Thịnh Hành 5/2024 # Nguyên Nhân, Triệu Chứng Sốt Xuất Huyết Và Cách Điều Trị? # Top 9 Yêu Thích

Sốt xuất huyết hay gọi đầy đủ là Sốt Xuất huyết do virus là một nhóm trong số các bệnh do virus gây nên.

Virut sốt xuất huyết lây truyền theo một vòng kín. Từ người mang virut qua vật trung gian là muỗi vằn, sau đó virut phát triển trong cơ thể muỗi từ 8 đến 10 ngày, khi muỗi mang virut đốt vào người lành thì người lành sẽ bị nhiễm vi rút. Và tiếp tục vòng kín. nếu không được kiểm soát bằng những biện pháp kịp thời thì dịch sẽ lây lan rất nhanh và khó kiểm soát

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Sốt xuất huyết?

Vậy nguyên nhân của sốt Xuất huyết là gì?

– Nguyên nhân gây nên bệnh sốt Xuất huyết chủ yếu do virus dengue từ cơ thể loài muỗi Aedes aegypti gây nên, chu kỳ lây nhiễm chủ yếu là: Đầu tiên muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus dengue, tiếp theo virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8 đến 11 ngày rồi tiếp tục trong thời gian đó truyền bệnh cho người, virus đi vào cơ thể người rồi tiếp tục lại quay lại vòng tuần hoàn muỗi Aedes lại hút máu từ cơ thể người bệnh rồi truyền sang cơ thể mình và lây sang cơ thể người khác.

Triệu chứng của sốt Xuất huyết ?

– Triệu chứng đầu tiên của sốt Xuất huyết là sốt dengue kéo dài từ 2-7 ngày với các biểu hiện:

+ Sốt cao có thể lên đến 39-40oC, cơ thể có cảm giác rất mệt mỏi, đau đầu, đau khắp cơ thể

+ Đau họng kèm theo cảm giác buồn nôn, có thể bị tiêu chảy

+ Với trẻ em có biểu hiện nổi bật là đau họng kèm theo hiện tượng nổi ban

– Triệu chứng thứ 2 của sốt Xuất huyết là xuất hiện hiện tượng Xuất huyết có thể xuất hiện trong thời gian từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 của chu kỳ bệnh với các biểu hiện là :

+ Xuất huyết khi tiêm chích biểu hiện là xuất hiện các nốt bầm tím quanh nơi tiêm

+ Xuất huyết tự nhiên biểu hiện là cơ thể có thể xuất hiện các nốt ban

+ Xuất huyết ngoài da biểu hiện là Xuất huyết ở lòng bàn chân, gan bàn tay, mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay có các nốt bầm tím hoặc các chấm Xuất huyết

+ Xuất huyết ở niêm mạc với các biểu hiện là thường gặp với phụ nữ là kinh nguyệt có thể kéo dài hơn hoặc ra sớm hơn bình thường; đối với trẻ em và nam giới thường là bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu

+ Triệu chứng cuối cùng nguy hiểm nhất là sốc, xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của chu kỳ bệnh, xuất hiện khi người bệnh đang sốt cao chuyển sang hết sốt, dấu hiệu nhận biết là trẻ bị mệt li bì, chân tay lạnh, đi tiểu ít, có thể kèm theo nôn hoặc đi đại tiện ra máu.

Triệu chứng sốt xuất huyết theo cấp độ

Sốt xuất huyết chia làm 4 cấp độ:

– Độ 1: Sốt cao hoặc rất cao có thể trên 40 độ, cơ thể mệt mỏi , toát mồ hôi, nhức đầu, chóng mặt ,chán ăn , buồn nôn.

– Độ 2: ngoài những biểu hiện của cấp độ một thì người bệnh có thêm các biểu hiện xuất huyết : nổi nốt mẩn đỏ như nốt rôm, có thể thành đám, chảy máu trân rang, máu mũi.

– Độ 3: vật vã, li bì , xuất huyết nặng hơn : xuất huyết tiêu hóa , xuất huyết âm đạo bất thường, đe dọa sốc: mạch lăn tăn, tay chân bủn rủn, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tâm thu và tâm trương nhỏ hơn hoặc bằng 20 mm hg), hoặc tụt huyết áp, chân tay lạnh, ẩm;

– Độ 4: Suy đa tạng (tim, thận, gan…), xuất huyết nội tạng, sốc nặng biểu hiện rõ, không có mạch ngoại biên huyết áp không đo được ( 0 mm hg) có thể dẫn đến tử vong.

Cách điều trị sốt Xuất huyết ?

Sốt xuất huyết có thể điều trị tại nhà khi bệnh nhân ở các cấp độ 1 và 2 và có thể bù dịch bằng đường uống, không có những biểu hiện chảy máy nhiều và nặng.

Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà:

Bù nước cho cơ thể người bênh bằng cách uống nước ấm các loại nước điện giải để hạ sốt cũng như là bù nước.

Uống các loại nước hoa quả như nước cam, chanh…

Ăn các loại dồ ăn dễ tiêu hóa như cháo loãng, sữa…

Khi người bênh sốt cao cần trườm bằng nước ấm và uống thuốc hạ sốt ( lưu ý cần sử dụng loại thuốc hạ sốt phù hợp. Nên uống paracertamol theo liều hướng dẫn)

Có thể cho người bệnh uống và điều trị tại nhà bằng một số các bài thuốc dân gian

Cần chuyển bệnh nhân sốt xuất huyết đến viện khi nào

Nếu bệnh có dấu hiệu không đỡ, nặng hơn hoặc bệnh nhân có biểu hiện bệnh ở cấp 3 và cấp 4 thì cần chuyển người bệnh đến các cơ sở y tế để điều trị. Không nên cố để ở nhà tránh tình trạng bênh phát triển diễn biến xấu dẫn đến việc điều trị gặp nhiều khó khăn cũng như gây những biến chứng và hậu quả đáng tiếc.

Cách phòng tránh dịch sốt xuất huyết lây truyền và phát triển:

Phát quang bụi rậm, vệ sinh công cộng khu vực đang sống

Tránh để nước đọng trong nhà tấm hoặc bếp. Cần đậy kín những nơi chứa nước để tránh muỗi sinh sôi

Nếu ở trong vùng bị dịch cần phun thuốc để tiêu diệt muỗi tránh lây nhiễm.

Sử dụng vợt bắt muỗi, nhang muỗi, các loại xịt muỗi, xịt phòng để ngăng ngừa muỗi trong nhà.

Khi đi ngủ cần mắc màn kể cả ban ngày

Đặc biệt tránh cho trẻ em chơi tại nơi tối ẩm thấp

Tôi mong là bài viết này đã giúp ích cho bạn.

Cám ơn các bạn đã đọc bài

Chúc các bạn luôn có một sức khỏe tốt!