Xu Hướng 5/2024 # Các Bệnh Về Lưỡi Ở Trẻ Nhỏ Thường Gặp: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị # Top 5 Yêu Thích

Tùy vào từng tình trạng bệnh cụ thể mà các triệu chứng này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Để phân biệt được biểu hiện nào cảnh báo bệnh lý, phụ huynh nên chủ động trang bị những kiến thức cơ bản để phát hiện bệnh kịp thời. Từ đó, cho trẻ đi thăm khám và điều trị sớm trước khi bệnh bước vào giai đoạn biến chuyển nặng.

6 bệnh về lưỡi ở trẻ nhỏ bố mẹ cần CẢNH GIÁC

Viêm lưỡi bản đồ – Bệnh về lưỡi phổ biến ở trẻ nhỏ

Viêm lưỡi bản đồ hiện nay là một trong các bệnh về lưỡi của trẻ em khá phổ biến. Đây là hiện tượng viêm lưỡi lành tính. Trên bề mặt lưỡi sẽ xuất hiện những viền màu trắng có màu đỏ sậm và làm mất gai lưỡi. Sau đó, những vết nhỏ lan rộng ra tạo ra những đường ngoằn ngoèo, làm cho bề mặt của lưỡi có hình dạng tương tự bản đồ.

Nguyên nhân gây ra bệnh lí viêm lưỡi bản đồ ở trẻ nhỏ:

Một số triệu chứng phổ biến của bệnh viêm lưỡi bản đồ:

Viền thương tổn thường có màu vàng tro hoặc trắng ngà, hơi gồ cao lên, có ranh giới rõ với phần niêm mạc lưỡi phía trong.

Thương tổn sẽ không có hình dạng nào nhất định và cũng không giống với bất cứ hình nào khác.

Lưỡi có phản ứng đặc biệt khó chịu với đồ ăn nóng và cay.

Viêm lưỡi bệnh lí – căn bệnh không hiếm gặp ở trẻ nhỏ

Đây là một trong các bệnh về lưỡi ở trẻ sơ sinh phổ biến. Viêm lưỡi là tình trạng lưỡi bị sưng và viêm. Tuy nhiên, điều này lại làm cho bề mặt lưỡi khá trơn và nhẵn.

Có 3 loại viêm lưỡi cơ bản:

Một số nguyên nhân gây viêm lưỡi bệnh lí:

Biểu hiện cơ bản của viêm lưỡi: Lưỡi bị sưng, đau rát, bế mặt lưỡi có nhiều màu sắc khác nhau, gặp khó khăn khi nói chuyện và ăn uống.

Viêm lưỡi di trú – Hiện tượng thay “da” không đồng đều

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm lưỡi di trú là do cơ chế tự thay “da” của bề mặt lưỡi. Tuy nhiên, lớp trên cùng của phần da lưỡi lại không được thay thế đều. Có một số trường hợp phần da lưỡi bị bong tróc quá sớm gây ra những vùng đỏ trông như vết xước trên da và gây đau lưỡi. Bên cạnh đó, ở một số vùng khác, da chết của lưỡi đọng lại quá lâu và thường có màu trắng.

Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm lưỡi di trú. Nếu người thân trong gia đình đã từng mắc bệnh này thì bé có khả năng cao cũng sẽ mắc bệnh.

Triệu chứng của bệnh viêm lưỡi di trú ở trẻ em:

Bệnh về lưỡi ở trẻ nhỏ: Loét lưỡi Apthae

Loét lưỡi apthae là hiện tượng xuất hiện các vết loét ở mặt lưỡi hay ở đầu lưỡi. Những vết loét này có thể khiến bệnh nhân đau và khó chịu, thậm chí còn ảnh hưởng đến chức năng nhai và phát âm ở trẻ.

Dựa theo kích thước, số lượng và thời gian loét, bệnh được phân chia thành 3 dạng:

Nguyên nhân gây bệnh loét lưỡi Apthae ở trẻ em: Yếu tố di truyền và môi trường là hai căn nguyên cơ bản dẫn tới tình trạng này ở trẻ.

Triệu chứng của bệnh loét lưỡi Apthae ở trẻ em:

Lưỡi trắng – Một trong các bệnh về lưỡi ở trẻ nhỏ phổ biến hiện nay

Đây là một bệnh lí phổ biến trong các bệnh về lưỡi của trẻ em. Lưỡi trắng là tình trạng lưỡi không còn màu hồng tươi (khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh). Thay vào đó là những mảng bám trắng phủ trên mặt lưỡi, có màu ngả như phô mai và có mùi khó chịu.

