Xem Nhiều 5/2024 # Điều Trị Ung Thư Vòm Họng Giai Đoạn Đầu Bằng Phương Pháp Nào Để Đạt Hiệu Quả? # Top 1 Yêu Thích

1. Triệu chứng bệnh ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Ung thư vòm họng thường xảy ra ở khu vực phía sau khoang mũi và phần trên của họng. Bệnh thường khó để phát hiện ở giai đoạn sớm vì triệu chứng gần giống với các bệnh lý thông thường khác.

1.1. Đau đầu

Một trong những triệu chứng phổ biến và đầu tiên của căn bệnh ung thư vòm họng là dấu hiệu đau đầu không rõ nguyên nhân. Các cơn đau đầu thường âm ỉ theo từng cơn, không quá dữ dội nhưng thường gây ra cảm giác mệt mỏi cho người bệnh.

1.2. Ù tai một bên

Ở giai đoạn đầu, người bệnh ung thư vòm họng thường xuất hiện dấu hiệu ù tai một bên, khi tai bị ù cảm giác như nghe tiếng ve kêu bên tai.

1.3. Ngạt mũi

Cũng giống như ù tai một bên, ở giai đoạn đầu dấu hiệu ngạt mũi thường diễn ra một bên, lúc đầu ngạt từng lúc, kèm theo chảy máu mũi… Đây là dấu hiệu dễ nhầm lẫn với căn bệnh cảm cúm. Vì thế, để biết chắc chắn đó có phải triệu chứng ung thư vòm họng không, người bệnh nên đi khám cụ thể.

1.4. Khàn tiếng

Những người bệnh ung thư vòm họng giai đoạn đầu thường có biểu hiện khàn tiếng kèm theo khó nuốt kéo dài không rõ nguyên nhân.

2. Cách chẩn đoán ung thư vòm họng giai đoạn đầu

2.1. Khám lâm sàng và chẩn đoán

Các xét nghiệm và thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán ung thư vòm họng bao gồm:

+ Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về những triệu chứng, sau đó dùng tay ấn vào cổ để xem hạch bạch huyết có bị phình to hay không.

+ Nội soi: Nếu nghi ngờ có ung thư vòm họng, bác sĩ có thể đề nghị nội soi mũi. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách sử dụng một ống nhỏ, mềm có gắn camera ở đầu để nhìn thấy bên trong mũi họng của bệnh nhân và tìm những bất thường. Camera này có thể được đưa qua mũi hoặc qua phần hở ở phía sau họng để đi lên vòm họng. Nội soi mũi có thể cần phải gây tê tại chỗ để thực hiện.

+ Thủ thuật lấy mẫu mô nghi ngờ ung thư: Bác sĩ cũng có thể sử dụng ống nội soi hoặc dụng cụ khác để lấy ra một mẫu mô nhỏ (sinh thiết) để xét nghiệm ung thư.

2.2. Xét nghiệm để xác định giai đoạn ung thư

Khi đã chẩn đoán xác định ung thư, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm những xét nghiệm khác để xác định mức độ (giai đoạn) ung thư, chẳng hạn như các xét nghiệm hình ảnh. Xét nghiệm hình ảnh có thể bao gồm chụp quét cắt lớp điện toán (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp xạ hình cắt lớp bằng bức xạ positron (PET) và X quang.

Khi bác sĩ đã xác định được mức độ ung thư, thì giai đoạn ung thư sẽ được biểu thị bằng một chữ số La Mã, các giai đoạn bệnh được đánh số từ I đến IV. Giai đoạn ung thư và nhiều yếu tố khác được dùng để quyết định kế hoạch điều trị và tiên lượng bệnh. Nếu ở giai đoạn đầu có nghĩa là ung thư còn nhỏ và chỉ giới hạn trong mũi họng. Nếu ở giai đoạn cuối có nghĩa là ung thư đã lan rộng ra khỏi mũi họng đến hạch bạch huyết ở cổ hoặc những khu vực khác của cơ thể.

