Xu Hướng 4/2024 # Triệu Chứng Ung Thư Gan Giai Đoạn Cuối, Cách Điều Trị Và Chế Độ Dinh Dưỡng # Top 5 Yêu Thích

1. Triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối

Ở giai đoạn này, bệnh đã tiến triển nặng, các triệu chứng của bệnh cũng trở nên rõ ràng hơn. Thông thường, bệnh nhân sẽ gặp phải một số vấn đề sau:

– Luôn cảm thấy mệt mỏi gần như không thể lao động, cơ thể sụt cân một cách đột ngột, có thể xuống từ 5 – 6kg trong 1 tháng.

– Thường xuyên bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, thời gian sốt kéo dài vài ngày hoặc thậm chí là hàng tháng.

– Rối loạn tiêu hóa: gồm các biểu hiện ăn nhanh no, có cảm giác chán ăn, sau khi ăn thường thấy tức bụng, đầy hơi. Có cảm giác buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Bụng chướng, đại tiện nhiều lần có nhiều nhầy và phân nát.

– Đau tức liên tục với những cơn đau quặn ở gan. Lúc này việc sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường không có hiệu quả.

– Gan to lên bất thường, lúc này người bệnh có thể tự sờ thấy những khối u cục cứng nổi lên bề mặt của vùng bụng trên.

– Cơ thể người bệnh bị suy kiệt nhanh chóng, tóc và lông bị rụng, xuất hiện các mạch sao trên những vùng da mỏng như ở ngực và bàn tay.

– Bị xuất huyết tiêu hóa và lá lách to lên do ảnh hưởng của xơ gan.

– Vàng da, vàng mắt: nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do bị tắc mật và các tế bào bị hủy hoại nặng hơn.

– Cổ trướng, bị phù chi dưới, bụng phình lớn và thường có màu vàng cỏ úa hoặc màu đỏ (có máu): nguyên nhân tình trạng này khối u gan làm phát sinh chất dịch trong khoang bụng khiến bụng trướng to.

2. Điều trị ung thư gan giai đoạn cuối bằng phương pháp nào để đạt hiệu quả?

Theo các chuyên gia, bệnh ung thư gan có thể chữa khỏi được nếu phát hiện sớm, tỷ lệ chữa khỏi bệnh lên đến 80 – 90%. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn cuối thì việc điều trị chỉ có thể giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh, tỷ lệ sống sau 5 năm cho giai đoạn này chỉ còn 7%. Trong một số trường hợp người bệnh được chẩn đoán K gan giai đoạn cuối chỉ sống được từ 6 tháng đến 1 năm. Hiện nay, một số phương pháp thường được áp dụng trong điều trị bệnh K gan giai đoạn cuối như:

2.1. Điều trị ung thư gan bằng hóa trị

Hóa trị là việc dùng các thuốc chống ung thư để tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phân chia của các tế bào ung thư. Phương pháp này sẽ truyền các thuốc hóa trị vào tĩnh mạch hoặc đôi khi có thể được dùng dưới dạng thuốc viên. Ngoài ra, thuốc hóa trị còn được sử dụng để tiêm trực tiếp vào khối u gan thông qua động mạch chủ có tác dụng tiêu diệt toàn bộ khối u. Việc tiêm trực tiếp thuốc hóa trị vào khối u có tác dụng tiêu diệt khối u cao hơn và ít tác dụng phụ hơn vì giảm được sự lan truyền thuốc tới các bộ phận khác của cơ thể.

2.2. Điều trị ung thư gan bằng xạ trị

Xạ trị là một phương pháp thường được áp dụng trong quá trình chữa bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Ở đây, các bác sĩ sẽ đưa các cây kim được cấy các hạt phóng xạ vào khối u. Khi đã xâm nhập được vào khối u, các hạt phóng xạ sẽ phát ra tia xạ và tiêu diệt khối u. Ưu điểm của phương pháp xạ trị là các hạt phóng xạ sẽ phát ra tia xạ trong vòng 60 ngày, trong thời gian đó người bệnh có thể sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, tác dụng phụ của các tia xạ có thể làm cho người bệnh mệt mỏi, buồn nôn và nôn mửa.

Đối với những bệnh nhân không thể thực hiện được hóa trị thì có thể dùng thuốc Sorafenib để điều trị. Sorafenib (Nexavar) là một loại thuốc được dùng để cản trở khả năng tạo ra các mạch máu mới của một khối u. Loại thuốc này có thể làm bệnh ung thư gan tiến triển chậm hoặc không tiến triển trong một vài tháng không điều trị.