Nguyên nhân gây lưỡi trắng ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết bé bị lưỡi trắng

Ung thư lưỡi – Bệnh về lưỡi nguy hiểm ở trẻ nhỏ

Đây là căn bệnh về lưỡi khá hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Trong trường hợp bé bị ung thư lưỡi, có khả năng cao là ung thư tế bào vẩy. Bởi đây là loại ung thư thường gặp nhất ở vùng khoang miệng và lưỡi.

Triệu chứng của bệnh ung thư lưỡi dễ nhận thấy:

Nguyên nhân gây ung thư lưỡi ở trẻ em

Tiền sử gia đình, người thân có người bị ung thư lưỡi

Chế độ ăn uống không lành mạnh: ít hoa quả, rau xanh và những vitamin cần thiết cho cơ thể

Điều trị các bệnh về lưỡi ở trẻ nhỏ

Khi phát hiện những bất thường của trẻ, tốt nhất cha mẹ nên đưa con đi khám sớm. Những dấu hiệu về các bệnh lý tôi kể ở trên có thể phần nào giúp bố mẹ phát hiện vấn đề dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tôi khuyên mọi người rằng không nên tự ý chẩn đoán rồi mua thuốc cho trẻ, tốt nhất nên thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa . Việc chữa trị cụ thể cần phải dựa vào mức độ và căn nguyên gây bệnh cụ thể, ví như: Sau đó, việc tìm ra phương pháp điều trị thích hợp cũng là điều vô cùng cần thiết. Bố mẹ có thể tham khảo một vài cách sau đây:

Trong trường hợp tình trạng bệnh vẫn đang ở mức độ nhẹ, bạn chỉ cần xây dựng lại chế độ ăn uống lành mạnh hơn cho bé, tránh để bé ăn thức ăn có hại cho sức khỏe như đồ ăn nhanh, đồ uống chứa cồn… Phụ huynh nên trang bị cho bé kem đánh răng chuyên dụng của trẻ, không chứa chất phụ gia và ít hương liệu

Đối với viêm lưỡi bản đồ: Nếu trẻ có biểu hiện đau ngứa khó chịu, bố mẹ có có thể dùng nước súc miệng chứa histamin và các loại thuốc bôi chống viêm tại chỗ. Ngoài ra, nên bổ sung thêm trái cây và rau xanh, tránh ăn đồ ăn khi còn nóng để bệnh nhanh khỏi.

Nếu tình trạng viêm lưỡi di trú ở trẻ kéo dài không dứt, phụ huynh có thể sử dụng Miconazole gel để giảm triệu chứng trong thời gian ngắn. Trong trường hợp bé vẫn cảm thấy khó chịu từ 7-10 ngày, bố mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được nhận định chính xác.

Đối với bệnh loét lưỡi Apthaes: Bác sĩ có thể kê cho trẻ những loại nước súc miệng chứa steroid giúp giảm đau và kháng viêm. Hoặc dưới dạng thuôc bôi thì những sản phẩm chứa các hoạt chất chính là benzocaine, fluocinonide, hydrogen peroxide có thể giúp giảm đau và làm lành vết loét nhanh chóng. Thuốc uống chỉ nên sử dụng khi bệnh quá nặng và không đáp ứng với những phương pháp trên.

Điều trị ung thư lưỡi: Trong trường hợp bé mắc bệnh ung thư lưỡi, cha mẹ nên liên hệ trực tiếp bác sĩ chuyên môn để được phát hiện và có phương pháp chữa trị càng sớm càng tốt.

Một số lưu ý để phòng ngừa các bệnh về lưỡi ở trẻ nhỏ

Để hạn chế tối đa những triệu chứng của bệnh cũng như ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe và cuộc sống của bé, bố mẹ nên lưu ý một vài điểm sau đây:

Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ: Bố mẹ nên tập thói quen cho trẻ vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chuyên dụng không chứa chất phụ gia. Đối với trẻ sơ sinh, phụ huynh cũng nên rơ lưỡi hàng ngày cho trẻ, đặc biệt trước và sau khi bú sữa.

Xây dựng chế độ ăn uống “xanh”: Bố mẹ nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của con nhiều rau xanh và hoa quả để tăng cường vitamin và khoáng chất thiết yếu cho hệ miễn dịch và sự phát triển của con. Những thực phẩm này cũng giúp kích thích quá trình trao đổi chất, hỗ trợ loại bỏ hại khuẩn ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, phụ huynh nên hạn chế cho con cái ăn những đồ cay nóng và thức uống có ga hết mức có thể.

Vệ sinh đồ chơi của trẻ thường xuyên để tiêu diệt vi khuẩn, mầm bệnh, tránh để trẻ bị lây nhiễm nấm, hại khuẩn từ vật thể khi ngậm vào.

Khám sức khỏe định kì: Điều này có thể giúp bố mẹ phát hiện bệnh sớm nhất có thể, tránh để tình trạng bệnh nặng hơn và biến chứng nguy hiểm.