Đề Xuất 5/2024 # Các Phương Pháp Khám Bệnh Phát Hiện Ung Thư Ruột Già # Top 2 Yêu Thích

Những đối tượng nên thăm khám, xét nghiệm ung thư ruột già:

Những người lớn tuổi, trên 50 tuổi nên đi xét nghiệm đều đặn 2-3 năm / lần.

Cá nhân hoặc thân nhân có tiền sử bướu thịt, ung thư ruột già.

Cá nhân có tiền sử bị viêm loét ruột

Di truyền: gia đình có người thân mắc các bệnh ung thư ruột, ung thư tử cung hoặc ung thư buồng trứng.

Người hút nhiều thuốc lá, ăn nhiều thịt đỏ, béo phì…

Khi thăm khám, xét nghiệm bệnh ung thư ruột già: các bác sỹ sẽ tiến hành 1 trong những phương pháp sau:

1. Khám hậu môn bằng tay

Xét nghiệm đầu tiên mà bác sỹ sẽ làm là khám hậu môn. Nói tới việc bị khám bằng cách này, ai cũng ngượng ngùng, đỏ mặt, ngại không muốn khám. Nhưng khi cần thì vẫn phải làm.

Các bác sỹ sẽ dùng ngón tay đeo găng thọc vào hậu môn kiểm tra từ trước ra sau, từ trên xuống dưới để kiểm tra mặt ruột có trơn tru, có cái mụn nào không; rút tay ra có chút máu dính vào găng tay.

Với phương pháp này, các bác sỹ cũng kiểm tra tuyến tiền liệt của các ông có sưng, có gồ gề hay không. Phương pháp này rất hữu ích để phát hiện ung thư ruột già cũng như tuyến tiền liệt.

Với vài giọt hóa chất, thầy thuốc thử phân coi có vết máu. Thử nghiệm này rất giản dị, không đau đớn mà lại rẻ tiền nhưng hữu ích thì “thần sầu”. Thần sầu vì có thể giúp ta sớm phát hiện những10% nan bệnh, sớm điều trị, nâng cao kết quả, nhiều hy vọng lành bệnh. Do đó, ta nên làm mỗi năm. Nếu thử nghiệm thấy có máu thì thầy thuốc sẽ tìm cách trực tiếp nhìn vào trong ruột

2. Chụp X-quang ruột với chất cản quang

Dung dịch cản quang được bơm vào ruột để hình ảnh ruột hiện rỏ ràng trên phim X-quang. Quan sát hình chụp, bác sĩ có thể tìm ra u bướu hoặc bất thường trong ruột. Nếu thấy bướu thịt, bác sĩ sẽ đề nghị làm nội soi.

3. Thử phân tìm tế bào ung thư (Stool DNA test)

Đây là thử nghiệm tương đối mới. Bác sĩ đưa cho bệnh nhân một hộp thử nghiệm với hướng dẫn cách thức lấy phân rồi chuyển cho phòng thí nghiệm để tìm tế bào ung thư tách ra từ u bướu của ruột.

Bệnh nhân sẽ được nhắc nhở không ăn một vài thực phẩm hoặc dùng vài loại thuốc để có kết quả chính xác. Nếu kết quả dương tình, nội soi ruột sẽ được thực hiện.

4. Tìm máu ẩn trong phân

Trong điều kiện bình thường, phân không có máu và đàm. Phân có máu là dấu hiệu của một bệnh nào đó của ống tiêu hóa.

Máu có thề đỏ tươi, bầm đen hoặc nâu sẫm tùy theo vị trí bệnh xa hay gần hậu môn. Gần ( trực tràng, trĩ) thì đỏ, xa (ruột non, bao tử) thì bầm vì đã bị vi khuẩn biến thành hóa chất hematin có mầu đen.

Máu đỏ tươi thường là do trĩ hậu môn, trĩ mạch lươn dưới da chung quanh hậu môn, bướu thịt hoặc ung thư ruột già, trực tràng.

Máu bầm đen trong các bệnh loét dạ dày, đứt mạch máu ở ruột già, dùng quá nhiều aspirin hoặc rượu, uống thuốc chống đông máu.

Số lượng máu có thể nhiều hoặc ít như trường hợp máu ẩn (occult blood).

Máu ẩn có rất ít trong phẩn mà mắt thường không thấy và chỉ tìm ra được khi nhìn qua kính hiển vi hoặc thử nghiệm hóa học.

Nguồn gốc máu ẩn có thể từ loét viêm dạ dày, viêm đường ruột, trĩ, ung thư hoặc polyp trong ruột già.

Để thử nghiệm, phẩn được lấy trong ba ngày liên tiếp và đựng trong hộp đặc biệt do phòng thí nghiệm cung cấp. Giao hộp phân cho phòng thí nghiệm để họ tìm máu. Ba ngày trước và trong thời gian lấy phân, bệnh nhân cần theo hướng dẫn như sau:

Tránh dùng vitamin C hoặc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa sinh tố này như chanh, cam vì sinh tố này cho kết quả dương tính sai.

Tránh ăn nhiều thịt đỏ có nhiều heme, thực phẩm có nhiều enzym peroxidase như nấm, broccoli, giá đậu, cauliflower, táo, cam, chuối, dưa canteloup, nho. Các chất này có thể làm cho kết quả thử nghiệm dương tính sai

Nên ăn thực phẩm có nhiều chất xơ như đậu, rau để khối phẩn mềm lớn.

Tránh thuốc kích thích dạ dày, ruột gây ra xuất huyết như thuốc chống acit, thuốc có chất steroid, thuốc chống viêm đau có chất aspirin, rượu.

Tránh uống sinh tố có chất sắt.

