Xem Nhiều 5/2024 # Những Điều Cần Biết Về Tiêm Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung # Top 0 Yêu Thích

Vắc xin HPV là loại vắc xin được sử dụng để ngăn cản sự xâm nhiễm của Human Papillomavirus – tác nhân chủ yếu gây bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Hiện nay chủng virus này có khoảng 140 type khác nhau với 40 type có khả năng gây bệnh trên cơ thể người. Mặc dù không thể ngăn chặn được hết tất cả type gây bệnh tuy nhiên các loại vắc xin HPV đều có tác dụng chống lại hai type 16 và 18. Đây là hai type có nguy cơ cao nhất dẫn đến sự hình thành của các tế bào ung thư ở cổ tử cung.

Người ta ước tính rằng việc tiêm vắc xin HPV sẽ ngăn ngừa được ung thư cổ tử cung hơn 70%, 80% ung thư hậu môn, 60% ung thư âm đạo, đồng thời còn có thể ngăn ngừa một số bệnh ung thư ở miệng cùng như các loại u nhú ở cơ quan sinh dục. Vắc xin chích ngừa ung thư cổ tử cung cũng được đánh giá là khá an toàn và chưa có trường hợp nào gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người. Do đó mà các chuyên gia khuyến cáo, người trong độ tuổi từ 9 – 26 chưa từng quan hệ tình dục lần nào thì nên tiêm ngừa ung thư cổ tử cung để phòng bệnh.

2. Lịch tiêm ngừa ung thư cổ tử cung như thế nào?

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao do đó mà với các nước phát triển, việc áp dụng chương trình tiêm phòng HPV cho những bé gái trên 9 tuổi cũng như theo dõi và khám sàng lọc phụ nữ nhằm hạn chế tối đa nguy cơ phơi nhiễm với mầm bệnh. Hiện nay, lịch tiêm ngừa ung thư cổ tử cung áp dụng với các trường hợp như sau:

Độ tuổi từ 9 – 14

Trong độ tuổi này, nếu có nhu cầu chích ngừa ung thư cổ tử cung, các bé gái sẽ được tiêm 2 mũi. Sau khi tiêm mũi đầu tiên thì sau 6 – 12 tháng có thể tiêm mũi thứ hai. Khoảng thời gian tối thiểu giữa 2 mũi là 5 tháng.

Trường hợp bé gái được tiêm mũi thứ 2 sớm hơn với thời gian tối thiểu yêu cần thì nên tiêm thêm liều thứ 3, cách liều thứ 2 tối thiểu là 12 tuần.

Độ tuổi từ 15 – 26

Với những người tiêm phòng trong độ tuổi này thì liệu trình gồm 3 mũi. Sau khi tiêm mũi đầu tiên thì sau 1 – 2 tháng thì tiêm nhắc lại liều thứ hai và tối thiểu 6 tháng thì tiêm mũi còn lại.

Theo các chuyên gia miễn dịch thì việc tiêm phòng cho bé gái dưới 15 tuổi sẽ cho hiệu quả phòng ngừa ung thư cổ tử cung cao hơn giai đoạn sau. Nhiều người cho rằng với các bé gái mới 9 tuổi được chích ngừa là quá nhỏ nhưng thực tế càng về sau thì hiệu quả càng kém, nhất là với người trưởng thành đã có quan hệ tình dục. Sau khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung đủ liều thì các chị em không cần phải chích ngừa HPV thêm một lần nào nữa.

3. Chi phí và một số lưu ý khi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung

Chi phí tiêm phòng

Về chi phí tiêm ngừa ung thư cổ tử cung còn phụ thuộc vào đơn vị tiến hành với các loại dịch vụ khác nhau. Nhiều người còn có mong muốn được kiểm tra sức khỏe trước khi tiến hành tiêm phòng hoặc người có vấn đề bất thường sẽ được các bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng trước khi thực hiện việc tiêm ngừa ung thư cổ tử cung nhằm đảm bảo an toàn và không xảy ra rủi ro nào. Do đó mà những phần này sẽ dẫn đến phát sinh nhiều chi phí khác nhau.

Hiện nay ở nước ta để chích ngừa ung thư cổ tử cung thì các cơ sở y tế sử dụng hai loại vắc xin là phòng HPV gồm:

Vắc xin Gardasil của Mỹ là loại được ưa chuộng hơn bởi có tác dụng phòng được nhiều type HPV hơn có giá hơn 1.300.000 đồng/ mũi. Vắc xin này ngoài tác dụng phòng chống ung thư cổ tử cung còn có hiệu quả ngăn ngừa ung thư hậu môn, âm đạo, âm hộ, mụn cóc sinh dục.

Vắc xin Cervarix của Bỉ chỉ có tác dụng ngăn ngừa ung thư cổ tử cung có giá là khoảng hơn 900.000 đồng/ mũi.

Một số lưu ý khi tiêm phòng

Để vắc xin cho hiệu quả cao thì các chị em nên tiêm phòng càng sớm càng tốt, nhất là khi chưa quan hệ lần đầu.

Người dưới 40 tuổi, đã có con hay đã quan hệ vẫn có thể tiêm phòng ung thư cổ tử cung, tuy nhiên, hiệu quả sẽ không được như mong muốn.

Người đã từng bị nhiễm virus HPV thì việc tiêm phòng gần như không có tác dụng.

Phụ nữ đang mang thai, cho con bú hoặc có ý định mang thai trong thời gian tới thì không nên tiêm phòng.

Trường hợp tiêm phòng mới phát hiện mang thai thì nên hoãn tiêm mũi kế tiếp sau thời gian sinh tối thiểu 6 tuần, đảm bảo tiêm đủ 3 mũi trong vòng 2 năm.

Tiêm phòng vắc xin có thể có các tác dụng phụ như sốt nhẹ, nổi ửng, sưng, đau vị trí tiêm,… Do đó mà sau khi tiêm, nên ở lại cơ sở y tế để theo dõi tối thiểu 30 phút.

Với những người mắc bệnh nặng hoặc đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch, thuốc corticoid, thuốc chống đào thải nội tạng ghép,… thì không nên tiêm phòng.

Việc tiêm phòng không ngăn ngừa được tình trạng nhiễm virus thông qua quan hệ tình dục, do đó mà dù đã tiêm phòng, bạn cũng cần chú ý sử dụng biện pháp an toàn để bảo vệ bản thân, đồng thời hạn chế các căn bệnh xã hội khác.

Trong khoảng thời gian tiêm phòng vắc xin thì tốt nhất không nên quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm virus HPV khi cơ thể chưa hình thành miễn dịch đầy đủ.

Chỉ nên có thai sau khi đã tiêm đủ liệu trình 3 mũi và thời gian cách mũi thứ 3 tối thiểu là 1 tháng.

Việc tiêm ngừa ung thư cổ tử cung là việc làm hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe chị em trước căn bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên, dù đã tiêm phòng vắc xin HPV nhưng không có nghĩa là bạn hoàn toàn không có khả năng mắc bệnh do đó tuyệt đối không được chủ quan mà phải có những biện pháp phòng ngừa khác như tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, kết hợp khám sức khỏe và tầm soát ung thư để kịp thời phát hiện bệnh.