Đề Xuất 5/2024 # Bệnh Bạch Cầu Cấp Dòng Lympho L1 L2 L3 Sống Được Bao Lâu # Top 2 Yêu Thích

Bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho là căn bệnh nan y khá phổ biến trên thế giới. Trong những năm gần đây bệnh lý này đang có xu hướng tăng nhanh về số lượng cũng như trẻ hóa độ tuổi người mắc bệnh. Cùng Blog Docco tìm hiểu thêm về căn bệnh này thông qua bài viết sau đây.

1. Bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho tiến triển như thế nào?

Bệnh bạch cầu dòng lympho còn được biết đến với tên gọi ung thư xương và máu. Bệnh lý này cũng được chia thành hai loại với hai cấp bậc nhẹ và nặng khác nhau bao gồm: bệnh bạch cầu mãn tính và cấp tính. Trong những năm gần đây bệnh lý này ngày càng phổ biến trở thành nỗi lo lắng của rất nhiều người.

Bạch cầu cấp dòng lympho có tốc độ phát triển nhanh chóng, các biểu hiện của bệnh không rõ ràng và đột ngột. Bệnh gây các ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của các tế bào máu trong cơ thể. Cụ thể hơn các tế bào lympho T hoặc lympho B sẽ bị ảnh hưởng nếu người bệnh mắc phải bạch cầu cấp dòng lympho.

Cơ chế phát triển hình thành bệnh bạch cầu chính là tình trạng số lượng các tế bào bạch cầu trong máu tăng lên nhanh chóng tạo ra các ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể. Bạch cầu cấp dòng tủy sẽ có sự phát triển nhanh hơn so với bạch cầu cấp dòng máu. Tủy xương có vai trò quan trọng đối với xương.

Tủy là nơi hình thành và phát triển các tế bào máu sau đó di chuyển vào trong máu. Các tế bào bạch cầu trong máu có tác dụng giúp cơ thể đề kháng chống lại tác nhân khách quan xâm nhập. Khi các tế bào tạo máu trong cơ thể phát triển quá nhanh hay bất thường sẽ dẫn đến ung thư bạch cầu cấp. Sau đó các tế bào ung thư sẽ đi từ tủy chuyển sang máu khiến lượng bạch cầu tăng lên gây ra bệnh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư bạch cầu cấp dòng Lympho. Tùy thuộc vào mức độ phát triển của từng đối tượng người bệnh cũng như loại tế bào máu mà người ta phân ra các cấp độ của bệnh. Bạch cầu cấp dòng Lympho được chia thành các dòng theo mức độ nặng nhẹ. Có ba cấp độ của bệnh bao gồm: Bạch cầu cấp dòng Lympho L1, L2 và L3.

2.1. Bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho L1

Bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho L1 cũng sinh ra do nguyên nhân các tế bào bạch cầu trong máu tăng trưởng bất thường. Lympho L1 là thể có tỷ lệ mắc cao nhất của bệnh bạch cầu cấp ở dạng Lympho. Ở dạng 1 các tế bào bạch cầu trong máu tương đối đồng nhất, có tới hơn 75% tế bào nguyên sinh chất hẹp và nhỏ.

Đối với bạch cầu cấp dòng Lympho L1 các nhiễm sắc thể có hình dạng nhân đều và phân tán đều. Ở dòng L1 các đối tượng mắc bệnh thường là trẻ em nhiều hơn với đối tượng người trưởng thành. Có tới 85% người mắc chứng bạch cầu cấp dòng Lympho L1 là trẻ em từ 12 tuổi trở xuống. Và 25% đến 30% là các bệnh nhân ở độ tuổi trưởng thành.

2.2. Bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho L2

Đối với bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho L2 các tế bào thường phức tạp và không có tính thống nhất với nhau. Kích thước cũng như hình dạng nhân và nhiễm sắc thể cũng có sự phức tạp. Ngược lại với thể L1 thể L2 thường gặp ở các đối tượng người lớn hơn là trẻ em. Có tới hơn 70% trường hợp đối tượng mắc bệnh là người trưởng thành, với trẻ em chỉ chiếm khoảng 14%.