2.4. Điều trị ung thư gan bằng làm lạnh hoặc làm nóng tế bào ung thư

Phương pháp này còn được gọi là kỹ thuật nhiệt nội sinh. Trong đó, kỹ thuật làm lạnh tế bào ung thư nghĩa là tác động làm nhiệt độ khối u hạ xuống 162 độ C trong khoảng 45 phút bằng cách đưa các kim đông lạnh vào thẳng khối u để làm khối u chết đi.

Ngược lại, kỹ thuật làm nóng tế bào ung thư là liệu pháp đốt cao tần là tác động làm tăng nhiệt độ khối u lên cao bằng việc đưa các cây kim có độ nóng 40 độ C vào khối u. Theo cách này, dòng điện chạy qua cây kim sẽ làm nóng và phá hủy các tế bào ung thư.

3. Người bệnh ung thư gan giai đoạn cuối nên ăn gì và kiêng gì?

3.1. Thực phẩm nên ăn

3.1.1. Thực phẩm giàu Protein

Các nghiên cứu cho thấy đối với những bệnh nhân K gan giai đoạn cuối cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng giàu năng lượng với hàm lượng protein cao. Theo đó, người bệnh cần được cung cấp đủ 30 calo và 1,2g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể hàng ngày. Lượng protein này có nguồn gốc từ thức ăn được chế biến từ thực vật như cơm, mì, sủi cảo, cháo…

3.1.2. Thức ăn chứa nhiều axit amin

Axit amin là chất có lợi cho bệnh nhân ung thư gan, giúp khôi phục khối lượng nạc của cơ thể, đồng thời cũng cải thiện sự trao đổi chất protein, kích thích tái tạo gan. Bệnh nhân ung thư gan nên có bữa ăn nhẹ vào buổi tối với một lượng axit amin có trong các loại thực phẩm như bánh mì, sữa, trứng, cá,…

3.1.3. Thức ăn chứa vitamin và khoáng chất

Những bệnh nhân ung thư gan thường bị thiếu hụt nhiều vitamin và các khoáng chất như các vitamin A, B, C và E. Vì vậy, chế độ ăn hàng ngày cần bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều vitamin các nhóm trên, đặc biệt là các vitamin nhóm B và C từ hoa quả như các loại rau, hoa quả, ngũ cốc dạng hạt,…

Ngoài ra, các chất dinh dưỡng như Magie và Tryptophan cũng có tác dụng cải thiện triệu chứng mất ngủ, sợ hãi và trầm cảm ở bệnh nhân K gan giai đoạn cuối. Có thể tìm thấy các loại chất này có trong các loại thực phẩm như: hoa quả khô, gạo lứt, lúa mì, vừng, lá cà rốt, rong biển và các thực phẩm có chứa nhiều tryptophan như thịt gà, sữa chua, thịt bò, chuối tiêu.

Mặc dù nhiều loại vitamin và khoáng chất được khuyến khích bổ sung, tuy nhiên người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp.

3.2. Thực phẩm nên tránh

3.2.1. Thực phẩm giàu chất béo

Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo có thể làm tăng áp lực cho gan vốn đang hoạt động không tốt. Để giảm lượng chất béo, người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm như bánh quy, bánh nướng, khoai tây chiên, đồ ăn sẵn…

3.2.2. Không sử dụng bia, rượu

Theo các chuyên gia y tế cho biết, ngay sau khi rượu, bia được đưa vào bên trong cơ thể, có khoảng 20% lượng rượu, bia sẽ được hấp thụ vào máu và khoảng 80% sẽ được hấp thụ trong quá trình tiêu hóa. Thông thường cơ thể chúng ta chỉ mất khoảng 60 phút để có thể hấp thụ hoàn toàn lượng rượu được uống vào. Chính vì vậy, khi người bệnh sử dụng rượu bia các chất độc sẽ tích tụ lại tại gan gây khó khăn cho việc điều trị cũng như rút ngắn thời gian sống của người bệnh nhanh hơn.

3.2.3. Thực phẩm chế biến mặn

Việc ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều muối có thể làm trầm trọng cho những bệnh nhân K gan giai đoạn cuối. Theo các chuyên gia cho biết, muối có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng sưng và tích tụ dịch trong gan. Các loại thực phẩm này có trong cá muối, thịt muối, dưa muối…

Ung thư gan là căn bệnh nguy hiểm và thường tiến triển âm thầm, dấu hiệu ban đầu thường không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn. Nhưng khi chuyển sang giai đoạn cuối, triệu chứng bệnh rất rõ ràng. Do đó, để phòng ngừa và ngăn chặn mắc ung thư gan giai đoạn cuối điều quan trọng nhất là hãy tầm soát và phát hiện sớm bệnh, ngay khi có những triệu chứng ung thư gan giai đoạn đầu hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời bởi “ung thư gan biết sớm trị lành”.