Đề Xuất 4/2024 # 7 Triệu Chứng Của Bệnh Ung Thư Vòm Họng Bạn Chớ Nên Bỏ Qua Và Chế Độ Dinh Dưỡng # Top 3 Yêu Thích

1. Đôi nét về ung thư vòm họng và các giai đoạn bệnh

Ung thư vòm họng là một dạng ung thư xuất phát từ các tế bào biểu mô ở vùng vòm họng, khu vực phía sau khoang mũi và trên mặt sau của cổ họng. Cho đến nay vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ung thư vòm họng. Tuy nhiên có nhiều minh chứng cho thấy, một vài yếu tố sau có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh: Nhiễm virus HPV, EBV, uống nhiều rượu và hút thuốc lá, di tuyền, tuổi tác và giới tính, thường xuyên ăn những thực phẩm lên men như dưa, cà muối…

Bệnh chia thành 4 giai đoạn phát triển:

+ Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư ở giai đoạn này mới bắt đầu ở dây thanh âm và chưa có bất kỳ sự lây lan nào tới các hạch bạch huyết hoặc các mô lân cận. Bệnh nhân ung thư giai đoạn này chưa có biểu hiện rõ ràng và đây cũng là giai đoạn có tiên lượng sống tốt nhất. Theo đó, nếu được phát hiện và điều trị, bệnh nhân có 72% cơ hội sống (trong 5 năm).

+ Giai đoạn 2: Các tế bào ung thư phát triển với kích thước lớn hơn, trên 5cm nhưng vẫn ở trong họng và thanh quản. Bệnh nhân mắc ung thư vòm họng giai đoạn 2 thường có triệu chứng khó nuốt, ho (có thể khạc ra máu), nhức đầu, ù tai,… Phát hiện và điều trị ở giai đoạn này, người bệnh có 64% cơ hội sống (trong 5 năm).

+ Giai đoạn 3: Tế bào ung thư lây lan ra các hạch bạch huyết và kích thước khối u không thể kiểm soát. Triệu chứng của ung thư vòm họng giai đoạn này cũng không khác nhiều so với giai đoạn trước đó nhưng biểu hiện ở mức độ nặng hơn. Phát hiện và điều trị ở giai đoạn này, người bệnh chỉ còn 62% cơ hội sống (trong 5 năm).

+ Giai đoạn 4: Khối u phát triển, xâm lấn và di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể như xương, hạch, não, phổi, gan… Phát hiện và điều trị ở giai đoạn này chỉ mang lại 38% cơ hội sống cho người bệnh (sau 5 năm). Bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn 4 không chỉ phải chịu các cơn đau do bệnh gây ra mà còn phải chịu các cơn đau do các tế bào ung thư di căn.

2. 7 triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng bạn chớ nên bỏ qua

Theo các chuyên gia y tế, triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng thường không rõ ràng, rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của nhiều cơ quan lân cận như tai, mũi, thần kinh, hạch… Nhưng khi bệnh đã tiến triển, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng sau:

2.1. Đau đầu, đau cơ

Đây là một trong những biểu hiện thường gặp nhất của ung thư vòm họng ngay từ những giai đoạn đầu của bệnh. Triệu chứng đau đầu có thể xuất hiện bất chợt, âm ỉ hoặc dữ dội. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau nửa đầu, toàn bộ đầu hoặc đau ở sâu trong hốc mắt.

2.2. Khó nuốt

Khối u phát triển ở vòm họng ngăn cản đường đi xuống của thức ăn gây cảm giác khó nuốt ngay cả với những thức ăn mềm.

2.3. Nghẹt mũi

Nghẹt mũi gây cảm giác khó chịu cho người bệnh, chất nhầy có dính máu.

2.4. Giọng nói thay đổi

Khối u vòm họng dễ chèn ép lên dây thanh âm và ảnh hưởng đến khả năng nói của người bệnh. Lúc đầu người bệnh thường chỉ bị khàn tiếng nhưng sau đó có thể bị mất giọng…

2.5. Ù tai

Thường xuất hiện ở một bên tai và kéo dài liên tục. Nguyên nhân của triệu chứng này xuất phát từ sự phát triển của khối u chèn ép vào vòi tai gây tắc vòi tai và viêm tai.

2.6. Xuất hiện hạch ở cổ, dưới hàm

Vị trí hạch thường ở dưới hàm, hạch có kích thước lớn dần, không có cảm giác đau và dính chặt dần vào cổ.

2.7. Mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân

Là những triệu chứng toàn thân dễ gặp khi bệnh ở giai đoạn tiến triển. Đồng thời do tác động của khối u chèn ép các cơ quan vòm họng dẫn đến người bệnh không thể ăn uống được gây ra tình trạng sụt cân, da xanh xao do thiếu máu và chất dinh dưỡng.

