Phổ Biến 4/2024 # Triệu Chứng Và Phương Pháp Điều Trị Ung Thư Gan # Top 6 Yêu Thích

Ung thư gan là loại bệnh ung thư trong đó các tế bào ác tính (ung thư) phát sinh từ các mô trong gan, điều trị ung thư gan ở giai đoạn sớm thì cơ hội sống cho nhiều người bệnh ung thư gan càng cao.

1. Ung thư gan là gì?

Ung thư gan nguyên phát là loại bệnh ung thư trong đó các tế bào ác tính (ung thư) phát sinh từ các mô trong gan. Ung thư gan thứ phát là bệnh ung thư bắt nguồn từ các cơ quan khác trong cơ thể sau đó di căn đến gan.

Nguyên nhân ung thư gan vẫn chưa được xác định rõ, nhưng 1 số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: nhiễm virus viêm gan B, C; xơ gan; uống rượu nhiều, gan nhiễm mỡ, tiểu đường, phơi nhiễm với các hóa chất, vv…

2. Triệu chứng ung thư gan

Ung thư gan thường không có biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn đầu. Các dấu hiệu như vàng da, vàng mắt, đau bụng, buồn nôn, chán ăn… đều dễ khiến người bệnh chủ quan, nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác ở gan.

Có khối u ở bụng, đau hoặc sưng bụng: khi phát hiện ra u nhú, cảm thấy đau hoặc sưng ở phía bên phải bụng dưới xương sườn… bạn nên đi khám ngay. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư gan.

Buồn nôn và nôn: bệnh nhân ung thư gan thường gặp tình trạng buồn nôn và nôn do suy giảm chức năng gan.

Vàng da, ngứa, nước tiểu sẫm màu: khi mắc ung thư gan, người bệnh có thể cảm thấy ngứa, da và mắt chuyển sang màu vàng, nước tiểu tối màu hơn. Sự thay đổi này là do nồng độ bilirubin trong máu cao.

Mệt mỏi, giảm cân đột ngột: mệt mỏi, giảm cân bất thường là các triệu chứng có thể xảy ra sau khi tế bào ung thư gan phát triển và xâm lấn.

Các biểu hiện trên cũng có thể gây ra bởi các bệnh lý khác không phải ung thư gan. Tuy nhiên, khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, bạn nên đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân và được điều trị kịp thời.

3. Các giai đoạn ung thư gan

Ung thư gan giai đoạn đầu: Khối u nhỏ, chưa xâm lấn các mô lân cận. Ở giai đoạn này, bệnh nhân hoàn toàn có thể chữa được bằng phẫu thuật. Tỉ lệ sống sau 5 năm là 30,5%.

Ung thư gan giai đoạn 2: Khối u bắt đầu xâm lấn, nhưng dưới 3cm, giai đoạn này phẫu thuật kết hợp với hóa trị có thể mang đến hiệu quả tốt nhất.

Ung thư gan giai đoạn 3: Xuất hiện nhiều khối u lớn hơn 5cm, và ung thư đã lan tới các mạch máu lớn, túi mật hoặc hạch bạch huyết. Giai đoạn này sẽ có xơ cứng gan.

Ung thư gan giai đoạn cuối: Giai đoạn này của bệnh ung thư gan đã lan đến xương và phổi hoặc cơ quan quan trọng khác.

4. Chẩn đoán ung thư gan

Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư gan bao gồm:

Xét nghiệm máu: Gan là cơ quan có vai trò lọc máu trong cơ thể. Bởi vậy, xét nghiệm máu có thể phát hiện sự bất thường của chức năng gan.

Kiểm tra hình ảnh: Bệnh nhân có thể được đề nghị làm các thủ tục kiểm tra hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT scan) và chụp cộng hưởng từ (MRI). Các thủ tục này giúp bác sĩ quan sát được gan và các dấu hiệu bất thường trong gan thông qua hình ảnh để chẩn đoán bệnh.

Sinh thiết: Trong thủ tục sinh thiết, một mẫu mô gan sẽ được lấy ra bằng cách đưa một kim nhỏ qua da và vào gan và kiểm tra dưới kính hiển vi. Sinh thiết có thể đưa ra kết luận cuối cùng về ung thư gan.

Khi đã chẩn đoán bệnh ung thư gan, bác sĩ cần thực hiện một số phương pháp khác để xác định mức độ (giai đoạn) của ung thư gan, để xác định kích thước và vị trí của ung thư, cũng như mức độ lan rộng của nó. Các phương pháp giúp xác định giai đoạn ung thư gan bao gồm chụp CT, MRI và chụp xương.

5. Cách điều trị ung thư gan

Các phương pháp điều trị ung thư gan phụ thuộc vào nhiều yếu tố: bao nhiêu phần gan bị ung thư, mức độ lan rộng, sức khỏe tổng thể… Những phương pháp điều trị chính là phẫu thuật, cắt bỏ nhiệt, tiêm ethanol qua da, và xạ trị.

Phẫu thuật: là việc loại bỏ các khối u và một số mô lành xung quanh. Phẫu thuật là phương pháp mang lại cơ hội thành công cao nhất, đặc biệt đối với khối u nhỏ hơn 5cm.

Đốt nhiệt: sử dụng nhiệt để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này được thực hiện qua nội soi ổ bụng, hoặc trong quá trình phẫu thuật.

Tiêm ethanol qua da: là phương pháp dùng rượu tiêm trực tiếp vào khối u gan để tiêu diệt khối u.

Xạ trị: sử dụng năng lượng cao X-quang để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Hóa trị: sử dụng thuốc tiêm vào động mạch gan, để tiêu diệt tế bào ung thư.

Liệu pháp nhắm mục tiêu: là một điều trị nhắm tới gen cụ thể của tế bào ung thư, protein, hoặc môi trường mô, góp phần cho sự phát triển và sống còn của tế bào ung thư.

Liệu pháp miễn dịch: còn gọi là liệu pháp sinh học, nhằm mục đích tăng cường phòng thủ tự nhiên của cơ thể để chống lại bệnh ung thư.

6. Ung thư gan nên kiêng thực phẩm gì?

Bệnh nhân ung thư gan có thể gặp rất nhiều các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn ói… Vì vậy, trong chế độ ăn hàng ngày, người bệnh cần chú ý giảm một số loại thực phẩm được cho là không tốt cho sức khỏe

Thực phẩm có hàm lượng protein quá cao

Ở bệnh nhân ung thư gan, chức năng gan bị suy giảm và các protein có thể sẽ không được xử lý đúng cách. Ăn quá nhiều đạm có thể góp phần tích tụ chất thải độc hại trong gan và cơ thể của bạn khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về hàm lượng protein hợp lý trong khẩu phần ăn để lựa chọn cho mình chế độ dinh dưỡng tốt nhất.

Các loại thực phẩm giàu chất béo

Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo có thể làm tăng áp lực gan vốn đang hoạt động không tốt. Để giảm lượng chất béo, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm như bánh quy, bánh nướng, khoai tây chiên, đồ ăn sẵn…

Các loại thực phẩm chế biến mặn

Bệnh nhân ung thư gan cần tránh ăn mặn để ảnh hưởng sức khỏe

Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều muối có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Các chuyên gia cho biết, muối có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng sưng và tích tụ dịch trong gan.

Muối có nhiều trong các loại thực phẩm chế biến sẵn, cá muối, thịt muối…

Thực tế, bệnh nhân ung thư gan nên kiêng ăn gì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như phương pháp điều trị ung thư gan… Để tìm cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến tư vấn trực tiếp của bác sĩ điều trị.