Xem Nhiều 5/2024 # Nguyên Nhân Gây Ung Thư Phổi Ở Phụ Nữ # Top 0 Yêu Thích

Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng tỉ lệ ung thư phổi ở phụ nữ và những người không hút thuốc lá ở Việt Nam đang tăng nhanh. Vậy, những nguyên nhân gây nên bệnh ung thư phổi ở phụ nữ là gì? Cách đề phòng căn bệnh này ra sao? chúng tôi sẽ cùng chúng ta tìm hiểu vấn đề này.

Tìm hiều về bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi là sự phát triển bất thường của các loại tế bào tạo thành các khối u ở phổi, có thể lan sang các cơ quan khác, gọi là di căn.

Ung thư phổi được chia làm hai loại chính:

Ung thư phổi tế bào nhỏ.

Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.

Mỗi loại ung thư phát triển và lan theo những cách khác nhau và được điều trị khác nhau.

Ho không khỏi và ngày càng nặng hơn.

Thường xuyên thấy đau ngực.

Ho ra máu.

Khó thở, ngạt mũi, khàn giọng.

Viêm phổi và viêm phế quản tái đi tái lại.

Phù nề vùng mặt và cổ.

Mất cảm giác ngon miệng hoặc giảm cân.

Mệt mỏi….

Nguyên nhân

Những người hút thuốc có nguy cơ bị ung thư phổi cao gấp 13 lần so với những người không hút thuốc.

Những người không hút nhưng bị hít khói thuốc một cách thụ động cũng bị tăng nguy cơ ung thư phổi.

Do tiếp xúc với hơi radon, một chất khí không màu, không mùi, sinh ra từ chất phóng xạ dưới mặt đất, nó có thể thấm vào nước dưới mặt đất.

Tiếp xúc với asbestos, thường được dùng cách âm, cách nhiệt, chống lửa, làm thắng xe gắn máy…

Một số bệnh hiếm gặp như bệnh phổi bị xơ hóa lan toả (diffuse pulmonary fibrosis) có thể làm nguy cơ bị ung thư phổi tăng lên gấp từ 8 đến 14 lần.

Những người bị bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính (COPD) cũng có nguy cơ ung thư phổi tăng ít nhất gấp hai lần.

Sự nguy hiểm của khói thuốc lá

Gây ra những bệnh nguy hiểm như: tim mạch, đột quỵ, các bệnh đường hô hấp, ung thư phổi và nhiều bệnh khác ở người hút thuốc thụ động.

Đối với trẻ em, sự nguy hiểm bao gồm: nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng tai, hội chứng đột tử trẻ sơ sinh và bệnh hen suyễn.

Đối với phụ nữ mang thai tiếp xúc với khói thuốc lá có thể sinh nở sớm hoặc sinh con nhẹ cân.

Thực trạng hít khói thuốc lá thụ động ở nữ giới

Trong công sở

Chị T.T 28 tuổi làm việc tại Ngô Quyền, Hà Nội

“Công ty tôi có 6 nam thì 2 người nghiện thuốc lá. Vì văn phòng diện tích nhỏ nên mỗi khi hút.. khói thuốc nồng nặc, gây ngột ngạt….rất khó thở …nhưng chị em ngại không dám nói…

Gần đây, có mấy chị em mang bầu nên đã “mạnh dạn” đề nghị họ không hút thuốc trong phòng nên không khí trong lành, dễ chịu hơn chúng tôi nhiên, thỉnh thoảng thèm quá anh em lại tranh thủ hút…”.

Trong gia đình

Nhà chị T. N (Bách Khoa, Hà Nội) có chồng và con trai đều hút thuốc

“Hai người đàn ông trong gia đình chị T đều nghiện thuốc lá. Họ hút thuốc bất kỳ thời gian nào, bất cứ chỗ nào…

Lấy nhau 20 năm thì từng đấy thời gian chị T phải hút thuốc lá thụ động từ chồng. Có lẽ chính vì lây nhiễm thói quen hút thuốc từ bố nên cậu con trai vừa bước vào tuổi thanh niên đã tập tành hút thuốc và giờ cũng nghiện thuốc lá.

Đến khi con trai lấy vợ, có con nhỏ, bà T khuyên chồng và con không nên hút thuốc trước mặt trẻ nhỏ thì 2 người chỉ tránh hút thuốc khi có đứa trẻ trong phòng, còn không thì vẫn hút thoải mái.

Gần đây bà T bị tức ngực, ho nhiều, không biết có phải nguyên nhân do hít khói thuốc lá lâu năm không?”.

Bà N.T.T 58 tuổi (Hà Nội) bị ung thư phổi

“Không hút thuốc, không làm việc trong môi trường khói bụi, độc hại…nên khi kết quả xét nghiệm cho thấy bị ung thư phổi khiến bà T và gia đình rất bàng hoàng.

Vợ chồng bà T làm kinh tế, công việc chủ yếu là buôn bán…. mấy năm gần đây do làm ăn khó khăn nên gia đình mở thêm quán cafe…Thời gian gần đây, bà T có biểu hiện tức ngực, khó thở….thỉnh thoảng ho vào buổi tối. Khi đi làm xét nghiệm, kết quả dương tính, bác sỹ kết luận bà bị ung thư phổi….

Bà T không hút thuốc, ông xã có hút, nhưng chỉ hút một thời gian rồi bỏ. Chỉ có điều khi phục vụ khách hàng tại quán …vì khách đông, lại không thể yêu cầu khách không được hút thuốc lá nên bà thường xuyên phải hít khói thuốc lá thụ động…….Bà T thắc mắc…liệu có phải đây là nguyên nhân đã gây nên căn bệnh quái ác cho bà ….”

Tỷ lệ ung thư phổi tại Việt Nam tăng nhanh

Tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai, số các trường hợp ung thư phổi nhập viện tăng đều hàng năm:

Từ năm 1969 đến 1972 có 89 trường hợp ung thư phổi.

Từ 1974 đến 1978 có 186 trường hợp.

Từ 1981 đến 1985 có 285 trường hợp.

Từ 1996 đến 2000 có 639 trường hợp, chiếm 16,6% tổng số các bệnh nhân điều trị, đứng hàng thứ 2 (sau bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính).

Tỷ lệ ung thư phổi ở phụ nữ tại Việt Nam

Chiếm 7,3/100.000 đứng thứ 5 sau ung thư tử cung, vú, dạ dày, trực tràng.

Tỷ lệ tử vong là 6,7/100.000 dân ở nữ.

Cách phòng bệnh ung thư phổi

Bỏ hút thuốc lá.

Tránh việc bị hít khói thuốc, đặc biệt là trẻ em.

Tăng cường những chất ôxy hoá như: rau quả màu xanh, màu vàng….góp phần giảm nguy cơ ung thư phổi.

Theo TS. BS Vũ Văn Vũ, Trưởng khoa Nội I, BV Ung Bướu TPHCM:

“Ung thư phổi là một bệnh lý mà cho tới ngày nay người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên, theo nhiều kết quả nghiên cứu thì đây là bệnh do nhiều yếu tố góp phần tạo nên, đặc biệt là thuốc lá.

Trước kia, bệnh này rất hiếm ở phụ nữ, nhưng trong những năm gần đây, tỉ lệ ung thư phổi ở phụ nữ gia tăng mạnh, khoảng 7/100.000, trong khi nam giới là khoảng 31/100.000. Nguyên nhân có thể do chị em rơi vào tình trạng hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc lá từ người thân, nơi công cộng hoặc nơi làm việc…).

Ung thư phổi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng là căn bệnh phổ biến trong tất cả các loại ung thư. Bệnh có tiên lượng xấu bởi nó tiến triển nhanh, di căn sớm và thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.

chúng tôi