3. Làm gì khi phát hiện triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng?

Theo các chuyên gia y tế, khi có bất cứ triệu chứng bất thường của cơ thể, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Tại các cơ sở y tế chuyên khoa, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm lâm sàng để kiểm tra, chẩn đoán.

Tới bệnh viện, bác sẽ sẽ trực tiếp thăm khám bằng cách sờ vùng cổ để tìm hạch cổ. Sau đó hỏi tiền sử bản thân và gia đình nhằm chẩn đoán sơ bộ về tình trạng sức khỏe.

3.2. Chẩn đoán hình ảnh

– Nội soi vòm họng: Phương pháp này có thể giúp bác sĩ quan sát toàn bộ bên trong vòm họng, phát hiện những tổn thương, sự xâm lấn, kích thước và vị trí của khối u.

– Siêu âm, chụp X – quang, chụp CT hoặc MRI: Để đánh giá mức độ và tình trạng bệnh, xác định giai đoạn bệnh cụ thể. Đồng thời, để bác sĩ xác định mức độ xâm lấn của khối u, kiểm tra mức độ an toàn sau phẫu thuật.

4. Điều trị ung thư vòm họng bằng phương pháp nào để đạt hiệu quả?

Việc chỉ định các phương pháp điều trị phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn tiến triển của bệnh cũng như sức khỏe của mỗi bệnh nhân.

4.1. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

Tuy là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cho nhiều bệnh ung thư khác nhưng lại không mấy khả thi trong điều trị ung thư vòm họng. Bệnh nhân ung thư vòm họng chỉ được chỉ định phẫu thuật khi không thể đáp ứng các phương pháp điều trị khác và thường được bác sĩ chỉ định ở giai đoạn cuối. Nguyên nhân là do phẫu thuật có nguy cơ rủi ro rất lớn, ảnh hưởng tới thị lực và vùng sọ của người bệnh.

4.2. Điều trị bằng phương pháp xạ trị

Đây là phương pháp sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư vòm họng, được coi là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả khi kết hợp với hóa trị.

4.3. Điều trị bằng phương pháp hóa trị

Là phương pháp điều trị toàn thân bằng hóa chất có thể truyền qua đường tĩnh mạch hoặc đường uống, phương pháp này thường áp dụng cho giai đoạn cuối khi các tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan trong cơ thể hoặc sử dụng kết hợp với các phương pháp xạ trị và phẫu thuật nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư.

5. Bệnh nhân nên ăn những loại thực phẩm nào để tốt cho sức khỏe sau quá trình điều trị?

Khi mắc ung thư vòm họng người bệnh phải trải qua các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa, xạ trị do đó việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng để giúp người bệnh sớm hồi phục sức khỏe là điều hết sức quan trọng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số loại thực phẩm tốt cho người bệnh sau điều trị bao gồm:

5.1. Trà xanh

Trà xanh có chứa chất chống oxy hóa và ức chế phát triển khối u nên đặc biệt tốt để phòng bệnh ung thư nói chung, trong đó có ung thư vòm họng.

5.2. Hành, tỏi

Từ trước đến nay hành và tỏi vẫn được sử dụng để chữa cảm cúm. Tuy nhiên, ít ai biết rằng loại thực phẩm này có chứa chất Allyl sulphur và Flavonoid có tác dụng tuyệt vời trong kìm hãm, ức chế sự phát triển của các khối u.

5.3. Cà rốt

Loại thực phẩm này có chứa Acid folic có tác dụng tuyệt vời trong phòng chống ung thư vòm họng hiệu quả.

5.4. Nghệ

Vẫn được biết đến là thực phẩm có thể làm lành vết thương sau mổ và chống lại quá trình oxy hóa.

5.5. Khoai lang

Có chứa chất glycolipid, dehydro deoxycholic acid có tác dụng ức chế, tiêu diệt tế bào ung thư vòm họng.

Ngoài chú ý đến chế độ ăn uống người bệnh cũng nên kết hợp luyện tập thể dục thể thao với những bộ môn phù hợp với thể trạng. Nói không với các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều muối và điều quan trọng thăm khám sức khỏe định kỳ 3 – 6 tháng/lần, giữ cho tinh thần thoải mái mới giảm được nguy cơ tái phát bệnh.

Ung thư vòm họng là một trong những bệnh ung thư vùng đầu và cổ khó chữa, phức tạp, khả năng biến chứng cao nếu như di căn đến các cơ quan khác trên cơ thể ở giai đoạn cuối. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng là hết sức quan trọng, qua đó người bệnh sẽ được phát hiện sớm bệnh và được điều trị kịp thời.