Xem Nhiều 5/2024 # Xuất Huyết Võng Mạc: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị # Top 0 Yêu Thích

Khi thấy mắt nhìn mờ, đau, đỏ… mọi người nên đi khám gấp vì có thể đây là triệu chứng của bệnh xuất huyết võng mạc. Nếu không được điều trị kịp thời, thị lực của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Xuất huyết võng mạc là gì?

Xuất huyết võng mạc là một trong những biến chứng của bệnh mạch máu võng mạc, khi đó máu không ở trong mạch máu mà thoát ra ngoài võng mạc. Tùy theo vị trí và số lượng xuất huyết nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng chức năng của thị giác mà người bệnh sẽ nhìn mờ nhiều hay ít, mức độ đau và đỏ mắt cũng khác nhau.

Đây là một bệnh lý khá phức tạp, việc điều trị đến nay vẫn còn nhiều hạn chế. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng xuất huyết võng mạc mà bệnh có thể điều trị theo từng mức độ phục hồi một phần, không thể phục hồi, hoặc có phục hồi nhưng sau đó lại tái phát.

Xuất huyết võng mạc là khi máu không ở trong mạch máu mà lại thoát ra ngoài

Dấu hiệu và triệu chứng xuất huyết võng mạc

Khi bị xuất huyết võng mạc, người bệnh thường có những triệu chứng bao gồm:

Tầm nhìn bị bóp méo

Mắt nhìn mờ, nhức, đỏ, thấy mạng nhện, ruồi bay hoặc thấy màu đỏ trong tầm nhìn, thấy bóng tối hoặc sương mù, ánh sáng lóe lên nhanh chóng trong tầm nhìn ngoại vi (là phần khu vực nằm phía bên ngoài khu vực vùng trung tâm của trường thị giác)

Một số trường hợp có cảm giác đau đầu.

Nguyên nhân gây xuất huyết võng mạc

Khi điều trị võng mạc xuất huyết cần xác định rõ nguyên nhân, nếu không việc điều trị sẽ rất khó khăn, và bệnh có thể tái phát.

Những đối tượng có nguy cơ cao bị xuất huyết võng mạc bao gồm:

Người bị tiểu đường: Nguyên nhân là do hiện tượng tắc nghẽn vi mạch máu và rò rỉ mạch máu, thiếu oxy trong hồng cầu dẫn đến tình trạng thiếu máu võng mạc, gây tổn thương võng mạc.

Người bị huyết áp cao: Đối tượng này dễ bị tổn thương mạch máu nhỏ ở võng mạc, gây xuất huyết, phù gai thị, ảnh hưởng đến thị lực của mắt.

Trẻ sơ sinh: Xuất huyết võng mạc thường xảy ra ở trẻ sinh non, hoặc trẻ bị hội chứng rung lắc có xuất hiện các mạch máu bất thường và phát triển lan rộng ở võng mạc dễ vỡ và có thể gây rò rỉ gây xuất huyết võng mạc.

Người bị tắc tĩnh mạch võng mạc: Nguyên nhân là do các mạch máu trong mắt bị vỡ, dẫn đến xuất huyết.

Người cận thị nặng: Đây là tật khúc xạ khá phổ biến, về lâu dài với những người bị cận thị nặng có thể dẫn đến biến chứng xuất huyết võng mạc.

Xuất huyết võng mạc do ánh sáng xanh nguy hại: Theo khuyến cáo của các chuyên gia nhãn khoa, sử dụng các thiết bị điện tử trên 3h/ngày tăng nguy cơ tổn thương và gây bệnh cho mắt. Sử dụng ánh sáng xanh thường xuyên tác động và gây hại, làm tổn thương, thậm chí làm chết các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc, gây rối loạn điều tiết mắt, suy giảm thị lực và tăng nguy cơ mù lòa.

Mới đây, một cô gái trẻ ở Trung Quốc bị xuất huyết võng mạc, mù 1 bên mắt do thói quen dùng điện thoại thâu đêm. Nữ bệnh nhân đến từ Thẩm Quyến đưa đến bệnh viện sau một đêm tỉnh giấc nhưng mắt trái gần như không nhìn thấy gì nữa. Bác sĩ chẩn đoán do thói quen sử dụng điện thoại quá độ đã làm vỡ các mạch máu ở mắt trái của nữ bệnh nhân. Bác sĩ cho biết, bệnh nhân có thói quen thức đêm chơi điện thoại đến khi ngủ thiếp đi, sau khi ngủ dậy là tiếp tục nhìn vào điện thoại.

Cùng cảnh ngộ, một phụ nữ ở Đài Loan cũng bị hàng trăm lỗ li ti trên võng mạc vì thường xuyên chơi điện thoại với độ sáng cao vào ban đêm.

