Xu Hướng 5/2024 # Cách Điều Trị Ung Thư Buồng Trứng # Top 5 Yêu Thích

Hiện nay, cách điều trị ung thư buồng trứng chủ yếu là phẫu thuật và hóa trị. Xạ trị hầu như có vai trò rất nhỏ và chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết. Nếu chữa trị kịp thời, đúng phương pháp sẽ giúp làm tăng cơ hội chữa khỏi bệnh.

1. Ung thư buồng trứng là gì?

Ung thư buồng trứng là khối u ác tính, xuất phát từ buồng trứng và thường di căn xa từ rất sớm.

Ung thư buồng trứng thường gặp ở những phụ nữ lớn tuổi nhưng đôi khi cũng thấy xuất hiện ở phụ nữ trẻ. Bệnh cũng hay xuất hiện ở những người có tiền sử gia đình (chị, em gái hoặc mẹ) mắc các bệnh ung thư như ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, ung thư đại trực tràng.

Ung thư buồng trứng thường không có các biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu. Chỉ khi thấy các dấu hiệu cụ thể thì bệnh đã tới giai đoạn nặng. Các triệu chứng có thể gặp là:

Khó chịu hoặc đau ở vùng bụng nói chung (ậm ạch, khó tiêu, căng trướng bụng…).

Buồn nôn, tiêu chảy, táo bón hoặc đi tiểu thường xuyên.

Thường xuyên có cảm giác đầy bụng, ăn kém, tăng hoặc giảm cân không rõ lý do.

Chảy máu âm đạo bất thường.

Khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư buồng trứng, người bệnh cần tới ngay các bệnh viện để kiểm tra nhằm chẩn đoán chính xác bệnh.

2. Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư buồng trứng

2.1. Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư CA 125

Đây là một loại kháng nguyên được tìm thấy trên bề mặt của các tế bào ung thư buồng trứng và một số mô khỏe mạnh. Có tới 80% phụ nữ mắc ung thư buồng trứng có CA 125 tăng cao. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp CA 125 tăng ở các bệnh lý khác nên để chẩn đoán chính xác ung thư buồng trứng cần phải làm thêm các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh khác.

2.2. Kiểm tra khung chậu

Bác sĩ sẽ kiểm tra phần tiếp xúc bên ngoài của các bộ phận sinh dục và buồng trứng để xem có những thay đổi bất thường nào không.

Nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư buồng trứng, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác để đánh giá giai đoạn bệnh như:

2.3. Siêu âm vùng bụng

Giúp chẩn đoán kết cấu, kích thước của buồng trứng và khối u nếu có.

Chụp CT và MRI: Giúp đánh giá mức độ khối u hoặc tìm dấu hiệu bệnh ở các khu vực khác trên cơ thể.

2.4. Chụp X-quang

Phương pháp này giúp quan sát toàn bộ bên trong cơ thể có bị ảnh hưởng hay không.

Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư buồng trứng nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Không phải người bệnh nào cũng được chỉ định làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh giống nhau. Vì thế người bệnh nên tới bệnh viện có khoa Ung bướu để bác sĩ thăm khám và đưa ra chỉ định xét nghiệm chẩn đoán bệnh cụ thể.

3. Cách điều trị ung thư buồng trứng

3.1. Phẫu thuật

Sau khi ung thư được xác nhận, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ càng nhiều khối u càng tốt.

Thông thường việc loại bỏ bao nhiêu khối u trong phẫu thuật tùy thuộc vào mức độ ung thư đã lan rộng. Trong một số trường hợp, buồng trứng, tử cung, cổ tử cung hoặc ống dẫn trứng có thể cần phải được loại bỏ. Hoặc các mô khác thường được loại bỏ bao gồm các hạch bạch huyết, màng nối (đây là một màng chất béo bao phủ ruột) và tất cả các bệnh ung thư. Nhưng nếu phẫu thuật được chỉ định cho người bệnh đang ở giai đoạn đầu hoặc họ muốn có con, bác sĩ có thể không loại bỏ tất cả các cơ quan sinh sản của họ.