Kiếm máu ẩn trong phẩn có khả năng tìm ra polyp và ung thư ruột già khá sớm. Tuy nhiên, kết quả dương tính không có nghĩa là đã bị ung thư vì có nhiều nguyên do khác gây ra xuất huyết đường ruột. Thí dụ khi dùng thuốc aspirin, ibuprofen, trong bệnh loét dạ dày, viêm ruột…Đo đó, bệnh nhân có máu ẩn trong phân cần được xác định với phương pháp nội soi, quan sát đường ruột.

Giới chức y tế đề nghị tìm máu ẩn trong phẩn mỗi năm một lần.

5. Nội soi ruột già

Đây là phương pháp khảo sát mặt trong của toàn thể trực tràng với một ống dây quang học bằng nhựa mềm dễ uốn, có đèn sáng dẫn đường và máy chụp hình. Đưa ống sâu vào hậu môn, điều chỉnh máy, bác sĩ có thể làm một vòng thám hiểm bất cứ góc cạnh nào của ruột và mao tôn cương: qua đèn, nhìn ruột rõ như ban ngày, nào là gồ ghề bướu thịt, loét lở thành ruột, bê bết máu tươi đều thấy hết, ngoại trừ bầy vi sinh vật lúc nhúc cộng sinh.

Nhắc lại là trong trường hợp bình thường, lòng ruột già chơn mềm như mặt trong của má.

Hình ảnh ruột được chiếu trên màn hình TV để phân tích và có thể lưu trữ.

Nội soi được làm tại bệnh viện hoặc phòng nội soi ngoại chẩn, trung bình kéo dài từ 30-60 phút và do bác sĩ chuyên ruột-bao tử thực hiện. Bệnh nhân được cho dùng liều thuốc an thần để giảm lo âu, khó chịu, do đó cần người lái xe đưa về sau khám nghiệm.

Trước khi làm nội soi, bệnh nhân được cho thuốc tẩy rửa ruột sạch sẽ để bác sĩ dễ quan sát. Đây là điểm mà nhiều người e ngại vì phải uống một lọ thuốc xổ cộng thêm cả lít nước để rồi tiêu chẩy soèn soẹt. Hiện nay có thuốc tẩy rửa dạng viên cho nên việc sửa soạn ít khó chịu hơn.

Một ngày trước thử nghiệm, bệnh nhân không ăn thực phẩm mà chỉ uống nước trong không bã.

Nếu thử nghiệm vào buổi sáng, không ăn uống gì sau nửa đêm. Nếu là buổi chiều thì uống thuốc tẩy xổ theo đúng hướng dẫn. Không nên uống aspirin hoặc thuốc chống viêm 5 ngày trước thử nghiệm để tránh nguy cơ xuất huyết.

Sau thử nghiệm, bệnh nhân cảm thấy tưng tức ở bụng, nhưng hết sau vài giờ. Dăm giờ sau thử nghiệm, bệnh nhân có thể ăn lại như thường lệ.

Mục đích của nội soi gồm có:

Đánh giá các u bướu, loét lở, thu hẹp lòng ruột già khi chụp hình Xquang ruột;

Chẩn đoán viêm ruột;

Tìm nguyên nhân gây ra tiêu chảy khi các thử nghiệm thông thường không thành công;

Tìm nguyên nhân xuất huyết đường tiêu hóa, đặc biệt trong bệnh thiếu máu do thiếu sắt;

Chẩn đoán ung thư ở người có thân nhân bị ung thư hoặc bướu thịt;

Cắt bỏ bướu thịt, chữa xuất huyết ruột hoặc lấy vật lạ trong ruột.

Nội soi được áp dụng khi có một trong các bất thường như thay đổi thói quen đại tiện, máu trong phẩn, đau bụng liên tục, người từ 50 tuổi trở lên.

Hội Ung Thư đề nghị những ai trên 50 tuổi nên làm nội soi ruột già mỗi 7-10 năm. Người có rủi ro ung thư ruột già cần thực hiện sàng lọc này gần hơn, tùy theo ý kiến của bác sĩ điều trị.

Bình thường, phương pháp rất an toàn, hãn hữu lắm mới có khó khăn như lủng ruột.

Nếu có u bướu, bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết (biopsy) để xác định tế bào ung thư, chụp x-quang xương, CT scan…rồi điều trị.

Mặc dù nội soi ruột là phương thức sàng lọc hữu hiệu, nhưng số người thực hiện cũng khá khiêm nhường. Lý do là nhiều người ngại đau, ngại phải uống thuốc tẩy sổ để làm sạch ruột và lý do quan trọng hơn là chi phí nội soi khá cao. Nếu bảo hiểm không đài thọ thì bệnh nhân phải bỏ tiền túi ra trang trải.

Với người trẻ hơn mà có các rủi ro như:

Đã có ung thư hoặc bướu thịt trong quá khứ;

Thân nhân bị ung thư hoặc bướu thịt ruột già;

Có bệnh loét ruột hoặc bệnh Crohn;

Tiêu thụ nhiều chất béo, ít chất xơ thì nên thực hiện cá phương pháp sàng lọc tìm kiếm ung thư ruột già.

6. Virtual Colonoscopy

Đây là phương pháp mới được giới thiệu năm 2008 để chụp hình hiện trạng thực sự của ruột với máy CT scan ( computerized tomography). Những hình ảnh này nom giống như khi nhìn trực tiếp ruột già. Virtual colonoscopy do bác sĩ quang tuyến thực hiện, Một loại gas được bơm vào để ruột già phồng lên rồi làm CT scan tìm polyp.

Nếu thấy có bất thường, bác sĩ sẽ làm nội soi ruột để quan sát rõ ràng hơn và nếu cần thì cắt bỏ. Chi phí cho phương pháp này cũng khá cao.