2.3. Bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho L3

Bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho L3 không quá phổ biến như dòng Lympho L1 và Lympho L2. Dòng Lympho L3 chỉ chiếm 5% trong tổng số 100% người mắc bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho. Đối với dòng này các tế bào sẽ có nhân lớn, một số tế bào chất kiềm thường không có bào.

Bạch cầu cấp dòng Lympho có thể xác định bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều trường hợp mắc bệnh mà không thể đưa nguyên nhân. Thông thường, dựa vào các tổn thương của gen trong tế bào máu. Cụ thể bệnh bạch cầu dòng Lympho có thể gây ra do các nguyên nhân:

3.1. Đã từng điều trị ung thư với hóa trị và xạ trị

Các đối tượng thường xuyên phải trải qua các liệu trình xạ trị, hóa trị trong thời gian dài để điều trị các căn bệnh khác cũng có thể mắc phải ung thư máu. Trong quá trình này các hóa chất tác động trực tiếp lên cơ thể khiến các tế bào bạch cầu sản sinh ra nhiều hơn nhằm bảo vệ cơ thể.

” Ung thư máu có di truyền hay không, sống bao lâu? ” là câu hỏi của rất nhiều người bệnh và thân nhân. Các đối tượng được chẩn đoán mắc chứng rối loạn di truyền cũng dễ mắc phải tình trạng bệnh lý bạch cầu cấp dòng lympho. Rối loạn di truyền từ mẹ sang con hoặc từ bố sang con thường làm ảnh hưởng đến các gen trong tế bào máu khiến chúng dễ tổn thương và hoạt động bất thường hơn.

Tuổi tác cũng là một trong những yếu tố tác động và là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư máu và xương. Nhất là đối với các dòng Lympho L1 và L2, đối với dòng L1 đối tượng có tuổi càng nhỏ càng dễ mắc bệnh. Đối với dòng L2 đối tượng người trưởng thành lại dễ mắc phải bệnh lý này hơn. Bạch cầu cấp Lympho phổ biến ở đối tượng trẻ em dưới 15 tuổi hơn.

Yếu tố giới tính thường tác động nhỏ đến bệnh ung thư máu tuy nhiên cũng có thể nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Các bé giới tính nam thường dễ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các bé gái. Tình trạng bệnh ở nam giới cũng nguy hiểm và dễ dẫn đến các chuyển biến xấu nhất.

4.1. Triệu chứng thiếu máu

Với các bệnh nhân mắc phải bạch cầu cấp dòng lympho biểu hiện thường thấy nhất chính là tình trạng thiếu máu, đây cũng là dấu hiệu, biểu hiện của bệnh ung thư máu. Tủy không thể đảm nhận được chức năng sản sinh ra máu nuôi cơ thể cũng như máu kém chất lượng dẫn đến tình trạng thiếu máu. Người bệnh thường có các triệu chứng như cơ thể xanh xao, thường xuyên mệt mỏi, suy nhược cơ thể nhiều trường hợp còn cảm thấy khó thở.

4.2. Biểu hiện giảm bạch cầu

Bạch cầu có nhiệm vụ tăng sức đề kháng và chống các vi khuẩn xâm nhập vào máu. Ung thư máu và xương có thể khiến lượng bạch cầu trong cơ thể suy giảm hoặc tăng nhanh cao bất thường. Tình trạng này dẫn đến giảm số lượng bạch cầu ở máu ngoại vi gây nên nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.

Lượng bạch cầu giảm các tế bào máu không còn khả năng chống đỡ dẫn đến nhiễm trùng máu, nhiễm trùng các bộ phận trên cơ thể, sốt,… Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân ung thư máu thường có các dấu hiệu nhiễm trùng các vi khuẩn từ trong môi trường.

4.3. Dấu hiệu lượng tiêu cầu giảm

Bệnh nhân ung thư máu và xương cũng có thể gặp các triệu chứng xuất huyết. Điều này gây ra do lượng tiểu cầu suy giảm khiến khả năng cầm máu không còn hiệu quả. Không chỉ với các vết thương nặng ngay cả các vết thương nhẹ cũng có thể gây nên chảy máu. Đôi khi còn là tình trạng xuất huyết dưới da với các mảng bầm tím không rõ nguyên nhân hoặc chảy máu mũi và chân răng. Nguy hiểm hơn người bệnh còn có thể bị xuất huyết nội tạng.

