Xu Hướng 4/2024 # Ung Thư Buồng Trứng Có Chữa Khỏi Không? Có Phương Pháp Điều Trị Nào? # Top 4 Yêu Thích

Ung thư buồng trứng là bệnh lý phụ khoa phổ biến thứ ba ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Có thể biết nhiều về bệnh nhưng ung thư buồng trứng có chữa khỏi không vẫn là thắc mắc của nhiều chị em.

1. Nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư buồng trứng?

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư buồng trứng vẫn chưa được xác định chính xác nhưng tuổi tác, sử dụng liệu pháp thay thế hoóc môn, tiền sử gia đình có người mắc bệnh, thời gian rụng trứng nhiều… là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ung thư buồng trứng xảy ra khi có sự thay đổi bất thường trong cấu trúc gen dẫn đến sự tăng trưởng và phân chia mất kiểm soát của các tế bào tại buồng trứng hình thành nên các khối u ác tính. Tại việt Nam, ung thư buồng trứng là bệnh lý ác tính phụ khoa phổ biến thứ ba, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung với tỷ lệ mắc mới và tử vong ngày càng tăng.

1.1. Tuổi tác

Ung thư buồng trứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Ung thư buồng trứng phổ biến nhất ở nữ giới trên 50 tuổi. Yếu tố nguy cơ này xuất phát từ sự thay đổi hoóc môn sinh lý nữ ở giai đoạn mãn kinh dễ dẫn đến những biến đổi bất thường tại buồng trứng.

1.2. Thời gian rụng trứng nhiều

Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, những phụ nữ không sinh con, sinh con muộn, có kinh sớm và mãn kinh muộn có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn những người bình thường. Không những vậy, những phụ nữ không cho con bú cũng nằm trong nhóm nguy cơ này. Nguyên nhân này được giải thích là do nhóm phụ nữ này có thời gian rụng trứng dài dễ dẫn đến bề mặt của buồng trứng bị tổn thương và sai sót trong quá trình tái tạo tế bào.

1.3. Sử dụng liệu pháp thay thế hoóc môn

Liệu pháp thay thế hoóc môn thường được nữ giới sử dụng để bổ sung nội tiết tố trong thời kì suy giảm sinh lý để làm giảm các triệu chứng như lo âu, mệt mỏi, tóc gãy rụng… Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu, khảo sát tại Mỹ, Anh đã cho kết quả đáng buồn khi sử dụng liệu pháp này trên 5 năm có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng

1.4. Béo phì

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, nữ giới béo phì có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn 10% so với những người bình thường. Nguyên nhân xuất phát từ việc các mô mỡ thừa có khả năng tổng hợp estrogen cao – yếu tố nguy cơ làm tăng mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng.

1.5. Tiền sử gia đình có người mắc bệnh

Chưa có kết luận cụ thể nào về mối liên hệ ung thư buồng trứng ở nữ giới với các thành viên trong gia đình (mẹ, chị em gái). Tuy nhiên các nhà khoa học đã khẳng định rằng, nữ giới có mẹ hay chị em gái mắc ung thư buồng trứng, ung thư vú có nguy mắc cao hơn những người bình thường, đặc biệt là khi phát hiện bệnh sớm (trước 50 tuổi) và mang một trong hai gen đột biến BRCA1 và BRCA2.

1.6. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là hiện tượng lớp niêm mạc trong tử cung bong ra nhưng không được đưa ra ngoài mà bị đẩy ngược lại bên trong bàng quang, trực tràng và buồng trứng gây viêm nhiễm các vùng này. Khi buồng trứng bị viêm nhiễm và có sự xuất hiện của các loại vi khuẩn dễ dẫn đến sự biến đổi bất thường và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

2. Ung thư buồng trứng có chữa khỏi không? Có phương pháp điều trị nào?

2.1. Ung thư buồng trứng có chữa khỏi không?

Để khẳng định ung thư buồng trứng có chữa khỏi không còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như độ tuổi, mức độ đáp ứng điều trị bệnh, thể trạng bệnh nhân và đặc biệt là giai đoạn tiến triển bệnh. Phát hiện và điều trị bệnh càng sớm, cơ hội chữa khỏi cho bệnh nhân ung thư buồng trứng càng cao.

Nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn đầu của bệnh, khi khối u có kích thước nhỏ, mới phát triển ở bên trong một hay hai bên buồng trứng, cơ hội chữa (trong 5 năm) cho bệnh nhân là lớn nhất, cơ hội sống khoảng 85 – 94%.

Phát hiện bệnh ở giai đoạn II, khi khối u được tìm thấy cả ở hai bên buồng trứng và đã lan rộng đến cơ quan vùng xương chậu như tử cung, ống dẫn trứng, bàng quang, đại trực tràng… cơ hội sống cho bệnh nhân giảm còn khoảng 70%.

Phát hiện bệnh ở giai đoạn III, khi khối u phát triển với kích thước lớn, trên 2cm, đã lan đến các hạch bạch huyết và bắt đầu xuất hiện bên ngoài gan và lá lách, cơ hội sống cho bệnh nhân chỉ còn khoảng 39 – 59%.

Đến giai đoạn ung thư buồng trứng di căn, khối u phát triển với kích thước bất kì và lan rộng đến các cơ quan xa, bệnh nhân ung thư buồng trứng chỉ có khoảng 17% cơ hội sống.

2.2. Có những phương pháp điều trị ung thư buồng trứng nào?

Cũng giống như cơ sở để khẳng định ung thư buồng trứng có chữa khỏi không, lựa chọn phương pháp điều trị ung thư buồng trứng cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một số phương pháp điều trị bệnh phổ biến là:

Phẫu thuật: Là phương pháp được đánh giá có hiệu quả trong điều trị ung thư buồng trứng những giai đoạn đầu. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ một hoặc cả 2 bên buồng trứng kết hợp với loại bỏ một số cơ quan lân cận mà khối u di căn như tử cung, cổ tử cung, bàng quang…

Xạ trị: Sử dụng tia năng lượng cao như tia X hay hạt proton để tiêu diệt, làm nhỏ kích thước tế bào ung thư. Xạ trị có thể thực hiện trước, sau phẫu thuật ung thư buồng trứng như một phương pháp bổ trợ hoặc chỉ định riêng đối với trường hợp không đủ điều kiện phẫu thuật.

Hóa trị: sử dụng hóa chất gây độc tế bào ung thư để tiêu diệt các tế bào còn sót lại sau phẫu thuật, giảm nguy cơ tái phát bệnh ở mức thấp nhất.

Điều trị nhắm đích: là phương pháp dùng thuốc nhắm vào tế bào gây bệnh để tiêu diệt mà không gây hại tới các mô lành xung quanh.