Thịnh Hành 5/2024 # Ung Thư Xương Hàm Có Nguy Hiểm Không? 7 Triệu Chứng Nhận Biết # Top 8 Yêu Thích

1. Nguyên nhân nào dẫn đến ung thư xương hàm?

Ung thư xương hàm có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

– Nguyên nhân do răng: Sâu răng, răng bị vỡ, áp xe răng, nhiễm trùng chân răng là yếu tố hình thành nên ung thư xương hàm, làm cơ hàm có biểu hiện đau.

– Sự tăng trưởng xương nhanh chóng của răng số 8 trong thời kỳ vị thành niên cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư xương hàm. Ung thư xương hàm do răng số 8 có thể phá hủy toàn bộ cấu trúc xương của bộ mặt.

– Do rượu, thuốc lá: Những người lạm dụng chất kích thích, rượu bia nhiều có nguy cơ mắc ung thư hàm cao hơn.

– Tuổi tác: Tuổi càng cao, sức đề kháng của cơ thể ngày càng suy giảm và không còn khả năng chống lại bệnh tật, tế bào ung thư xâm nhập vào cơ thể.

– Chế độ ăn uống: Chế độ ăn không đủ dinh dưỡng, ít canxi là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư hàm.

– Do virut HPV – Human Papillomavirus: Đây là loại virus lây nhiễm qua đường tình dục, cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư.

– Do bệnh lý: Một số bệnh lý có thể dẫn tới ung thư hàm là bệnh bạch sản, bệnh erythroplakia.

2. Triệu chứng ung thư xương hàm là gì?

Ung thư xương hàm gây nên tình trạng đau nhức, khó khăn khi ăn uống dẫn tới người bệnh dễ bị suy nhược cơ thể. Trẻ em và người lớn đều có nguy cơ mắc bệnh. Bạn có thể dễ dàng nhận biết các dấu hiệu của bệnh như sau:

– Đau hàm: Người bệnh khó khăn khi nhai thức ăn, đau nhức chân răng, cơn đau dai dẳng và gây khó chịu về đêm. Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh, cơn đau tăng dần theo giai đoạn phát triển của khối u ung thư. Đau hàm có thể lan xuống cổ hoặc các cơ trên mặt nếu khối u chèn lên dây thần kinh.

– Khối u: Bạn có thể quan sát thấy các khối u ở chân răng, nướu răng. Các khối u có thể lây lan ở viền hàm dưới làm tăng các cơn đau răng. Khi sờ vào vùng mô có khối u sẽ thấy mềm hơn các vùng khác.

– Sưng hàm: Hàm bị sưng, biến dạng hàm. Nếu khối u phát triển ngoài xương hàm thì người bệnh sẽ sưng cả mặt, sưng một bên má.

– Răng bị lung lay: Khi khối u phát triển, nướu dần bị phá hủy không thể giữ chặt răng, chân răng dần yếu đi và lung lay.

– Cơ mặt bị sưng: Nếu khối u phát triển và lan ra bên ngoài xương hàm, người bệnh có thể bị sưng cơ mặt.

– Cơ hàm tê cứng, ngứa ran: Người bệnh thường bị ngứa ran như kim châm vùng dọc viền hàm. Đây là phản ứng xảy ra khi khối u ung thư đè lên các dây thần kinh cảm giác trong miệng.

– Sưng hạch bạch huyết: Khi khối u lan rộng ra, bạn sẽ thấy xuất hiện các hạch bạch huyết bên dưới xương hàm, ở vùng cổ. Khi tế bào ung thư phát triển, nhân rộng, các hạch bạch huyết cũng theo đó mà mở rộng hơn.

Đa phần các bệnh nhân mắc bệnh này đều không cảm thấy dấu hiệu gì rõ ràng. Một số người bệnh chỉ cảm thấy triệu chứng đau răng nên rất khó phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Điều này dẫn đến tâm lý chủ quan, không thăm khám bệnh kịp thời, chỉ tới khi răng bị xô lệch, các cơn đau nhức dữ dội mới đi khám thì bệnh đã phát triển ở giai đoạn cuối.

3. Ung thư xương hàm có nguy hiểm không?

Ung thư xương hàm là một trong những bệnh ung thư xương nguy hiểm. Bệnh di căn rất nhanh, tốc độ di căn nhanh gấp 3 – 4 ần các loại ung thư khác. Bệnh ung thư này sẽ hình thành các khối u ác tính dần dần tiêu diệt các tế bào sống xung quanh. Tiên lượng sống của người bệnh tuy theo từng giai đoạn như sau:

– Giai đoạn đầu: Tiên lượng sống của người bệnh trên 5 năm với tỷ lệ khoảng 80%. Ở giai đoạn này, khối u chỉ hình thành ở quai hàm và chưa lan sang các mô xung quanh.

– Giai đoạn 2: Khối u đã phát triển với kích thước lớn nhưng chưa ảnh hưởng tới hạch bạch huyết. Tỷ lệ sống còn lại của người bệnh là khoảng 70% trong 5 năm.

– Giai đoạn 3: Khối u ung thư xâm chiếm hạch bạch huyết gây biến dạng mặt. Người bệnh lúc này chỉ còn tiên lượng sống dưới 5 năm với tỷ lệ 60%.

– Giai đoạn cuối: Bệnh đã di căn sang nhiều bộ phận khác trên cơ thể, các phương pháp điều trị lúc này đa phần không có tác dụng. Tiên lượng sống của người bệnh tối đa còn 5 năm.

4. Một số phương pháp điều trị ung thư xương hàm

Khi bạn phát hiện các dấu hiệu của bệnh nêu trên, bạn nên đi tầm soát ung thư xương hàm sớm để can thiệp điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện chụp X-quang hoặc chụp CT 3D để xác định vị trí khối u ung thư. Sau đó, xét nghiệm sinh thiết được thực hiện để xác định khối u lành tính hay ác tính.

Với các khối u lành tính, u nang, bác sĩ sẽ chỉ cần theo dõi và thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u. Với các khối u ác tính đã gây biến dạng hàm, một số phẫu thuật chỉnh hình cũng sẽ được áp dụng.

Phương pháp xạ trị, hóa trị ung thư có thể được sử dụng kết hợp trước và sau khi phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u và loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư sau khi phẫu thuật.

5. Phòng tránh bệnh ung thư xương hàm hiệu quả

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

– Thường xuyên đi khám răng miệng định kỳ để phát hiện các dấu hiệu bất thường.

– Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia.

– Không nhai trầu.

– Tránh lây lan vi khuẩn HPV bằng cách hạn chế quan hệ tình dục bằng miệng.

– Bổ sung vitamin A, C, E trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày; ăn nhiều trái cây và rau xanh.

Hi vọng các kiến thức về bệnh ung thư xương hàm nêu trên sẽ giúp người bệnh sớm phát hiện và can thiệp điều trị bệnh kịp thời. Với công nghệ y học phát triển hiện đại, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm và giữ tinh thần lạc quan để điều trị bệnh.