3. Phương pháp điều trị ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Ung thư vòm họng tiến triển qua nhiều giai đoạn, vì thế tùy vào từng giai đoạn cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định xem bệnh nhân nên điều trị theo phương pháp nào. Hiện nay, trong quá trình điều trị giai đoạn đầu thường có các phương pháp sau:

Đây là phương pháp điều trị phổ biến trong những trường hợp ung thư vòm họng giai đoạn đầu, mang lại cơ hội sống cho 80% bệnh nhân. Phẫu thuật có thể được sử dụng để cắt bỏ các hạch bạch huyết ung thư ở cổ hoặc để cắt bỏ một khối u ở vòm họng. Một số trường hợp, nếu bệnh nhân không thể chịu đựng được phẫu thuật hoặc vị trí của ung thư không thể phẫu thuật do ảnh hưởng đến chức năng quan trọng như khó nói hoặc khó nuốt, thì khi đó xạ trị có thể là phương pháp thay thế.

3.2. Điều trị bằng phương pháp xạ trị

Đây là phương pháp sử dụng các tia năng lượng cao như tia X để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị ung thư vòm họng thường được thực hiện theo một phương pháp được gọi là chiếu tia ngoài. Khi xạ trị, bệnh nhân nằm trên một bàn phẳng, máy xạ xoay chuyển xung quanh phát tia nhắm đúng vào vị trí ung thư của bệnh nhân. Nhiều nghiên cứu cho rằng, xạ trị có thể mang lại kết quả tương đương so với phẫu thuật.

3.3. Điều trị bằng phương pháp hóa trị

Đây là một phương pháp điều trị bằng thuốc có sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc hóa trị có thể là thuốc viên để uống hoặc được tiêm qua tĩnh mạch. Hóa trị có thể được phối hợp trước hoặc sau với xạ trị để làm tăng tính hiệu quả cho điều trị.

4. Các biến chứng ung thư vòm họng

Biến chứng ung thư vòm họng có thể bao gồm:

Ung thư phát triển xâm lấn những cấu trúc lân cận. Ung thư vòm họng giai đoạn muộn có thể gây ra biến chứng nếu ung thư phát triển đủ lớn để xâm lấn những cấu trúc lân cận như họng, xương và não.

Ung thư có thể lan sang những khu vực khác của cơ thể. Ung thư vòm họng thường lan (di căn) xa hơn mũi họng. Hầu hết những người bị ung thư vòm họng đều có di căn vùng. Có nghĩa là các tế bào ung thư trong khối u ban đầu di chuyển sang những khu vực kế cận như hạch bạch huyết ở cổ. Tế bào ung thư có thể lan đến những phần khác của cơ thể (di căn xa) thường là di căn đến xương, phổi và gan.

5. Các biện pháp phòng tránh ung thư vòm họng

Do bệnh ung thư vòm họng chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh một cách rõ ràng nên chưa có được biện pháp phòng bệnh đặc hiệu. Tuy nhiên, biện pháp phòng bệnh được bác sĩ khuyên nên áp dụng để giảm nguy cơ mắc ung thư vòm họng bao gồm:

– Không nên hút thuốc lá, thuốc lào, nếu đã hút thì nên từ bỏ.

– Hạn chế uống rượu, bia và thức uống chứa cồn.

– Hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều muối và thực phẩm lên men.

– Khám sức khỏe định kỳ để tầm soát sớm ung thư vòm họng.

– Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để kiểm soát cân nặng, phòng ngừa các loại bệnh.

Ung thư vòm họng giai đoạn đầu là căn bệnh phát triển âm thầm và đây là giai đoạn các tế bào ung thư mới được hình thành vì thế chưa gây ra triệu chứng nghiêm trọng. Do đó, việc phát hiện sớm và tuân thủ các phương pháp điều trị là hết sức quan trọng để tăng thời gian sống cho người bệnh, đối với những bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn đầu tỉ lệ chữa khỏi và sống qua 5 năm lên tới 72%, bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn 2 thì tỉ lệ chữa khỏi lúc này còn 64%, với bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn 3 thì tỉ lệ sống sau năm 5 năm là 62% và giai đoạn 4 thì tỉ lệ sống sau 5 năm là 38%.