Tầm nhìn của người xuất huyết võng mạc trở nên “nhạt nhòa”

Biến chứng của xuất huyết võng mạc

Các biến chứng có thể phát sinh thứ phát sau khi xuất huyết võng mạc với các rối loạn cơ bản sau đây:

Có thể bị mất thị lực vĩnh viễn

Tăng nhãn áp mạch máu

Xuất huyết dịch kính

Xơ hóa dưới mô

Tân mạch hắc mạc (là tình trạng xuất hiện thêm những mạch máu mới kém chức năng và dễ vỡ nằm trong lớp hắc mạc là một trong ba lớp cấu tạo của vỏ nhãn cầu)

Tăng sinh xơ mạch ống kính

Chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán xuất huyết võng mạc, bệnh nhân sẽ được thực hiện một số biện pháp thăm khám, chụp chiếu sau đây:

Kiểm tra mắt: Các chuyên gia sẽ kiểm tra chức năng thị lực của mắt, tầm nhìn của mắt, qua đó phát hiện những dấu hiệu bất thường như ruồi bay, mạng nhện…

Soi đáy mắt: Đây được xem là phương pháp phổ biến để chẩn đoán xuất huyết võng mạc ở người bệnh.

Chụp mạch huỳnh quang: Trước khi thực hiện chụp mạch huỳnh quang, người bệnh sẽ được tiêm thuốc nhuộm huỳnh quang vào mắt. Bước này giúp bác sĩ nhãn khoa có thể nhìn rõ hơn và kiểm tra các mạch máu trong võng mạc của người bệnh.

Điều trị xuất huyết võng mạc

Khi thấy mắt xuất hiện dấu hiệu bất thường, bạn cần đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán mắt có bị xuất huyết võng mạc hay không. Từ đó xem xét mức độ tổn thương, vị trí xuất huyết võng mạc và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Hơn nữa, việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh có ý nghĩa quan trọng đối với việc điều trị và phòng ngừa bệnh (đối với mắt còn lại).

Hiện nay, để điều trị xuất huyết võng mạc có các phương pháp kỹ thuật mới như laser, vi phẫu mạch máu, thuốc tiêm nội nhãn. Tùy thuộc vào mức độ và vị trí tổn thương, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Kiểm soát và điều trị các bệnh lý mạch máu võng mạc như: tiểu đường, cao huyết áp… để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do xuất huyết võng mạc.

Bổ sung các vitamin A, B, C, E cho người bệnh giúp tăng tính bền vững thành mạch và chữa lành các mạch máu bị tổn thương. Ngoài ra, nên bổ sung các acid béo thiết yếu cho võng mạc, bao gồm: Omega -3 từ thực phẩm như dầu cá, các loại hạt…

Ngoài ra, để chăm sóc “cửa sổ tâm hồn” tốt nhất, các nhà khoa học khuyên mọi người nên chủ động bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt có khả năng bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc tốt nhất nhằm cải thiện thị lực.

Tinh chất Broccophane thiên nhiên chiết xuất từ bông cải xanh có trong sản phẩm Wit có tác dụng tối ưu trong việc gia tăng tổng hợp Thioredoxin – giúp bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể

Bằng ứng dụng sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra tinh chất Broccophane thiên nhiên có trong một loại bông cải xanh rất giàu Sulforaphane có tác dụng gia tăng Thioredoxin. Đây là một protein đặc biệt cho mắt, giúp bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc ngay ở cấp độ tế bào. Đặc biệt Thioredoxin làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào thị giác, trung hòa các chất gây hại cho tế bào thần kinh thị giác. Chỉ cần 1 viên/ngày là bạn đã có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho đôi mắt.

Đặc biệt, theo nghiên cứu của ĐH Y khoa hàng đầu Hoa Kỳ- Johns Hopkins cho kết luận: sử dụng thường xuyên Broccophane có khả năng bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc trước tác hại của ánh sáng xanh (bước sóng 430nm). Dưới tác động của ánh sáng xanh có đến 46% tế bào biểu mô sắc tố võng mạc bị tổn thương (chết), trong khi nhóm có sử dụng Broccophane tỉ lệ này chỉ có 26% (p<0.01).

Phòng ngừa xuất huyết võng mạc

Nên khám mắt định kỳ 6 tháng/lần. Khi thấy mắt có dấu hiệu bất thường như đau, đỏ, nhức và nhìn mờ cần đi thăm khám ngay.

Cần chú ý quá trình sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt, là đối tượng học sinh, sinh viên, những người làm việc văn phòng cần lưu ý tư thế ngồi, sử dụng máy vi tính đúng cách (độ sáng màn hình, khoảng cách, không dùng quá 3h/ngày, và nên dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi, cứ 20 phút làm việc thì cho mắt nghỉ ngơi 20 giây và nhìn xa 20 feet (tương đương 6m) …) để tránh tình trạng mắt bị cận.

Kiểm soát tốt huyết áp bằng cách thường xuyên kiểm tra sức khỏe, đo huyết áp thường xuyên, ăn uống khoa học, giảm ăn mặn, duy trì tập thể dục 30 phút mỗi ngày.

Theo dõi tình trạng thai kỳ, quan sát và theo dõi kỹ khi trẻ chào đời có biểu hiện nguy cơ rối loạn về mắt nhằm phát hiện sớm những bất thường về mắt, tránh biến chứng võng mạc ở trẻ sơ sinh.

Đối với bệnh bị tiểu đường cần kiểm soát đường huyết tốt để hạn chế tối đa biến chứng xuất huyết do tiểu đường gây nên.