đen) sao đó cho vào ấm đổ 600 ml, đun sôi 30 phút rồi đổ vào phích uống ấm. Ngày uống 3 lần.

Cỏ nhọ nồi 20 g

Rễ cỏ tranh 20 g

Sài đất 20 g

Hoa hòe sao vàng 12 g

Lá cối xay sao vàng 8 g

Kim ngân (dùng cả hoa, lá, cuộng) 12 g

Hạ khô thảo 12 g

Gừng tươi 3 lát

Trong trường hợp nếu không có hạ khô thảo thay nằng lá bồ công anh 12 g.

Thực hiện như sau: Toàn bộ số thuốc trên rửa sạch, trừ hoa hòe và lá cối xay đã sao. Tất cả cho vào ấm đổ 600 ml, đun sôi 30 phút, đổ vào phích giữ ấm, uống ngày 3 lần.

Hai bài thuốc trên với liều lượng dùng cho người lớn. Nếu người bệnh là trẻ em thì tùy thuộc vào độ tuổi có liều lượng khác nhau:

Dưới 8 tuổi dùng 1/3 liều lượng

Từ 8-14 tuổi dùng 1/2 liều

Sốt nhiều có thể tăng vị giảm sốt như cỏ nhọ nồi, sài đất, kim ngân, sắn dây, lá tre. Nếu chảy máu nhiều tăng các vị cầm máu và sao đen như trắc bách diệp, lá sen.

Các phương pháp điều trị sốt xuất huyết hiệu quả

Biện pháp phòng bệnh

Phòng sốt xuất huyết chủ yếu là tránh muỗi đốt và diệt muỗi. Cụ thể như sau:

Mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn cả ngày và đêm, dùng màn và rèm che tẩm hóa chất diệt muỗi

Người bệnh sốt xuất huyết nằm trong màn để tránh trường hợp muỗi đốt lây lan cho người khác

Diệt muỗi, lăng quăng bằng các bình xịt diệt muỗi, kem xua muỗi, vợt điện…

Đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không có nơi sinh sôi

Rửa sạch các dụng cụ chứa nước và nhỏ mỗi tuần

Các vật dụng phế thải như chai lọ, mảnh mỡ, vỏ dừa…cần được thu gom, dọn vệ sinh môi trường sống, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không sử dụng tới

Thả cá hoặc mê zô vào dụng cụ chứa nước lớn để diệt lăng quăng

Trẻ em là đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết, để phòng bệnh hiệu quả cha mẹ bổ sung vitamin C cho bé thường xuyên. Vitamin C là nguyên liệu tham gia quá trình tổng hợp collagen, tái tạo các mô liên kết từ đó làm bền vững thành mạch, ngăn ngừa tình trạng xuất huyết. Mang đến một giải pháp vượt trội nhất từ trước đến nay, Cnattu kids là sản phẩm đầu tiên và duy nhất kết hợp từ Vitamin C tự nhiên và Rutin tự nhiên trong quả Acerola Cherry – loại quả có hàm lượng vitamin C cao nhất hiện nay khi gấp 7 lần ổi, 31 lần cam, 35 lần dứa và 46 lần xoài,…. giúp phát huy tối đa công năng:

Hỗ trợ trong mọi trường hợp ốm sốt như sốt phát ban, sốt virus, sốt xuất huyết…

Ngăn ngừa biến chứng do sốt: xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng.