Xem Nhiều 5/2024 # Người Bị Ung Thư Tuyến Tiền Liệt Nên Ăn Gì? Nên Kiêng Ăn Gì? # Top 0 Yêu Thích

Cập nhật vào 22/12

Việc kiêng khem quá mức trong chế độ ăn uống có thể khiến bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt suy giảm sức khỏe. Vậy bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt nên ăn gì tốt, nên kiêng ăn gì? Câu trả lời bài viết sẽ có trong bài viết.

Người bị ung thư tuyến tiền liệt nên ăn gì?

Nấm lim xanh

Các nhà khoa học ở Đại học Haifa, Israel khẳng định nấm lim xanh (thuộc họ Nấm linh chi) – một loài nấm quý trong Đông Y ở Trung Quốc và Việt Nam – có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tiền liệt rất tốt. Các phân tử Ganoderma lucidum được tìm thấy trong nấm linh xanh có tác dụng ngăn cản sự phát triển của khối u ung thư tuyến tiền liệt vô cùng hiệu quả. Đồng thời nó còn có thể nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, làm chậm thời gian di căn của tế bào ung thư giúp bệnh nhân có thể chống đỡ bệnh tật tốt hơn. Ngoài ra nó còn có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm khác: tiểu đường, huyết áp cao. Tìm hiểu chi tiết Nấm lim xanh chữa được bệnh gì

Cá hồi

Ngoài các chất dinh dưỡng thiết yếu, cá hồi còn chứa hàm lượng cao các loại axit béo Omega 3 có thể giúp duy trì sức khỏe tuyến tiền liệt. Đặc biệt là hai loại axit Eicosapentaenoic (EPA) và axit Docosahexaenoic (DHA) có tác dụng ngăn chặn sự tăng trưởng của các khối u.

Hoa quả

Cà chua: Cà chua là một nguồn dồi dào của các hợp chất chống oxy hoá và vitamin C. Những hợp chất này rất hiệu quả trong việc giúp cơ thể chống chọi lại các gốc tự do gây ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, lượng lycopene cao trong cà chua cũng là một chất ngăn ngừa ung thư hữu hiệu.

Cam: Vitamin C có trong quả cam giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bệnh nhân ung thư trong và sau quá trình điều trị. Hơn thế nữa, các nghiên cứu cho thấy rằng vitamin C có thể làm giảm sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư và hoạt động như một liệu pháp chống lại một số loại ung thư.

Bưởi: Ngoài việc cung cấp một lượng lớn vitamin C, vitamin A và kali thì trái bưởi còn rất giàu các hợp chất có lợi như lycopene. Hợp chất này là một caroten có đặc tính chống ung thư mạnh. Một số nghiên cứu cho thấy rằng nó có thể làm giảm một số tác dụng phụ tiêu cực của phương pháp điều trị ung thư, chẳng hạn như hóa trị và xạ trị.

Quả óc chó: Trong quả óc chó có chứa các thành phần như omega 3, chất béo không bão hòa, chất chống oxy hóa dồi dào rất tốt cho cơ thể. Đặc biệt là chất chống oxy hóa và Phytosterols là những hoạt chất có tác dụng kìm hãm và ngăn ngừa sự hình thành khối u tiền liệt tuyến.

Người bệnh nên ăn sống từ 7 – 9 quả óc chó mỗi ngày để đảm bảo liều lượng và giữ được trọn vẹn dưỡng chất của nó.

Bông cải xanh

Các chất chống oxy hóa trong bông cải xanh rất hữu hiệu trong tiêu diệt các độc tố cơ thể gây nên các tế bào nguy hại. Bông cải xanh còn có thành phần chất Sulforaphane giúp cơ thể loại bỏ các độc tố gây ung thư. Thường xuyên ăn bông cải xanh nhiều hơn một lần mỗi tuần, có thể giúp kéo giảm 45% nguy cơ gây ung thư tiền liệt tuyến.

Đậu nành

Đậu nành là loại ngũ cốc có rất nhiều hoạt chất chống ung thư như: Isoflavon daidzein, genistein, glycitein. Trong đó, hàm lượng Isoflavone có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt và ức chế tế bào ung thư phát triển.

Tìm hiểu chi tiết hơn về vai trò của nấm lim xanh trong chữa ung thư tuyến tiện liệt trong bài Nấm lim xanh chữa ung thư tuyến tiền liệt.

Người bị ung thư tuyến tiền liệt nên kiêng ăn gì?

Đồ nướng: Thịt, cá, rau củ… khi nướng ở nhiệt độ cao, trong thời gian ngắn thì trong các loại thực phẩm này thường sẽ sản sinh ra hoạt chất HCAs, với tên đầy đủ là heterocyclic amines – hoạt chất nguy hiểm gây ra ung thư. Với bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến, nếu tiêu thụ các đồ ăn nướng thì mức độ bệnh sẽ ngày càng trầm trọng hơn.

Đồ ăn nhiều đường: Đường chính là thức ăn của tế bào ung thư nên nó sẽ khiến cho ung thư tuyến tiền liệt phát triển mạnh mẽ hơn. Đây chính là lý do khiến cho người bệnh nên nói không với thực phẩm chứa nhiều đường: bánh kẹo, nước ngọt…

Đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ: Theo các chuyên gia y tế, khi chiên xào các loại thực phẩm có sử dụng dầu ăn ở nhiệt độ 180 độ trong 10- 20 phút có thể sinh ra nhiều chất độc như acrolein, crotonaldehyde, furfural… và làm nặng hơn tình trạng của người bệnh ung thư, chúng có thể kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư.

Đồ ăn chưa được chế biến chín kỹ: Đối với người khỏe mạnh những đồ ăn sống hoặc chưa được nấu chín (gỏi cá, phở bò tái chín…) luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe, làm rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột hoặc thậm chí dẫn tới nhiều bệnh ở các cơ quan khác nhau trong cơ thể như: mắt, não, tủy sống…

Vai trò của chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt

Theo GS. BS Nguyễn Chấn Hùng – Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt nói riêng và ung thư nói chung trước đây chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng mà chỉ tập trung vào điều trị. Hệ quả của tình trạng đó là 80% bị sụt cân, trong đó nghiêm trọng hơn là 30% chết vì suy kiệt trước khi chết do khối u.

Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý để có tác dụng nâng đỡ cơ thể người bệnh, như vậy người bệnh mới có đủ sức theo được hết các liệu pháp điều trị nặng nề, giảm thiểu được những tác dụng phụ của phương pháp điều trị. Nhiều trường hợp cơ thể suy nhược, cân nặng giảm nhanh, thể lực không đủ để tiếp tục điều trị. Thêm vào đó nguyên nhân có thể do tâm lý lo lắng, chán nản của người bệnh dẫn đến chán ăn hoặc ăn không đủ chất hoặc do chính khối u làm thay đổi chuyển hoá bình thường của cơ thể gây ra.

Một số lưu ý chăm sóc bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt

Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt nên thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời, các hoạt động tập thể để thấy bản thân mình luôn được gắn kết với cộng đồng, loại bỏ cảm giác cô đơn.

Người nhà bệnh nhân cần luôn ở bên động viên, quan tâm, chia sẻ, nói chuyện với bệnh nhân nhiều nhất có thể để bệnh nhân luôn cảm thấy được cảm thông, chia sẻ, dễ lấy lại tinh thần.

Bệnh nhân cũng nên kết nối, nói chuyện với những bệnh nhân từng mắc bệnh ung thư khác đã từng chữa khỏi hoặc có tiến triển bệnh tốt để tăng thêm niềm tin khả năng sống sót khi mắc bệnh.