Bệnh nhân có thể cần hóa trị để loại bỏ bất kỳ tế bào ung thư nào vẫn còn sót lại trong cơ thể sau khi phẫu thuật. Thông thường người bệnh sẽ được nhận những loại thuốc mạnh thông qua tĩnh mạch IV. Nhưng đôi khi thuốc sẽ có tác dụng tốt hơn (đối với bệnh ung thư buồng trứng) nếu được tiêm vào bụng . Điều này cho phép thuốc tiếp xúc trực tiếp với bộ phận cơ thể bị ung thư và có khả năng lây lan cao nhất.

3.3. Xạ trị

Liệu pháp này sử dụng những tia X năng lượng cao để giúp tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại ở vùng xương chậu. Thông thường bức xạ được trao cho bệnh nhân giống như chụp X-quang thông thường. Bên cạnh đó xạ trị có thể được sử dụng nếu ung thư đã quay trở lại sau khi điều trị hoặc giúp kiểm soát các triệu chứng như đau.

3.4. Liệu pháp điều trị trúng đích

Những phương pháp điều trị này sử dụng các loại thuốc mới hơn để tìm kiếm và tấn công các tế bào ung thư và giảm tổn hại mức thấp nhất cho các tế bào bình thường xung quanh. Những loại thuốc này đều hoạt động theo những cách khác nhau, nhưng chúng có thể ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển, phân chia hoặc tự sửa chữa. Thông thường các loại thuốc này được dùng bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

3.5. Liệu pháp hormon

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng hormone hoặc thuốc kháng hormone. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, liệu pháp này thường được sử dụng để điều trị u mô đệm, chứ không phải ung thư biểu mô.

Các thử nghiệm lâm sàng. Hiện nay các bác sĩ luôn tiến hành các nghiên cứu để xem xét kỹ hơn các phương pháp điều trị và phẫu thuật mới. Bằng cách tham gia vào các thử nghiệm này, người bệnh có thể nhận được các phương pháp điều trị mới và hiện đại (hiện chưa có sẵn). Đôi khi những phương pháp này có thể không phù hợp với tất cả bệnh nhân. Nhưng nếu bệnh nhân tìm thấy một thử nghiệm lâm sàng phù hợp với họ, hãy hỏi bác sĩ làm thế nào để có thể tìm hiểu thêm thông tin về chúng.

4. Người bệnh ung thư buồng trứng nên ăn gì để hỗ trợ điều trị?

Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với bệnh nhân ung thư nói chung, ung thư buồng trứng nói riêng. Mặc dù chế độ ăn uống lành mạnh không thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh, nhưng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp chiến đấu với ung thư.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh ung thư buồng trứng nên tuân theo chế độ ăn uống chủ yếu là thực vật và bao gồm trái cây, rau, các loại đậu, ngũ cốc, protein nạc và chất béo lành mạnh.

Đối với rau xanh và trái cây, người bệnh nên ăn các thực phẩm có màu sắc đa dạng như xanh, đỏ, cam, vàng, tím, vv… để thu được nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa như bông cải xanh, cải xoăn, rau lá sẫm chứa flavonoids, chất chống oxy hóa, và folate, vitamin B.

Gừng cũng giúp phòng chống bệnh ung thư buồng trứng và giúp giảm buồn nôn trong quá trình hỗ trợ điều trị.

Lưu ý khi chế biến thức ăn cho người bệnh ung thư buồng trứng cần hấp, luộc, hạn chế đồ chiên, xào, nướng. Đối với thịt , gia cầm, cá, tránh chế biến ở nhiệt độ cao, chẳng hạn như chiên, nướng. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các hợp chất gây ung thư, được gọi là các amin dị vòng hoặc HCAs hình thành khi chế biến ở nhiệt độ cao.

Ngoài ra, người bệnh nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, 2-3 giờ ăn một lần thay vì 3 bữa chính.

Bên cạnh đó người bệnh ung thư buồng trứng nên sử dụng sản phẩm GENK STF có chứa hoạt chất Fucoidan sulfate hóa cao giúp nâng cao thể trạng, giảm tác dụng phụ của hóa trị, kéo dài thời gian sống.

Để tìm hiểu thêm về bệnh cũng như cách điều trị ung thư buồng trứng, giải pháp phòng ngừa bệnh, hãy liên hệ chuyên gia tư vấn qua tổng đài 18006808 hoặc hotline 0962686808.