4.4. Các triệu chứng toàn thân

Ngoài các triệu chứng trên người bệnh còn có thể gặp các dấu hiệu bất thường do quá trình phát triển của các tế bào ung thư máu. Thường gặp nhất chính là tình trạng các cơ quan nội tạng trong cơ thể phình to hơn. Nhiều trường hợp còn có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương dẫn đến kích thích màng não.

Với các triệu chứng cụ thể như các tế bào gan, lá lách, hệ bạch huyết,… sưng to. Cùng các biểu hiện đổ mồ hôi nhiều trong đêm, đau đầu, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, chán nản, sụt cân một cách trầm trọng, mất vị giác gây chán ăn, chảy máu mũi, xuất hiện các ban đỏ dưới da,…

Người bình thường khi phát hiện ra mình có bất cứ dấu hiệu bất thường nào mà Blog Docco đã cung cấp bên trên nên đi kiểm ra máu ngay lập tức tại hệ thống bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec và bệnh viện trung ương uy tín. Tại một số trường hợp bệnh bạch cầu cấp có thể nhận biết qua việc kiểm tra tế bào máu ngoại vi. Nhờ vào việc quan sát số lượng hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu trong cơ thể qua việc thực hiện khám tổng quát sức khỏe định kỳ mỗi năm.

5.2. Xét nghiệm máu và tủy xương

Đối với xét nghiệm này các bác sĩ sẽ lấy một lượng nhỏ mô tủy bằng cách chọc hút lấy dịch lỏng. Sau quá trình phân tích kiểm tra người ta có thể các định trong tủy có các tế bào ung thư hay không. Đây chính là xét nghiệm, khám chuyên khoa ung thư máu cho kết quả chính xác nhất, xác định người bệnh có mắc phải ung thư máu hay không.

Đối với xét nghiệm này các bác sĩ sẽ thông qua việc tìm các bất thường trong Gen và nhiễm sắc thể ADN để xác định bệnh. Người mắc bệnh ung thư máu thường có gen và nhiễm sắc thể bất thường, nhất là ở các đối tượng mắc bệnh bạch cầu ác tính.

5.4. Xét nghiệm dịch tủy sống

Với xét nghiệm dịch tủy sống bác sĩ sẽ dùng dịch lỏng được hút ra từ cột sống của người bệnh để tiến hành phân tích. Thí nghiệm chọc dò tủy sống sẽ thu thập dịch não tủy từ vùng cột sống bằng cách đâm tại vùng thắt lưng ở đốt sống và vùng não tủy. Sau đó mẫu tủy sống sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để xem mức độ phát triển và lây lan của ung thư bạch cầu.

Đối với các xét nghiệm ung thư bạch cầu bằng hình ảnh sẽ được tiến hành dựa trên các hình ảnh: Chụp cắt lớp vi tính (CT); Chụp MRI đầu và / hoặc tủy sống (Magnetic Resonance Imaging (MRI) Scan); Siêu âm sóng âm thanh năng lượng cao; Siêu âm tim bằng cách dội sóng âm thanh.

5.6. Quy trình chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho

Quy trình chẩn đoán được thực hiện như sau: Đầu tiên người bệnh sẽ được khám tổng quát sau đó lấy máu kiểm tra hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Sau đó tiến hành kiểm tra phân tích máu nhằm tìm ra các thay đổi trong tế bào máu. Thực hiện lấy máu ở tủy xương thông qua gây mê và rút tủy xương tại đốt sống vùng hông. Cuối cùng tiến hành các kiểm tra phân tích và kết luận có mắc bệnh ung thư bạch cầu hay không?

Bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho sống được bao lâu là câu hỏi của rất nhiều người. Ung thư bạch cầu được chia thành 2 thể mãn tính và cấp tính với thời gian sống của bệnh nhân chênh lệch rõ ràng. Đối với người mắc bạch cầu cấp dòng Lympho mạn tính ở các tế bào B thì thời gian sống có thể lên đến 10 tới 20 năm. Còn đối với bệnh nhân mắc bạch cầu cấp dòng Lympho mạn tính ở các tế bào T thì tuổi thọ thường ngắn hạn.

Đối với các trường hợp mắc bệnh bạch cầu lympho cấp tính thời gian sống thường rất ngắn chỉ khoảng hơn 4 tháng. Đối tượng trẻ em thường có thời gian sống cao hơn cũng như tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao hơn (80%). Với các đối tượng người trưởng thành thời gian và cơ hội điều trị khỏi bệnh sẽ thấp hơn thường chỉ chiếm 40%.

Tuy nhiên các số liệu trên chỉ mang tính tương tối. Người bệnh bạch cầu cấp vẫn có thể kéo dài sự sống nhờ các phương pháp chăm sóc sức khỏe khoa học. Ngoài ra việc phát hiện sớm tình trạng bệnh thông qua đăng ký tầm soát ung thư máu tăng tỷ lệ sống sót cao hơn.

7. Cách điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho

Việc phát hiện và điều trị khỏi bạch cầu cấp dòng Lympho là vô cùng khó khăn. Khi bệnh đã chuyển biến nặng thành ung thư máu, ung thư tủy xương thì rất khó để người bệnh có khả năng sống sót. Chính vì vậy bạn nên sử dụng các dịch vụ tầm soát ung thư tiên tiến nói chung để bảo vệ mình cũng như người thân trong gia đình.

7.1. Lựa chọn điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho

Tùy thuộc vào đối tượng mắc bệnh, tình trạng bệnh lý và điều kiện kinh tế mà bệnh nhân mắc ung thư bạch cầu có thể chọn các phương pháp điều trị khác nhau. Thông thường với các đối tượng trẻ em sẽ được hóa trị/xạ trị và ghép tế bào gốc. Với người trưởng thành thường chọn liệu pháp nhắm mục tiêu. Thông thường các gia đình sẽ lựa chọn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bảo hiểm ưu đãi để tiết kiệm chi phí.

7.2. Các giai đoạn điều trị

Điều trị tấn công thuyên giảm là giai đoạn các tế bào ung thư bạch cầu sẽ được đẩy lùi. Các tế bào bình thường, khỏe mạnh trong cơ thể sẽ được phục hồi và hoạt động bình thường. Điều trị sau thuyên giảm chính là giai đoạn tiêu diệt các tế đến mức tối đa các tế bào ác tính. Phục hồi các tế bào bình thường nhằm đẩy lùi bệnh hoàn toàn. Bệnh nhân có thể tái phát bệnh nếu không được điều trị triệt để tại giai đoạn này.

Phương pháp điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho bằng cách hóa trị sẽ dùng thuốc được tiêm vào tĩnh mạch nhằm ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Hóa trị có thể loại bỏ các bào cũng như ngăn chặn các tế bào ung thư phân chia.

Phương pháp điều trị ung thư bạch cầu, xạ trị sẽ sử dụng tia năng lượng X hoặc các tia phóng xạ khác để loại bỏ các tế bào ung thư. Trong một số trường hợp xạ trị không thể tiêu diệt nhưng có thể ngăn chặn tế bào ung thư phát triển và di căn. Có hai loại xạ trị bên gồm bên trong và bên ngoài.

Với liệu pháp này các tế bào ung thư sẽ bị tấn công mà không gây các ảnh hưởng đến tế bào bình thường khỏe mạnh. Liệu pháp này sử dụng thuốc hoặc các chất khác nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Liệu pháp kháng thể đơn dòng và liệu pháp ức chế tyrosine kinase thường được sử dụng để điều trị bệnh bạch cầu dòng lympho ở người trưởng thành.

Phương pháp điều trị này sử dụng chính hệ thống miễn dịch của bệnh nhân để chống lại ung thư. Người bệnh có thể sử dụng các chất được tạo ra trong quá trình thí nghiệm hoặc các chất trong chính cơ thể mình để tăng cường và khôi phục khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể chống lại ung thư.